Kỳ cuối: Linh thiêng miền đất chư thiên
Trước ngày khởi hành, tôi cứ loay hoay với một câu hỏi: “Vì sao Tây Tạng được mệnh danh là miền đất chư thiên, là cực thứ ba của thế giới”.
Rời “nóc nhà thế giới” mà vẫn chưa nhận được câu trả lời thấu đáo, tôi lại tiếp tục vùi đầu vào cả đống sách vở lẫn tài liệu để rồi chợt nhận ra, dải cao nguyên hùng vĩ này ẩn chứa sự huyền bí trong từng đỉnh núi thiêng, từng hồ thánh và trong cả nghi thức thiên táng cùng quan niệm minh triết về sự sống và cái chết của cư dân bản địa.
Khúc vĩ thanh trọn vẹn
So với những hành trình khám phá Tây Tạng thông thường kéo dài vài ba tuần, chuyến đi ngắn ngủi của tôi chỉ mang tính nhập môn, với mong muốn có được bức phác thảo sơ lược ban đầu về miền đất bí ẩn này. Nói như anh chàng hướng dẫn viên của đoàn rằng “vạn sự tuỳ duyên”, tôi vẫn hy vọng mối duyên lành sẽ cho tôi cơ hội trở lại, để đi trọn một vòng kora quanh núi thiêng Kailash, để khỏa tay xuống làn nước xanh thẫm mát lành của cả bốn thánh hồ và tận mắt chứng kiến nghi lễ thiên táng đầy ám ảnh. Đó cũng chính là lý do khiến hiếm người chỉ tới đây một lần, rồi thôi. Bởi, nói như tác giả Lama Anagarica Govinda của Đường mây qua xứ tuyết, “không một ai đã từng đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó. Và không ai còn có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã chứng kiến và tận hưởng sự bao la và hùng vĩ của cuộc sống bên rặng Tuyết Sơn”.
Vì thế, phải trung thực mà thú nhận, những gì mà bài viết cuối cùng này chia sẻ đơn thuần chắt lọc từ những trang sách – thước phim mà tôi đã kỳ công đọc – xem chứ không phải những điểm đến mà tôi từng đặt chân và có những trải nghiệm thực tế. Và sau cảm xúc dạt dào cùng ấn tượng mạnh mẽ về những sắc màu văn hóa bản địa vô cùng độc đáo từng chia sẻ trong các bài viết trước, một phần nào đó lời giải đáp về sự linh thiêng của miền đất chư thiên sẽ là khúc vĩ thanh trọn vẹn mà người viết muốn gửi gắm, để kết thúc loạt ký sự này.
Huyền bí đỉnh thiêng Kailash
Lang thang trong cung điện Potala và chùa Đại Chiêu, tôi đều bắt gặp mô típ tranh cuộn (thangka) từa tựa như tấm bản đồ, với đường biên giới mang dáng hình của một người phụ nữ đang nằm. Ở vị trí trái tim là ngôi chùa Đại Chiêu linh thiêng nhất Tibet, những điểm trọng yếu còn lại trên cơ thể được đánh dấu bằng nhiều tu viện nổi tiếng linh thiêng (như Sera, Drebung hay Gaden…). Theo quan niệm của người Tạng, miền đất chư thiên này đang trấn giữ sự ổn định cho cả thế giới bởi chỉ cần một thay đổi tư thế rất nhỏ của người phụ nữ ấy, trái đất sẽ chao đảo với lụt lội hay hạn hán, động đất hay núi lửa phun trào… Danh xưng “cực thứ ba của thế giới” có lẽ xuất phát từ đó, theo phán đoán của riêng tôi.
Kailash là ngọn núi thiêng Tu Di trong quan niệm Phật giáo.
Kailash là hạnh nguyện một đời mong mỏi của mọi tín đồ Phật giáo Tạng truyền.
Ở “cực thứ ba” này, Kailash luôn là đỉnh thiêng sừng sững, là cái đích mà mọi tín đồ Phật giáo đều hướng về. Nằm trong dãy Himalaya, nơi hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ vĩ đại của nhân loại bắt nguồn, Kailash được coi là nơi tập trung thần lực của cả rặng Tuyết Sơn hùng vĩ, là ngọn núi Tu Di của Phật giáo, là trung tâm của một đàn tràng Mandala tối linh. Sở hữu chiều cao khá khiêm tốn 6.638 m nhưng Kailash chiếm giữ một vị trí nổi bật trên rặng Himalaya sừng sững. Nhìn từ cửa sổ máy bay, rất khó để nhận ra nóc nhà thế giới Everest từ hàng hàng lớp lớp những đỉnh núi ngàn năm tuyết phủ trắng xóa nhưng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng Kailash. Bởi nó tách ra riêng rẽ, độc lập trên một bình nguyên bao la tuyệt đẹp, trông như một cái đền nóc úp (dome) mang nét oai nghiêm kỳ vĩ nổi bật. Gần nơi bắt nguồn của những con sông dài nhất châu Á như Indus, Sutlej, Brahmaputra và Karnali, Kailash cũng là đỉnh thiêng của bốn tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo (Jainism) và Bon (một nhánh Phật giáo Tạng truyền ngày nay). Vì độ dốc sườn núi quá lớn, vì niềm tin chỉ người có trái tim thuần khiết và không hề có tội lỗi mới được tới đây, vì sợ làm xáo trộn nguồn năng lượng thần thánh tích tụ trên đỉnh thiêng… rất nhiều lý do phủ màu kỳ bí đã khiến Kailash là đỉnh non mà chưa ai có thể chinh phục.
Video đang HOT
Sơ đồ hành trình kora quanh ngọn núi thiêng Kailash. Để chinh phục quãng đường dài 52 km, du khách phải mất tới ba ngày.
Hành hương về Kailash, hoàn thành vòng kora theo chiều kim đồng hồ dài 52 km là tâm nguyện một đời của mọi Phật tử và cũng là một kỳ tích mà bất cứ ai từng nhọc nhằn vượt qua đều có thể tự hào, vì đã chinh phục một thử thách nằm ngoài sức tưởng tượng. Khởi đầu từ Darchen, nghỉ đêm đầu ở Tu viện Drapuk với cao độ 5.080 m sau khi đã vượt qua 20 km đèo dốc trắng lạnh một màu băng tuyết. Chinh phục 20 km của ngày thứ hai, tới Tu viện Dzul – Tripuk cao 5.480 m để rồi vật vã đi bộ tiếp 14km và về lại điểm xuất phát trong ngày thứ ba là một hành trình không dành cho những người “tay mơ”. Đó là còn chưa kể khách du lịch đã được chăm chút, phục vụ chu đáo vì có người mang vác đồ đạc, có ngựa hay bò để cưỡi nếu không còn sức lê bước trên đường. Cứ thử tưởng tượng với điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, với hội chứng sốc cao nguyên AMS đầy ám ảnh ấy mà còn di chuyển bằng cách “tam bộ nhất bái” và “ngũ thể nhập địa” của những tín đồ mộ đạo, trong điều kiện ăn uống ngủ nghỉ kham khổ và kéo dài tới vài tuần thì gian nan, nguy hiểm tới mức độ nào. Năm nào cũng có cả chục người thiệt mạng trong hành trình này, nhưng niềm tin tâm linh khiến các Phật tử không hề chùn bước.
Mênh mông những mặt hồ thiêng
Tây Tạng sở hữu tới bốn thánh hồ. Thiêng liêng nhất và được tôn kính nhất là hồ Lhamo Latso. Hồ Manasarova hình tròn giống như mặt trời (hồ Mặt Nhật) cùng hồ Raskatal hình lưỡi liềm mặt trăng (hồ Mặt Nguyệt) đều nằm ngay dưới chân ngọn núi thiêng Kailash. Yamdrok được gọi bằng cái tên hồ San hô hay hồ Bọ cạp, bởi màu nước xanh lục kỳ ảo và dáng hình uốn lượn mềm mại tuyệt đẹp, khi thỏa sức ngắm nhìn từ đỉnh đèo Kampala cao 4.998 m. Và cuối cùng là Namtso, hồ nước mặn cao nhất thế giới mà Mẹ Thiên nhiên hào phóng ban cho dải cao nguyên Tây Tạng.
Với sắc mầu xanh thẳm kỳ lạ, Yamdrok còn có tên là hồ San hô, hồ Bọ cạp.
Nằm ở độ cao 4.441 m, thánh hồ Yamdrok rộng mênh mông với diện tích mặt nước hơn 600 km2, dài 72 km. Tương truyền, hồ là hóa thân của Long Nữ Palden Lahmo – vị thần bảo hộ cho dải cao nguyên Tibet. Vì thế, chạm tay xuống làn nước thiêng sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng nhiều đời. Và cúng dường một đồng xu sẽ giúp bạn có nhân duyên quay lại nơi này.
Manasarovar giữ vững danh hiệu “hồ nước ngọt cao nhất thế giới”, nhờ nằm ở cao độ 4.580 m. Khách hành hương tin rằng, nếu được tắm hoặc uống nước ở đây sẽ “rửa sạch tội lỗi và khóa cánh cửa tái sinh trong các cõi thấp kém”. Cảnh sắc như chốn thần tiên quanh hồ luôn thu hút rất đông Phật tử và du khách tới cắm trại, cầu nguyện tụng kinh và ngồi thiền mỗi ngày. Một vòng kora quanh hồ cũng là điều mà rất nhiều tín đồ Phật giáo Tạng truyền chọn lựa.
Chú bò yak hiền lành bên hồ thiêng Yamdrok.
Nằm ở độ cao 4.720 m, “biển trên núi” Namtso còn có tên là hồ Thiên đường. Mặt gương khổng lồ soi bóng thế núi, dáng mây có diện tích xấp xỉ 1.900 km2, với màu nước ngọc lam trong vắt. Có một giả thiết giúp lý giải nguồn gốc của biển – hồ này, rằng đây đã từng là vùng biển mênh mông từ hàng chục triệu năm trước. Sự dịch chuyển của trái đất đã đội đáy biển để trồi lên một rặng núi cao chót vót và một lượng nước mặn khổng lồ đã mắc kẹt lại giữa các đỉnh non đã hình thành nên Namtso.
Người phụ nữ Tạng bên hồ Yamdrok.
Với diện tích khiêm tốn nhất trong bốn thánh hồ, chỉ vỏn vẹn 2km2 và nằm ở cao độ 5.000 m nhưng Lhamo Latso là nơi mà mọi vị cao tăng Tây Tạng đều phải tìm đến, để tìm kiếm những điềm báo về sự hóa thân chuyển thế của vị Phật sống (Dalai Lama). Người Tạng hành hương về đây, soi mình xuống dòng nước với hy vọng tương lai của họ sẽ được hiển lộ.
Vào mùa hè, bề mặt thánh hồ xanh thẳm, phản chiếu mây trời. Mùa đông, hồ đóng băng trắng xóa một màu tinh khiết. Được coi là những viên ngọc trên dải cao nguyên, những thánh hồ nép mình bên rặng núi thiêng đã khoác cho những chuyến hành hương của người Tạng sắc màu huyền bí tuyệt đẹp.
Thiên táng – Nghệ thuật sinh tử
Thiên táng (hay còn gọi là điểu táng) là một nghi thức mai táng gây ám ảnh, với bất cứ ai được tiếp cận. Tác giả Đặng Hoàng Xa đã từng chia sẻ những nghiên cứu công phu về nghi thức này, trong cuốn Tây Tạng huyền bí và nghệ thuật sinh tử. Xuất phát từ quan niệm sống chết của người Tạng, rằng “nó giống như một sợi chỉ vô hình nối lại với nhau, cái kết thúc của một cá thể chỉ là khởi đầu cho một đời sống khác, tràn đầy và mới mẻ”, ông phân chia thiên táng thành hai dạng: Cơ bản và long trọng. Xác chết được mang lên núi để tự phân hủy khi tiếp xúc với thiên nhiên hoặc bị chim kền kền hay các con vật khác ăn thịt là dạng cơ bản. Với hình thức long trọng, xác chết sẽ được thực hành nhiều bước nghi lễ, để cuối cùng trở thành thức ăn cho đám kền kền kiên nhẫn chờ đợi chung quanh, theo một cách thức (có vẻ như) rất đỗi man rợ.
Đàn kền kền chờ đợi giây phút thực hiện nghi thức thiên táng đầy ám ảnh.
Dưới góc nhìn của Lama Govinda, “không ở đâu người ta đề cập đến sự chết rõ rệt như ở Tây Tạng. Họ coi nó là điều hiển nhiên, cần thiết bởi nhờ có cái chết mới có ý thức về sự sống. Khi kiểm soát được thân – khẩu và ý, người ta sẽ ý thức được sự sống bao la màu nhiệm. Khi đó, chết không còn đáng sợ nữa”. Là một người châu Âu, ông thừa nhận “khó có thể chịu được phong tục kỳ lạ dường như man rợ này nhưng người Tạng thản nhiên coi xác chết chỉ là vật dụng. Khi không còn dùng được thì chỉ đáng vứt cho kền kền rỉa thịt mà thôi”.
Mênh mông hồ thiêng Manasarovar.
Dọc theo những con đường quanh co uốn lượn, tôi nhìn thấy nhiều chiếc thang vẽ bằng vôi trắng ngoằn ngoèo trên các sườn núi. Cô hướng dẫn viên người Tạng giải thích, đỉnh núi đó là nơi thực hành nghi lễ thiên táng và những bậc thang ấy sẽ chỉ lối cho người đã khuất về nhà. Sự chết luôn tồn tại như một thực thể huyền bí nhưng đầy tính dẫn dụ.
“Miền đất chư thiên” luôn được gắn kèm tính từ “huyền bí” vì thế. Và Tây Tạng – “cực thứ ba của trái đất” như thỏi nam châm tỏa ra lực hút khó cưỡng và luôn mời gọi những bước chân khám phá. Tôi đã tới và đã thấy. Còn bạn, chần chừ gì nữa, lên đường thôi!
Theo nhandan.com.vn
Hòn đảo mỗi năm 7 lần vợ chồng được thoải mái tình dục với người lạ
Trong lễ kỷ niệm tình dục mang tên Pon ở Indonesia, những người tham gia phải qua đêm và quan hệ tình dục với người khác ngoài vợ hoặc chồng của họ để có may mắn.
Ở Indonesia, các cặp vợ, chồng có thể quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong lễ kỷ niệm Pon.
Trong lễ kỷ niệm Pon ở Indonesia, những người tham gia phải qua đêm và quan hệ tình dục với người khác ngoài vợ hoặc chồng của họ. Người ta nói rằng những lời chúc may mắn của họ sẽ chỉ thành hiện thực nếu họ có quan hệ tình dục với cùng 1 người trong tất cả 7 lễ kỷ niệm trong suốt cả năm.
Lễ kỷ niệm tình dục độc đáo này diễn ra trên đảo Java. Trong truyền thống Indonesia lễ kỷ niệm này gọi là Pon. Sự kiện này được tổ chức 7 lần một năm và trong các lễ hội, những người vui chơi sẽ leo lên Gunung Kemukus, một ngôi đền Hồi giáo trên đỉnh đồi, được tìm thấy trên đảo Java để tham gia một nghi lễ linh thiêng để đảm bảo may mắn bằng cách quan hệ tình dục.
Nhiều cặp vợ chồng tụ tập tại một ngôi đền tên là Gunung Kemukus, và họ phải qua đêm trên đỉnh núi, quan hệ tình dục với duy nhất 1 người lạ suốt 7 lần trong năm để cầu may mắn.
Những người tham gia lễ hội Pon, phải qua đêm trên đỉnh núi và quan hệ tình dục với một người lạ nếu họ muốn may mắn và vận may sẽ đến với họ trong tương lai. Điều mà nhiều hơn nữa là truyền thống cho rằng điều may mắn sẽ chỉ thành hiện thực nếu họ có quan hệ tình dục với cùng một người tất cả 7 lần trong suốt cả năm trong lễ Pon. Nghi thức này liên quan đến việc dâng những lời cầu nguyện và hoa tại khu mộ của Pangeran Samodro - một trong những người con trai của một vị vua Java.
Trong nhiều thế kỷ, những người hành hương đã tụ tập tại một ngôi đền tên là Gunung Kemukus, vào ngày tốt lành của Jumat Pon (từ đó Lễ hội lấy tên của nó). Ngôi đền được cho là nơi lưu giữ hài cốt của một hoàng tử thế kỷ 16 tên là Pangeran Samudro, con trai của một vị vua Java; bên cạnh ông là hài cốt của mẹ kế Nyai Ontrowulan.
Một số phiên bản của câu chuyện về họ vẫn tồn tại, nhưng người ta tin rằng Samudro và Ontrowulan đã buộc phải trốn khỏi nhà khi cha Samudro phát hiện ra mối quan hệ của họ. Cặp đôi đến Solo và bị bắt, sau đó bị giết. Nhiều câu chuyện truyền miệng khác nhau về những gì xảy ra tiếp theo: một câu chuyện kể lại rằng trước khi chết, Samudro đã xử phạt hành vi ngoại tình vào Thứ Sáu Pon.
Một câu chuyện khác cho rằng các cặp vợ chồng có hành động gây tai tiếng hơn Samudro và Ontrowulan, sẽ được thưởng may mắn, và họ phải quan hệ tình dục trên mộ để có được may mắn đó. Dù là câu chuyện nào, hàng ngàn người hành hương hội tụ tại địa điểm này với niềm tin rằng tình dục ngoài vợ chồng sẽ mang lại cho họ may mắn. Người hành hương tìm kiếm thành công cho doanh nghiệp của họ hoặc vì lợi ích cá nhân để trả nợ.
Theo Danviet
Liệu nâng ngực có phải là nâng quyền làm đẹp và quyền được yêu của phụ nữ?! Có ý kiến cho rằng, phụ nữ đã kết hôn, làm ngực chỉ để chiều chồng. Liệu có đúng như thế? Phụ nữ "đẹp và khéo": muốn gì có nấy, huống gì cái gật đầu "nâng ngực" Câu nói "phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng" bây giờ xưa rồi. Bạn cần một người đàn ông, thương yêu, che chở cho bạn, đương...