Kỳ cục án: Không giành được đôi bông tai, vợ quay ra đòi kiện… “đời con gái”
Chị Thúy và anh Trung đều đồng ý chia đôi số vòng kiềng, dây chuyền và nhẫn. Nhưng đôi bông tai có gắn hột xoàn thì chị nhất quyết không chịu chia đôi.
Vụ ly hôn kỳ lạ
Vụ ly hôn này là của cặp vợ chồng chị Võ Thị Thúy và anh Lê Văn Trung, cùng trú tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, do bà Võ Chi Lan – Thẩm phán TAND thị xã Gò Công, Tiền Giang thụ lý giải quyết.
Tại tòa, hai vợ chồng đều thuận tình ly hôn nhưng thấy họ còn quá trẻ, mới cưới nhau được hai tuần đã đổ vỡ hôn nhân thì thật là đáng tiếc nên thẩm phán đã dành thời gian để hòa giải hàn gắn cho hai người về đoàn tụ với nhau nhưng không thành. Cuối cùng thẩm phán đành làm biên bản thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng này.
Về tài sản chung do hai vợ chồng mới cưới nên ngoài số vàng thì không có tài sản chung gì khác. Số vàng này bao gồm hai vòng kiềng, dây chuyền, nhẫn vàng và bông tai bằng vàng có gắn hột xoàn.
Chị Thúy và anh Trung đều đồng ý chia đôi số vòng kiềng, dây chuyền và nhẫn. Nhưng còn đôi bông tai có gắn hột xoàn rất giá trị thì chị nhất quyết không chịu chia đôi.
Theo chị Thúy, từ trước tới nay bông tai thường chỉ dùng cho phụ nữ mà đặc biệt là bông tai trong đám cưới thì người ta chỉ tặng cho cô dâu chứ không ai tặng cho chú rể.
Như vậy thì nghiễm nhiên đôi bông tai có gắn hột xoàn này là của riêng chị chứ không phải là tài sản chung nên không phải chia đôi. Còn anh Trung thì cho rằng đôi bông tai cũng giống như số vàng cưới, và vì đôi bông tai này rất có giá trị nên anh nhất quyết phải được lấy lại một chiếc.
Sau khi nghe hai vợ chồng trình bày, thẩm phán Võ Chi Lan đã phân tích cho chị Thúy hiểu rằng, từ trước tới nay mọi người vẫn có quan niệm là đôi bông tai thì chỉ dành cho phụ nữ. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì tất cả những tài sản phát sinh sau khi hai vợ chồng đăng ký kết hôn thì đều là tài sản chung và đều phải phân chia theo quy định khi ly hôn.
Thẩm phán cũng đưa ra ví dụ như đôi vòng kiềng chẳng hạn, thông thường chỉ có người phụ nữ mới đeo vòng kiềng nhưng khi ly hôn thì vẫn phải chia đôi vì đó là tài sản chung và đôi bông tai có gắn hột xoàn của hai vợ chồng cũng không nằm ngoài quy định này.
Chị Thúy không còn lý do gì để đòi quyền sở hữu toàn bộ đôi bông tai này nữa nên quay sang đòi anh Trung phải bồi thường “đời con gái” cho mình.
Bà Võ Chi Lan – Thẩm phán TAND thị xã Gò Công, Tiền Giang.
Video đang HOT
Có đền được đời trai hay không?
Khi nghe chị Thúy nó ra điều này cả thẩm phán và anh Trung đều bất ngờ. Một lần nữa để chị Thúy hiểu quy định của pháp luật thẩm phán Võ Chi Lan lại từ tốn phân tích cho chị cảm thấy thật sự thuyết phục.
Thẩm phán Võ Chi Lan chia sẻ: “Khi nghe chị Thúy nói vậy, tôi liền hỏi chị ấy rằng, khi hai người kết hôn với nhau là do chị tự nguyện hay là bị anh Trung ép buộc? Chị Thúy trả lời rằng “hai người tự nguyện đến với nhau, mọi người ngăn cản còn chẳng được nữa là ép buộc”. Tôi lại hỏi tiếp: “Vậy sau khi kết hôn chị tự nguyện quan hệ tình dục với anh Trung hay do anh ấy ép buộc”? Chị Thúy lại tiếp tục trả lời là do chị tự nguyện”.
Từ những căn cứ này, thẩm phán tiếp tục nói với chị Thúy: “Dẫu biết rằng trinh tiết đối với một người con gái nhiều người vẫn rất coi trọng và khi người con gái đã trải qua một đời chồng thì sẽ không còn nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một người chồng mới như khi chưa lấy chồng.
Tuy nhiên không có quy định nào buộc người chồng phải bồi thường đời con gái cho vợ khi ly hôn, đặc biệt là khi cuộc hôn nhân đó là tự nguyện và chuyện quan hệ vợ chồng cũng là tự nguyên giữa hai người.
Ngoài ra, khi một cuộc hôn nhân tan vỡ không chỉ có người con gái chịu thiệt thòi là không còn trinh tiết, người con trai họ cũng bị thiệt thòi vì dù sao cũng mang cái danh đã từng một đời vợ, đã từng một lần tan vỡ hôn nhân.
Cũng sẽ có rất ít người còn gái chấp nhận lấy một người chồng như vậy vì ai chẳng thích lấy trai tân. Nếu chị đòi “đời con gái” thì anh Trung cũng đòi “đời trai” với chị thì chị có đền bù cho anh ấy được không?”.
Đến lúc này thì chị Thúy mới chịu tâm phục khẩu phục, không còn đưa ra những đòi hỏi vô lý gì thêm nữa và chấp nhận ký vào biên bản công nhận thuận tình ly hôn rồi rời tòa ra về.
Không có yếu tố lỗi, không phát sinh trách nhiệm bồi thường
Liên quan đến vấn đề bồi thường về trinh tiết, tuổi xuân, lễ vật cưới xin trong vụ án ly hôn được pháp luật điều chỉnh như thế nào? Dựa trên căn cứ nào để tòa án xem xét quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ những yêu cầu trên? Luật gia Dương Văn Tuệ (nguyên Phó Chánh án Tòa án quân sự Quân khu Thủ đô) phân tích: Yêu cầu được bồi thường, hoàn trả là một quyền dân sự của công dân, quyền này được pháp luật bảo hộ. Nhưng có được xem xét chấp nhận hay không là do Tòa án, dựa trên các căn cứ pháp luật. Vậy nên khi đương sự kiện đòi lại tiền sính lễ, hay đòi lợn đòi trâu… khi ly hôn đều là quyền của các đương sự, Tòa án sẽ xem xét giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Điều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào có lỗi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Như vậy, căn cứ để xác định có hay không phát sinh trách nhiệm bồi thường là phải có yếu tố lỗi.
Trong quan hệ hôn nhân, một trong những điều kiện quan trọng nhất để xác lập cuộc hôn nhân hợp pháp là hai bên nam và nữ phải tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Như vậy, quan hệ hôn nhân là do hai bên tự nguyện, không có yếu tỗ lỗi nên không phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Cũng theo luật gia Tuệ thì: Thực tế, trong nhiều cuộc hôn nhân, dù biết rõ bản chất là mua-bán, đổi chác nhưng rất khó để chứng minh. Đành rằng có việc anh nộp lễ vật thách cưới, hoặc chuyển tiền cho bố mẹ vợ làm nhà, sắm đồ, tự nguyện tặng vàng bạc trang sức để cưới vợ, nhưng việc đó là hoàn toàn tự nguyện nên không có căn cứ kiện đòi, không có nghĩa vụ buộc hoàn trả.
Ngoài ra, trong thực tiễn giải quyết án ly hôn cho thấy, dù bác yêu cầu bồi thường tuổi xuân nhưng tòa án vẫn tính toán đến công sức đóng góp, duy trì cuộc sống hôn nhân nhằm giải quyết hài hòa và nhân văn quyền lợi mọi mặt cho đương sự, trong đó ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Vì trong các cuộc ly hôn, bao giờ nữ giới cũng chịu nhiều thiệt thòi, cơ hội tạo lập cuộc sống mới và kiếm tìm hạnh phúc mới thường khó khăn và hạn chế hơn nam.
Xét trên phương diện nào đó, khái niệm “bồi thường tuổi xuân” có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ pháp lý “công sức đóng góp” của vợ/chồng khi duy trì cuộc sống hôn nhân. Trước đây, việc tính toán công sức đóng góp được quy định tại Nghị quyết hướng dẫn xét xử của TAND Tối cao. Mới đây, khi thảo luận sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, nhiều ý kiến đề nghị phải đưa quy định việc tính toán công sức đóng góp vào chế định ly hôn cũng không nằm ngoài mục đích nhân đạo kể trên.
LÊ VĂN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bị cáo xin tòa về dọn phòng trọ trước khi đi tù
Sau khi nghe tòa tuyên án, bị cáo cố xin tòa cho mình 30 phút chạy về dọn trả phòng trọ trước khi đi ở tù nhưng không được chấp nhận.
Về vụ án Nguyễn Văn M. (SN 1937, trú tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) bị đưa ra xét xử về tội "Giao cấu với trẻ em", nạn nhân là Bùi Thị T. (SN 1999, là cháu của thông gia với ông M.), thẩm phán Võ Chi Lan còn kể thêm nhiều tình tiết bi hài khác diễn ra trong vụ án cũng như trong phiên tòa xét xử ông M.
Theo Thẩm phán Võ Chi Lan, sau khoảng 10 lần ông M. thực hiện hành vi giao cấu với T. có ít nhất một lần ông này thỏa mãn được dục vọng, còn đa số những lần còn lại đều không thành công vì "cậu nhỏ" không thể cương cứng được.
Thẩm phán Võ Chi Lan chia sẻ với PV
Khi gia đình T. trình báo với cơ quan công an, sự việc bị vỡ lở khiến bà con làng xóm ai cũng xôn xao bàn tán, người thân của ông M. thì vô cùng bàng hoàng khi người cha, người ông đã ở tuổi gần đất xa trời rồi mà vẫn còn có những hành vi đồi bại như vậy.
Trong quá trình điều tra, do ông M. tuổi cao nên cơ quan công an cho ông được tại ngoại để điểu tra. Tuy nhiên bị gia đình ghẻ lạnh nên ông M. phải dọn ra phòng trọ ở một mình.
Đến ngày xét xử, ông M. vẫn nghĩ rằng mình không phải đi tù nên chưa trả phòng trọ. Đến khi nghe tòa tuyên án với mức án 3 năm tù giam, ông M mới lo lắng tới việc dọn trả phòng.
Trước khi bị dẫn dải ra xe bít bùng trở về trại giam, ông M. cố với lại xin tòa "Tòa cho mình 30 phút chạy về dọn đồ mang đi gửi và trả lại phòng trọ cho chủ nhà rồi tôi mới đi ở tù được không?".Tuy nhiên yêu cầu này của ông M. không được HĐXX chấp nhận.
TAND thị xã Gò Công, nơi xét xử vụ án
Đây là vụ án nghiêm trọng, có nhiều tình tiết kỳ lạ nên sau khi phiên tòa kết thúc Thẩm phán Võ Chi Lan vẫn dõi theo cuộc sống của ông M. Mặc dù ông này phải chịu sự trừng phạt của cả tòa án lương tâm là sự ghẻ lạnh của gia đình, làng xóm, và sự trừng phạt của công lý với mức án 3 năm tù nhưng sau khi ra tù ông M. vẫn không được gia đình, làng xóm tha thứ.
"Sau khi ra tù, ông M. lại phải tiếp tục thuê nhà trọ sống một mình với một cuộc sống rất khổ cực vì gia đình không cho sống chung, bà con làng xóm dị nghị" - Thẩm phán Võ Chi Lan chia sẻ.
Như tin trước đó đã đưa, mới đây TAND thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã đưa ra xét xử một vụ án "giao cấu với trẻ em" vô cùng hi hữu. Chủ tọa phiên tòa này là chị Võ Chi Lan - Thẩm phán TAND thị xã Gò Công. Theo chị Lan, đây là vụ án có rất nhiều tình tiết vô cùng kì dị.
Theo hồ sơ tố tụng, ông Nguyễn Văn M. (SN 1937, thường trú tại Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông M. có vợ con, cháu chắt đàng hoàng. Nhà thông gia của ông M. cũng ở cách đó chỉ vài chục mét.
Thông gia của ông M. có một người cháu tên là Bùi Thị T. (SN 1999). Thỉnh thoảng T. vẫn sang nhà ông M. chơi. Thấy T. có ngoại hình phổng phao, tính tình lại có đôi chút ngây ngô nên ông M. đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi đồi bại với cô bé này.
Cứ cách khoảng 10-20 ngày, hễ gặp T. ở đâu là ông M. lại "nháy mắt" rồi chỉ tay về phía căn nhà của mình là T. lại đi theo. Mỗi lần giao cấu với T. ông M. đều thực hiện ở dưới nền đất, khi thì trong buồng, khi trong bếp, khi ở chuồng gà. Trong khoảng 10 lần giao cấu thì chỉ khoảng 1-2 lần ông M thỏa mãn được dục vọng vì nhiều lần dương vật không thể cương cứng.
Tại tòa, khi HĐXX hỏi ông M. lý do vì sao già như vậy rồi mà vẫn còn có hành vi đồi bại như vậy và nhiều lần không thể giao cấu được với T. vì dương vật không cương cứng được nhưng vẫn cố tình thực hiện những lần tiếp theo?
Ông M. thản nhiên trả lời rằng: "Tôi làm như vậy chủ yếu là để xem mình còn "sức lao động" hay không, vì bà vợ già đã lâu ngày không cho tôi "động" tới".
Văn Tuấn
Theo_Báo Đất Việt
Gã lừa đảo thản nhiên cởi quần áo trước điều tra viên Mặc dù bị bắt với rất nhiều bằng chứng phạm tội, tuy nhiên từ khi bị bắt tới khi bị đưa ra xét xử Tính vẫn li lợm, không chịu khai báo. Cởi quần áo trước mắt công an để giả điên Chị Võ Chi Lan - Thẩm phán TAND thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là một vị thẩm phán có...