Kỳ cục án ở Đà Lạt: Tòa án thành phố xét xử chính mình
Liên quan đến vụ đương sự Trần Văn Song (55 tuổi) ở 14B, Trần Phú, phường 3, Đà Lạt kiện Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt (TAND) kết án oan.
Sau phiên hòa giải không thành, ngày 22/9/2014, TAND thành phố Đà Lạt đã mở phiên tòa xét xử vụ kiện dân sự “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan tố tụng gây ra”, kết quả phiên xử, tòa án đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Ảnh minh họa: Internet
Tại phiên tòa, ông Song kiên quyết giữ nguyên quan điểm như ở các phiên hòa giải trước đó, yêu cầu TAND TP. Đà Lạt phải bồi thường hơn 630 triệu đồng thiệt hại về vật chất, sức khỏe và tinh thần do chính tòa này kết án oan gây ra.
Ông Song cho rằng: Mình bị mất thu nhập từ lương do mất chức vụ, việc làm sau khi bị kết án oan, sức khỏe suy sụp sau khi bị khởi tố, nhiều bệnh tình xuất hiện nên tòa phải bồi thường số tiền trên mới thỏa đáng.
Tòa án cho rằng: ông Song không bị bắt giam nên không thuộc đối tượng mất thu nhập, về sức khỏe ông bị bệnh do tuổi cao nên việc yêu cầu bồi thường không đúng quy định của nhà nước.
Video đang HOT
Hội đồng xét xử tuyên án chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của đương sự, tòa buộc chính mình phải bồi thường cho ông Song 108.546.000 đồng tiền kết án oan gây ra, bác yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và sức khỏe vì không đúng quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 13/8/2014, tại Ủy ban nhân dân phường 3, TAND TP. Đà Lạt đã tổ chức công khai xin lỗi đối với ông Trần Văn Song, ông Lê Bá Long và bà Nguyễn Thị Lộc, nguyên lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ phường 3, thành phố Đà Lạt vì đã kết tội oan.
Theo hồ sơ, năm 2006, bà Lộc là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường 3 (Đà Lạt), kiêm thủ quỹ Hội Chữ thập đỏ, cùng Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của phường là Trần Văn Song, Lê Bá Long bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” vì bị cho là đã nâng khống tiền mua 8 chiếc xe lăn cho người khuyết tật, chiếm đoạt chênh lệch hơn 11 triệu đồng. Ngày 28/9/2009, TAND TP. Đà Lạt tuyên phạt ông Song và ông Long 15 tháng tù mỗi người, bà Lộc 12 tháng tù cho hưởng án treo. Sau đó, tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm và trả hồ sơ để điều tra lại. Đến ngày 12/3/2012, Cơ quan điều tra Công an TP.Đà Lạt đình chỉ điều tra các bị can nêu trên vì hành vi không đủ căn cứ cấu thành tội.
Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt đã bồi thường cho bà Lộc và ông Long hơn 109 triệu đồng mỗi người; riêng ông Song không đồng ý mức bồi thường nên đã khởi kiện Tòa án thành phố Đà Lạt và dẫn đến phiên tòa xét xử như trên.
Theo Báo Lâm Đồng
Vụ hai vợ chồng bị sát hại dã man ở Đà Lạt: Gian nan hành trình phá án
Ban chuyên án vụ án giết người cướp của ở xã Tà Nung, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết nghi can Lữ Văn Quý (22 tuổi) đã được di lý từ Nghệ An về đến Đà Lạt trong chiều 8.2.
Nghi can Lữ Văn Quý tại trụ sở công an Lâm Đồng
Như Thanh Niên Online đã phản ánh, trưa 27.1 (27 tết) người dân phát hiện hai vợ chồng ông Vũ Minh Hồng (55 tuổi) và bà Bùi Thị Hợp (52 tuổi), bị sát hại dã man tại trại nuôi gia cầm của gia đình ở thôn 4, xã Tà Nung.
Lập Ban chuyên án đặc biệt
Xác định đây là vụ án nghiêm trọng nên Ban giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng lập ngay chuyên án HH-0114 do đại tá Vũ Nhân Khánh, Phó giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng, làm trưởng ban; thượng tá Đinh Xuân Huy, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), làm Phó ban thường trực chuyên án.
Án xảy ra trong ngày làm việc cuối cùng của năm Quý Tỵ ở một xã vùng sâu của Đà Lạt, giáp ranh với huyện Lâm Hà, nên Ban chuyên án tập trung lực lượng xác lập chuyên án gồm: Phòng PC45, Công an TP.Đà Lạt, Công an huyện Lâm Hà... Mặc dù là những ngày nghỉ tết nhưng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã cử lãnh đạo một số cục nghiệp vụ đến Lâm Đồng để cùng Ban chuyên án HH-0114 phân tích, đánh giá và nhận định đối tượng gây án.
Việc xác định nghi can giết người cướp của gặp rất nhiều khó khăn vì xã Tà Nung là địa bàn dân cư thưa thớt, có nhiều người từ các địa phương khác đến tạm trú để làm thuê, những ngày cận tết họ lại về quê ăn tết. Mặt khác, ông bà Hồng - Hợp buôn bán gia cầm thường xuyên qua huyện Lâm Hà lấy hàng và giao hàng nên có mối quan hệ rất rộng.
Ban chuyên án lần lượt tiến hành rà soát, xác minh theo kế hoạch đã đề ra... đến cận giờ giao thừa, anh em trong Ban chuyên án mới được về nhà đón năm mới, nhưng lòng chưa yên khi nghi can vẫn chưa lộ diện.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng khen thưởng Công an Lâm Đồng
Gian nan hành trình phá án
Những ngày mọi người vui vẻ đón tết thì Ban chuyên án HH-0114 vẫn âm thầm xác minh nghi can. Đến trưa 4.2 (mùng 5 tết), qua các biện pháp nghiệp vụ nổi lên một người đáng nghi vấn là Lữ Văn Quý (22 tuổi). Quý quê xã Hữu Kiện, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào Đà Lạt lập nghiệp năm 2012, lấy vợ ở thôn 2, xã Tà Nung mới có con gái 7 tháng tuổi, nhưng Quý mới vắng mặt tại địa phương từ ngày 29 tết.
Công an Lâm Đồng phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An xác minh nhân thân và các mối quan hệ của Quý thì biết Quý là con nghiện ma túy trước khi vào Lâm Đồng, những ngày tết Quý không có mặt tại quê nhà. Nhận định Quý đang lẩn trốn ở nhà người quen ở Đồng Nai nên ngay trong đêm 4.2, một tổ công tác đặc biệt do thượng tá Đinh Xuân Huy dẫn đầu đến tỉnh Đồng Nai. Khi tới nơi thì Quý đã đi Bình Thuận. Tổ công tác tiếp tục hành quân tới Bình Thuận thì Quý lại mất dạng.
Ban chuyên án nhận định nhiều khả năng Quý đang về Nghệ An bằng đường bộ nên đề nghị Công an Nghệ An phối hợp soát xét nghi can ở tất cả các bến xe, các chuyến xe tuyến Nam - Bắc và cả cửa khẩu giáp với nước Lào, vì quê của Quý sát biên giới Lào.
Nhờ sự chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát, sự phối hợp nhịp nhàng giữa công an hai tỉnh Lâm Đồng và Nghệ An, đến tối 5.2 (mùng 6 tết) nghi can Lữ Văn Quý bị bắt trên một chuyến xe Nam - Bắc, khi xe vừa tới TP.Vinh.
Nhìn lại vụ án kinh hoàng qua lời khai ban đầu của Lữ Văn Quý Bước đầu Quý khai nhận, đêm 26.1, do kẹt tiền tiêu tết nên Quý đã đến nhà vợ chồng ông Hồng vay tiền nhưng bị từ chối. Lúc đó bà Hợp đang ngồi chiên chả giò chuẩn bị sẵn để sáng mai con cháu vào ăn tất niên. Do đó, Quý đã giả vờ nói ông Hồng ra trại nuôi gà để chọn mua gà nhờ làm thịt đưa về nhà ăn tết. Khi ông Hồng đang chọn gà thì Quý bất ngờ dùng rựa chém ông Hồng tới tấp khiến ông nằm bất tỉnh. Nghe tiếng chồng la thất thanh, bà Hợp bỏ bếp chạy ra trại gà nhưng mới ra cách bếp khoảng 3 mét đã bị Quý dùng rựa và chiếc búa sát hại dã man, khiến bà Hợp chết tại chỗ. Tiếp đó Quý cạy tủ, lục tung đồ đạc để cướp tài sản trong phòng khách, phòng ngủ nhà ông Hồng rồi thản nhiên về nhà. Sự việc xảy ra trong đêm, do nhà dân cách xa nhau nên hàng xóm không hề biết. Đến sáng 27.1, chị Vũ Thị Thu Hằng gọi nhiều cuộc điện thoại cho bố mẹ nhưng không có tín hiệu nên đã cùng vài người bạn lái xe đi vào Tà Nung. Khi mở cửa vào nhà chị Hằng mới biết bố mẹ bị sát hại nên đã la thất thanh gọi hàng xóm cứu giúp. Khám nghiệm tử thi cho thấy bà Hợp bị hơn 10 vết chém và vết búa bổ vào đầu. Ông Hồng được các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tích cực cấp cứu và chăm sóc đặc biệt. Đến tối 7.2, sau khi được con trai đưa về nhà riêng thì ông Hồng tử vong sau 12 ngày bị sát hại nằm hôn mê.
Sau khi bắt được nghi can vụ án mạng, ngày 6.2, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến trụ sở Công an tỉnh Lâm Đồng chúc mừng, động viên và khen thưởng công an tỉnh. Cùng ngày, lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng đã đến Nghệ An để thưởng nóng cho 2 đơn vị Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an Nghệ An và Bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ (A71) thuộc Bộ Công an khu vực miền Trung vì đã phối hợp tốt với Công an Lâm Đồng sớm truy bắt nghi can.
Đã bắt được nghi can gây ra vụ án mạng kinh hoàng ở Đà Lạt Quý bị Công an tỉnh Nghệ An bắt tại vị trí đầu cầu Bến Thủy (TP.Vinh), khi đang ở trên một chuyến xe từ Đồng Nai ra Nghệ An để lấn trốn sau khi gây án. Ông Hồng được chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng Sáng nay 6/2, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã bắt được Lữ Văn...