“Kỳ diệu” chỉ là một cách khác để nói đến từ “yêu thương”
Có những người tưởng như rất khó gần, rất khó ưa. Nhưng thực ra, điều họ cần chỉ là nhiều yêu thương hơn một chút.
Tôi có may mắn được biết một người phụ nữ luôn tìm được lý do để yêu thương.
Tôi gặp bà ấy khi tôi bắt đầu làm một trong những công việc khó khăn nhất mà tôi từng biết trong đời mình – là người trợ giúp trong một trung tâm chăm sóc trẻ em ngoài giờ học. Tôi hoàn toàn không có kỹ năng để làm công việc này: tôi chưa được đào tạo, và tính khí của tôi hình như cũng đặc biệt không phù hợp với vị trí mà mình được giao cho.
Tôi tự nhắc mình rằng, tôi được thuê chỉ để quan sát và đảm bảo an toàn cho bọn trẻ con, thỉnh thoảng chơi với chúng và dạy chúng môn Mỹ thuật, môn Thủ công – chứ không phải là để giải quyết tất cả các vấn đề của chúng (mà các vấn đề đó thì rất nhiều). Và người duy nhất làm việc tại trung tâm này cùng với tôi là bà Tucker – một nhân viên xã hội đã về hưu, 73 tuổi. Đúng, tất cả những gì ở giữa những đứa trẻ và những thảm họa chỉ là tôi và một phụ nữ 73 tuổi. Mà tôi thì không được coi là một bức tường thành vững chãi cho lắm. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng, bà Tucker là một bậc thầy trong việc quản lý những đứa trẻ này.
Hóa ra, bà cụ Tucker lại rất giỏi quản lý những đứa trẻ mà tôi không thể tiếp cận.
“Một số đứa trẻ chỉ cần nhiều yêu thương hơn một chút” – Bà nói như vậy. Trường hợp rõ nhất là Timmy. Timmy nhận được sự giúp đỡ đặc biệt ở trường do cậu bé có một số rối loạn tâm lý. Cậu hơi chậm phát triển hơn các bạn cùng tuổi. Cậu thường đánh nhau với những đứa trẻ khác và cực kỳ hay giật tóc bạn. Tôi không bao giờ lại gần Timmy được – cậu ta chẳng tin tưởng ai. Tức là, trừ bà Tucker. Cậu phản ứng rất tốt khi có mặt bà Tucker. Cậu ta thực sự yêu bà, bởi vì, như tôi dần dần thấy và tin, bà Tucker cũng thực sự yêu cậu.
Video đang HOT
Một hôm, có trận đánh nhau nổ ra giữa Timmy và một trong những đứa trẻ ở lớp. Sau khi tách hai đứa ra, bà Tuckerbảo Timmy ngồi vào một cái ghế. Cậu ta hét lên: “CHÁU GHÉT BÀ, bà Tucker! Bà đúng là bà già khó ưa! Cháu ghét bà!”.
- Timmy, bà biết bây giờ cháu đang ghét bà – Bà Tucker nói bằng giọng kiên quyết – Nhưng bà chắc chắn không để cháu giật tóc các bạn khác, dù sao đi nữa!
Bà Tucker tin rằng, giải pháp cho các vấn đề về con người luôn là yêu thương nhiều hơn.
Một lúc sau, Timmy đã bình tĩnh lại và bà Tucker gọi cậu bé lại gần. Lúc này, mặt cậu bé vẫn bẩn và má thì có những vệt nước mắt đã khô. Tôi không nghe được cuộc nói chuyện giữa bà Tucker và Timmy, nhưng rồi tôi thấy Timmy vòng tay ôm lấy cổ bà. Khi tôi đi ngang qua, tôi nghe thấy cậu bé nói: “Cháu xin lỗi vì cháu đã gọi bà là bà già khó ưa. Cháu yêu bà, thật mà”. Tôi biết cậu bé đang nói thật.
Về sau, bà Tucker bảo tôi: “Timmy chỉ cần nhiều yêu thương hơn những đứa trẻ khác một chút”.
Vào một dịp khác, tôi nghe thấy mẹ của Timmy nói: “Bà đã tạo nên điều kỳ diệu cho Timmy, thưa bà Tucker. Thằng bé chưa từng nghe lời ai như nghe lời bà”.
Có lẽ đúng như thế thật. Nhưng đôi khi, “kỳ diệu” chỉ là một cách nói khác của từ “yêu thương” mà thôi.
Theo hoahoctro.vn
Những bà mẹ "ghê gớm" sẽ có con thành công sớm hơn
Nghiên cứu cho thấy những người thành công, đặc biệt là nữ giới, thường được nuôi dạy bởi các bà mẹ nghiêm khắc.
Các nhà khoa học tại Đại học Essex, Anh, đã tiến hành nghiên cứu trên 15.000 học sinh ở độ tuổi 13, 14 trong vòng 7 năm. Kết quả cho thấy những đứa trẻ có mẹ nghiêm khắc thường tự tin và trưởng thành hơn so với những bé có mẹ hiền lành, đặc biệt là các đứa con gái. Chúng có cơ hội tốt nghiệp đại học, kiếm được việc làm tốt và đạt được nhiều thành công hơn.
Theo wakeupyourmind, kết quả cũng cho thấy tần suất mang thai sớm của những cô bé tuổi teen có mẹ "ghê gớm" cũng thấp hơn 4% so với những bé khác.
Những bà mẹ khó tính thường sẽ khó khăn về giờ giấc chơi bời, học tập, "cằn nhằn" về việc bài vở, lối sống... Chính những "bài ca bất hủ" này ăn sâu vào tiềm thức, giúp đứa trẻ hiểu rõ thế nào là đúng sai, tạo cho chúng một kiến thức nền vững chắc từ cách sống, hành xử tới sự nghiệp tương lai.
Những đứa trẻ có mẹ ghê gớm thường thành công sớm hơn những đứa trẻ có mẹ hiền lành.
Trước đây, nhiều nghiên cứu nói lên sự vượt trội của những học sinh người Mỹ gốc Á so với tất cả các nhóm dân tộc khác, đặc biệt trong toán học và khoa học. Không phải vì chúng sinh ra đã vốn thông minh, mà cha mẹ ở châu Á thường chặt chẽ hơn, đòi hỏi nhiều hơn, luôn áp tiêu chuẩn cao cho con và sẵn sàng có những hình phạt nếu con không đạt yêu cầu.
Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ với cách dạy con theo kiểu độc tài tức là áp đặt, cấm đoán, trừng phạt tất cả mọi chuyện nếu không đúng ý bố mẹ. Độc tài có thể dễ khiến trẻ nổi loạn hơn, kỷ luật mọi lúc mọi nơi, khiến trẻ nghĩ rằng sử dụng quyền lực luôn luôn đúng. Nó cũng dẫn tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không đồng cảm, đứa trẻ luôn cảm thấy sợ hãi... dẫn tới tâm lý tự ti, trầm cảm.
Nghiêm túc nuôi dạy con cái, theo nhà tâm lý học Philippa Perry, có thể biến con bạn thành đứa trẻ biết nói dối. Nhưng một đứa trẻ nói dối không hẳn là một đứa trẻ hư. Thay vào đó, những lời nói dối có thể xuất phát từ một tình huống sáng tạo, khi đứa trẻ cảm thấy không an toàn khi nói lên sự thật.
Tiến sĩ Kang Lee, giám đốc Viện Nghiên cứu Trẻ em của Đại học Toronto cho biết: "Cha mẹ không nên hoảng sợ nếu thấy con nói dối. Hầu như trẻ em đều nói dối. Đó là một dấu hiệu cho thấy bé đã đạt đến một mốc phát triển mới. Những bé nhận thức tốt hơn sẽ biết nói dối".
Theo baohatinh.vn
Yêu thì lúc nào chẳng vui, cưới nhau về rồi mới lắm vấn đề Dành cho những thanh niên đang mơ về "ngôi nhà và những đứa trẻ"... "Thích nhau thì dễ, sống với nhau cả đời mới khó", đó là chân lí bất diệt trong tình yêu. Tình yêu chân chính bắt buộc phải dẫn đến hôn nhân (trích sách giáo khoa GDCD lớp 10). Ai yêu nhau, dù thực tế đến sát đất hay lãng...