Kỳ cuối: Nên thừa nhận hay không?
Có nên coi thám tử tư là một nghề và cấp phép hoạt động? Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã ghi nhận nhiều quan điểm khác nhau, cả đồng tình lẫn băn khoăn bởi thám tử tư – “điều tra tư” là một hoạt động nhạy cảm.
* Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Không nên cho phép kinh doanh nghề thám tử tư!
Các qui định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật đời tư, qui định về điều kiện kinh doanh đều không cho phép điều tra bí mật đời tư của người khác, nên nếu ai làm là vi phạm pháp luật, cả người thuê tìm hiểu và người đi làm để lấy tiền.
Nhu cầu của xã hội rất đa dạng, và khi có nhu cầu mới phát sinh, phải xem xét mức độ hợp lý của nhu cầu đó với đời sống xã hội như thế nào. Có những nhu cầu gây hại cho xã hội, như hành vi bạo lực, hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy… nên phải xem xét cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, xem nhu cầu đó thỏa mãn cho những ai, có nhiều không, vì mục đích gì, chứ không phải vì vợ chồng cần theo dõi nhau, hoặc đối thủ làm ăn tìm cách khai thác bí mật đời tư của nhau mà phải cho ra đời nghề thám tử.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà Nhà nước lại thừa nhận nghề vệ sĩ, mà không cho phép nghề thám tử, bởi nhu cầu bảo vệ an ninh là nhu cầu chính đáng của số đông, còn việc điều tra, tìm hiểu về đời tư người khác chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân của một nhóm người, mà nhu cầu đó không phải lúc nào cũng chính đáng.
Ví dụ, thuê thám tử theo dõi việc vợ hay chồng có tình nhân, chưa chắc đạt được mục đích bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhưng lại có nhiều hệ lụy khi điều tra, biết được bí mật đời tư của người khác thì rất dễ dẫn đến việc lạm dụng và lợi dụng thông tin đó để gây sức ép, thậm chí phạm pháp với người khác. Vì vậy, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, trong điều kiện hiện nay, tôi cho rằng, không nên thừa nhận thám tử tư là một nghề.
Hiện, trên thế giới có một số nước thừa nhận nghề thám tử, nhưng luật pháp của họ rất nghiêm khắc, việc quản lý nhà nước của họ rất tốt, nếu thám tử xâm phạm bí mật đời tư có thể bị phạt rất nặng, thậm chí phạt tù. Còn tình trạng quảng cáo hành nghề thám tử tràn lan trên mạng là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, nếu quản lý không chặt, tạo kẽ hở cho dịch vụ này phát triển ngoài vòng kiểm soát, thì rất dễ dẫn đến những hậu quả phức tạp.
* Luật sư Nguyễn Văn Hà, VPLS Hà Lan và cộng sự: Trong tương lai, cần coi thám tử là một nghề!
Hiện pháp luật chỉ cấp phép cho dịch vụ cung cấp thông tin dân sự và nhu cầu tìm hiểu thông tin không nhỏ. “Trong quá trình hành nghề luật sư, tôi cũng từng sử dụng dịch vụ “thám tử” khi cần xác minh thêm một số chứng cứ để bào chữa, bảo vệ tốt hơn cho thân chủ của mình, hoặc sử dụng dịch vụ này để tìm hiểu về tài sản của người phải thi hành án, phục vụ cho việc yêu cầu thi hành án của thân chủ… Tuy nhiên, do chưa được công nhận là một nghề, nên việc cung cấp thông tin của các “thám tử” cũng còn nhiều hạn chế, phần lớn họ phải sử dụng các mối quan hệ cá nhân để tìm hiểu thông tin.
Trước nhu cầu của người dân, cũng như hoạt động tự phát của các Cty, văn phòng thám tử hiện nay, các cơ quan chức năng cần tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, để tìm hiểu xem khi cần biết thông tin nào đó, người dân có cần nhờ đến dịch vụ thám tử không, hay đây chỉ là nhu cầu của một số ít người. Việc khảo sát thực tế sẽ cho cơ sở có cần thiết công nhận thám tử là một nghề hay không. Riêng cá nhân tôi cho rằng, trong thời gian tới, khi hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn thì nên công nhận thám tử là một nghề để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Video đang HOT
* Luật sư Trương Văn Hải, Đoàn Luật sư Hà Nội: Quản hay cấm cần rõ ràng!
Trong quá trình hành nghề luật sư, tôi biết nhiều khách hàng và cả đồng nghiệp đã sử dụng dịch vụ thám tử để xác minh thông tin. Tuy nhiên, do chưa được thừa nhận, hoạt động “bán công khai” nên có khá nhiều chuyện hỉ, nộ, ái, ố phía sau, trong đó không ít chuyện tiêu cực, thậm chí là vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy, dịch vụ này tuy “âm thầm” nhưng phát triển khá nhanh trong những năm gần đây do nhu cầu ngày càng nhiều, nếu Nhà nước không có các biện pháp quản lý phù hợp, sẽ phát sinh nhiều hậu quả pháp lý phức tạp. Theo tôi, pháp luật đang cấm mà dịch vụ này vẫn phát triển, cấm kiểu “nửa vời” như hiện này thì cần phải nhìn nhận lại.
Nhu cầu tìm hiểu thông tin (theo giới hạn pháp luật cho phép như cha mẹ tìm hiểu về con cái, vợ chồng tìm hiểu về các mối quan hệ của nhau, doanh nghiệp tìm hiểu kẻ nào làm nhái, làm giả sản phẩm của mình…) là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân, doanh nghiệp không dễ tự làm được, và dịch vụ thám tử ra đời như một đòi hỏi thực tế.
Nói như thế không có nghĩa là cho phép thám tử tư được hoạt động cung cấp thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà chỉ một số lĩnh vực nhất định như dân sự, kinh tế. Đồng thời, phải có hành lang pháp lý cụ thể và chặt chẽ như bảo mật, sử dụng thông tin như thế nào, được sử dụng biện pháp nghiệp vụ gì để thu thập thông tin… Tôi cho rằng, việc thừa nhận nghề này sẽ giúp cho quản lý nhà nước tốt hơn, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng dịch vụ cung cấp thông tin tốt hơn, cũng như ngân sách không mất một nguồn thuế.
Nhiều nước trên thế giới coi thám tử tư là một nghề có điều kiện, được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật rất chặt chẽ. Hai tiêu chuẩn được coi là quan trọng của nghề thám tử là phải có lý lịch tốt, không có tiền án tiền sự, không gặp phải các vấn đề tiêu cực về tài chính, tiền bạc… và có đạo đức nghề nghiệp.
Theo plxh
Nhờ thám tử, phát hiện bạn 'xài' vợ mình
Nhờ bạn chăm sóc vợ trong thời gian đi nước ngoài, anh Hiến không ngờ có ngày bạn "xơi" luôn vợ của mình. Vụ việc được phát hiện nhờ thám tử tư.
Anh Hiến và anh Tuấn là bạn thân của nhau từ thời phổ thông. Khi lên ĐH, anh Hiến học kỹ thuật còn anh Tuấn học y và trở thành một bác sỹ phụ sản.
Cơ quan cho anh Hiến đi học tại nước ngoài trong vòng 3 năm. Thời điểm anh đi cũng là lúc vợ anh - chị Ngân - có bầu. Sợ vợ không tự lo tốt mọi việc nên trước khi đi, anh dẫn vợ đến gặp ông bạn thân để nhờ bạn trông nom giúp cả mẹ lẫn con. Ông bạn vui vẻ nhận lời.
Anh Hiến thuê thám tử theo dõi vợ để nhận lại một sự thật phũ phàng: Vợ anh bị bạn thân của anh "nuốt gọn" (Ảnh minh họa: thamtu.com
Đến khi con gái được 2 tuổi anh mới được về nước nghỉ một tháng. Thời gian đầu về, anh khá ngạc nhiên khi thấy vợ không "mãnh liệt" như mình tưởng. Hơn nữa, anh thấy vợ ngày nào cũng nhắn tin cho anh Tuấn - bạn thân của mình.
Khi hỏi, chị Ngân cũng không giấu giếm. Nghĩ anh Tuấn là chỗ bạn bè, lại chăm sóc chị Ngân giúp anh trong lúc vắng nhà nên anh cũng không có ý kiến gì.
Thứ 7 đầu tiên sau khi về nước, vợ anh không ở nhà dù được nghỉ làm. Chị ăn mặc chải chuốt, trang điểm cầu kỳ và xách một túi quà to như chuẩn bị đi đâu chơi. Anh Hiến thắc mắc thì được chị Ngân giải thích: "Em đi thăm người ốm ở cơ quan".
Đi thăm người ốm có cần diêm dúa thế kia không? Anh Hiến băn khoăn nhưng không xét nét gì thêm. Nhưng đến ngày thứ 7 của tuần thứ 2, vợ anh lại như vậy. Lần này chị giải thích: "Em đến thăm anh Tuấn, hôm qua nhắn tin hỏi thăm anh ấy nói bị ốm. Anh ấy đã giúp vợ chồng và con mình nhiều nên em mang chút quà đến chơi".
Lạ nhất là anh Hiến không thấy vợ bảo mình đi cùng. Chị Ngân nói: "Anh mới về, cứ nghỉ ngơi đi đã rồi đến thăm anh Tuấn sau".
Mối nghi ngờ bắt đầu nảy sinh trong lòng người chồng. Nó lên đến đỉnh điểm khi anh thấy vợ vừa đi về đã nhắn tin cho bạn thân của mình. Anh đợi đến thứ 7 tuần sau nữa, thì vợ mình lại tiếp tục ca bài cũ. Đặc biệt là sau khi ra khỏi nhà, vợ anh tắt máy còn ông bạn anh thì không nghe máy khi anh gọi điện. Anh quyết định gửi con để đến nhà bạn chơi thì bạn không có nhà.
Kiên nhẫn đợi vợ về, tối hôm đó, anh Hiến "đòi hỏi" nhưng vợ gạt đi với lý do "bị mệt". Lúc này anh mới nhận ra là vợ mình và ông bạn thân của mình "hình như có vấn đề", nhất là khi ông bạn thân đã ly dị vợ!
Chỉ còn 1 tuần để ở Việt Nam, anh Hiến nhanh chóng thuê văn phòng thám tử tư VDT theo dõi vợ và bạn. Kết quả cho thấy: Vợ anh và bạn thân anh đã quan hệ với nhau được khoảng hơn 1 năm nay. Địa điểm ưa thích của họ là nhà riêng hoặc... phòng làm việc của anh Tuấn (anh Tuấn có phòng khám tư).
Kết quả này là một cú sốc với anh Hiến. Mọi người hay nói "tin bạn, mất vợ", anh cứ nghĩ đó chỉ là những lời trêu đùa, không ngờ có ngày mình rơi vào thảm cảnh này.
Thời gian nghỉ phép đã sắp hết mà việc gia đình vẫn chưa giải quyết xong. Nếu anh làm toáng lên thì mất cả bạn lẫn vợ, mà giữ trong lòng thì không thể. Anh lại là trí thức, không thể để mất mặt vì những chuyện như thế này ...
Trước ngày đi, anh Hiến làm một bữa cơm thân mật mời bạn đến ăn. Anh Tuấn vẫn vô tư đến và trò chuyện như không có gì xảy ra. Chị Ngân cũng tiếp khách rất hào phóng.
Khi anh Tuấn chào gia đình để về, anh Hiến chỉ nói với bạn một câu bâng quơ: "Ở nhà giúp vợ mình thì đừng nhiệt tình quá nhé, còn phải để dành phần cho bệnh nhân".
Không biết câu nói đầy ẩn ý này có khiến ông bạn thân suy nghĩ gì, không nhưng sau khi sang nước ngoài để tiếp tục học tập, anh Hiến đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định viết mail cho bạn (tuyệt nhiên không cho vợ biết là mình đã biết sự thật).
Trong email, anh nói rõ với bạn mình là người không chấp nhận sự dối trá và không thích "xem kịch". Vì thế, nếu hai người yêu thương nhau thực sự và vợ đã hết tình cảm thì anh sẵn sàng chủ động rút lui trong êm đềm để hai người có thể công khai và thoải mái đến với nhau, không nên giấu giếm để gây ra phiền phức.
Trong email trả lời, anh Tuấn đã tỏ ra hối hận và xin lỗi rất nhiều lần. Anh hứa sẽ chấm dứt quan hệ bất chính với vợ của bạn thân để không khiến hạnh phúc của bạn sụp đổ. Chị vợ sau khi biết chuyện cũng gọi điện, viết mail xin được tha thứ.
Anh Hiến chỉ nghĩ vì mình đi xa nên vợ nhất định có thiệt thòi. Vì thế, anh tin là đó chỉ là những suy nghĩ nông nổi, là việc làm chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Sau khi nhận được lời cam kết của hai bên và cân nhắc kỹ, anh Hiến đã quyết định tha thứ cho vợ và vẫn cố gắng giữ tình bạn với anh Tuấn, dù tình bạn đó chắc chắn ít nhiều đã không còn nguyên vẹn.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Theo Vietnamnet
Thám tử phát hiện nhóm teen 'yêu' tập thể Được cha mẹ học sinh thuê để theo dõi giúp xem con họ đang làm gì ngoài giờ học chính, các thám tử tư đã nhiều phen choáng váng vì phát hiện học sinh lớp 9 làm tình tập thể trong nhà nghỉ! Mỗi tuần chỉ học thêm 3 buổi, nhưng cô con gái học lớp 9 (Trường THCS T.V, Hà Nội) của...