Kỳ dị niềm tự hào của hàng không Italy trước Thế chiến thứ 2
Có thiết kế độc nhất vô nhị, máy bay động cơ cánh quạt mang tên Stipa-Caproni tới nay dù đã gần 100 tuổi vẫn được nhiều nhà sưu tậm trên thế giới săn lùng.
Mời độc giả xem Video: Những hình ảnh hiếm hoi về không quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Máy bay mang tên Stipa-Caproni do Italia sản xuất từ năm 1932 là loại máy bay thử nghiệm. Stipa được thiết kế bởi Caproni và có thiết kế cực kỳ độc đáo chưa từng được thấy trước đó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Máy bay Stipa có phần thân được làm rỗng và tròn, phía trước đặt một động cơ cánh quạt và luồng gió được hút trực tiếp vào thân máy bay từ trước thổi ra phía sau. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kiểu thiết kế này đảm bảo máy bay vận hành tốt kể cả trong điều kiện không khí bị nhiễu động nặng – một điều mà ngày nay quá bình thường với hầu hết các loại máy bay nhưng lại khá khó khăn vào những năm 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Về cơ bản, không khí được hút vào một ống có đường kính to và đẩy ra ở phần đuôi với đường kính nhỏ hơn – một dạng lực đẩy động cơ phản lực tuy nhiên còn cực kỳ sơ khai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không quân Italia đã không mấy hứng thú với thiết kế này do hình dáng của nó quá cồng kềnh và… xấu khiến cho máy bay Stipa mãi mãi chỉ được sử dụng làm máy bay thử nghiệm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do không được sản xuất, chiếc máy bay này chỉ có duy nhất một chiếc được ra đời và không lâu sau đó bị phá huỷ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới nay, phiên bản trưng bày trong các viện bảo tàng đều là bản làm lại, không phải phiên bản gốc từng được Caporoni cho ra đời vào năm 1932. Nguồn ảnh: Corse.
Thông số cơ bản của Stipa bao gồm chiều dài 5,88 mét và chiều rộng sải cánh lên tới… 14,28 mét. Chiếc máy bay này có trọng lượng tổng cộng chỉ 800 kg và được trang bị một động cơ 120 mã lực. Nguồn ảnh: Corse.
Động cơ này cho phép Stipa bay được ở tốc độ tối đa 131 km/h. Ngoài ra, tốc độ hạ cánh của chiếc máy bay này cũng rất thấp, chỉ 68 km/h, cực kỳ thích hợp để sử dụng làm máy bay tuần thám. Nguồn ảnh: Aviation.
Các phiên bản nhái lại của chiếc máy bay Italy này đều có thiết kế động cơ mạnh hơn và sử dụng cánh quạt 4 lá trong khi đó phiên bản gốc của Stipa chỉ sử dụng cánh quạt hai lá. Nguồn ảnh: John.
Một phiên bản nhái của Stipa được trưng bày trong viện bảo tàng ở Italia. Nguồn ảnh: McDonell.
Tuấn Anh
Theo kienthuc.net.vn
Ảnh: Những chiến khuyển anh hùng trong Thế chiến I
Từ diệt chuột trong chiến hào đến tìm kiếm người bị thương, cảnh giới quân đội trước kẻ thù, loài chó đã phục vụ trung thành bên cạnh những binh sỹ và bác sỹ quân y trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 5/2 năm 1918, Bộ binh 102 của Mỹ tiến đến tiền tuyến của Pháp ở Chemin des Dames, phía Bắc Soissons. Theo sau là đạn pháo hạng nặng và tấn công lựu đạn từ Liên minh Trung tâm. Sau nhiều ngày chống trả, các binh sỹ Mỹ mệt mỏi chìm vào giấc ngủ trong các chiến hào. Khi đó, quân Đức quyết định đưa ra một đòn tấn công khác: khí mù tạt.
Một thành viên đội nhanh chóng hành động. Stubby, con chó Staffordshire chạy từ người lính này sang người lính kia sủa báo hiệu nguy hiểm. Stubby sau đó tấn công một binh sỹ Đức khi người này đang vạch ra cách bố trí chiến hào của Đồng minh, khiến gián điệp bị bắt.
Kết thúc Thế chiến I, Stubby đã phục vụ trong 17 trận chiến và sống sót qua ít nhất 2 lần bị thương nặng - bao gồm các mảnh đạn găm vào ngực và chân. Con chó nhỏ cứng cỏi sau đó trở thành con chó đầu tiên được phong làm Trung sĩ trong lực lượng vũ trang Mỹ.
Trung sĩ Stubby. (Ảnh: Wikipedia Commons/Public Domain)
"Câu chuyện của Stubby là một câu chuyện vượt thời gian. Đó là câu chuyện về lòng trung thành, dũng cảm và cống hiến hết mình cho những bạn đồng hành loài người. Câu chuyện sẽ mãi mãi để lại dấu ấn trong lòng công chúng Mỹ, những người yêu chó." - Kathleen Golden, giám tuyển bộ phận lịch sử lực lượng vũ trang, Bảo tàng quốc gia Mỹ cho biết. "Loài người có thể phạm sai lầm, nhưng chó luôn luôn đúng, và chúng sẽ sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ những gì chúng yêu quý."
Ronald Aiello, Chủ tịch hiệp hội chó trong chiến tranh Mỹ, cho biết Stubby thậm chí không phải là một con chó hoạt động "chính thức" trong chiến tranh.
"Ai đó đã đưa nó đến châu Âu như một con vật nuôi" - Aiello giải thích, cho biết con chó hoang được nhận nuôi khi chủ của nó tham gia huấn luyện mặt đất tại khuôn viên của Đại học Yale tháng 7/1917. Trung sĩ Stubby chết trong khi ngủ năm 1926 khi lên 10 tuổi, xương cốt của nó được tặng cho Viện Smithsonia trưng bày.
Dù có đóng góp lớn trong công việc của hội Chữ thập Đỏ, cũng như quân đội Đức, Anh và Pháp trong Thế chiến I, không có nhiều bức ảnh ghi lại sự tận tụy của những con chó trong thời điểm này.
Cụm từ "war dogs" (chó trong chiến tranh) không được dùng để gọi những con chó của Mỹ lúc bấy giờ. Phải đến Thế chiến II chó mới chính thức được sử dụng trong quân đội, trước đó chúng được coi là "linh vật". (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)
Trung sĩ Jiggs của quân Mỹ, được quân Đức gọi là "chó quỷ" (Devil Dogs). (Ảnh: Buyenlarge/Getty)
Người Bỉ trang trí chó của họ bằng mũ của quân Đức năm 1914, sau khi những con chó được sử dụng để vận chuyển đạn dược hạng nhẹ. (Ảnh: Watford/Mirrorpix/Getty)
Người Đức bắt đầu sử dụng chó như một lực lượng chính thức trong chiến tranh cuối thế kỷ 19, không lâu trước khi Thế chiến I bắt đầu. Đồng minh có ít nhất 20.000 chó trên mặt trận, trong đó Liên minh Trung tâm có ít nhất 30.000. (Ảnh: Henry Guttmann/Getty)
Trong Thế chiến I, chó chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển. Con chó này đang vận chuyển tin khẩn của quân đội Anh từ Bỉ, năm 1916. (Ảnh: Daily Mirror/Getty)
Những con chó đưa tin thường được đeo vòng cổ đặc biệt có gắn xy-lanh. (Ảnh: McLellan/Getty)
Binh sỹ Italy bên cạnh con chó làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí hạng nhẹ. Vũ khí hạng nặng có thể dùng ngựa. (Ảnh: Topical Press Agency/Getty)
Những con chó truyền tin như con chó tên "Wolf" này phải đối mặt với nhiều vật cản trên đường. (Ảnh: Popperfoto/Getty)
Những con chó với giác quan nhạy bén được đưa ra chiến hào. Đây là chó của Đại úy Richardson, Anh năm 1914. (Ảnh:Maurice-Louis Branger/Roger Viollet/Getty)
Hiệu lệnh là rất quan trọng cho những con chó làm nhiệm vụ trong Thế chiến I. Hình ảnh những binh sỹ Đức năm 1916 chỉ cho con chó đưa tin điều gì đó quan trọng ngoài hiện trường. (Ảnh: Popperfoto/Getty)
Tại Pháp năm 1915, một con chó "cải trang" lính Đức khiến binh sỹ đi qua tò mò. (Ảnh: Adoc-Photo/Corbis/Getty)
Chó săn đặc biệt hiệu quả khi săn chuột. (Ảnh: Adoc-Photos/Corbis/Getty)
Nghỉ ngơi tại nhà gỗ cùng các phi công quân đội Đức. (Ảnh: Smith Collection/Gado/Getty)
Những linh vật như "Doreen", một con chó săn giống Ai-len, thường được đưa đến các buổi lễ tưởng niệm. Thế chiến I là một trong những xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử loài người, thương vong quân sự và dân sự ước tính trên 16 triệu. (Ảnh: Topical Press Agency/Getty)
(Nguồn: History.com)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
70 nhà lãnh đạo thế giới tới Paris dự lễ kỷ niệm Ngày đình chiến Sự kiện tại Khải Hoàn Môn lần này có sự tham gia của các nhà lãnh đạo nổi bật như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel... Các nhà lãnh đạo thế giới đến tham dự kỷ niệm Ngày đình chiến ở Paris. Ngày 11/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chào đón gần 70...