Kỳ công trồng cả trăm cây quý, giá bán đắt như vàng, lái cứ gạ mua
Giữa những triền đồi xanh ngát vườn cây ăn quả, có một khu rừng sưa đỏ rộng chừng 2 ha của lão nông Lèo Văn Châu, sinh năm 1959, ở bản Mòn ( xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), khiến bất cứ ai đặt chân tới cũng trầm trồ ngạc nhiên.
Khu vườn đã khiến cho mảnh đất thanh vắng trở nên nhộn nhịp người ra vào chiêm ngưỡng, gạ mua.
Giữa cái nắng oi ả của tháng 5, chúng tôi tìm đến nhà ông Châu để được tận mắt chiêm ngưỡng khu rừng sưa đỏ quý giá của ông. Trên con đường bê tông nhỏ dẫn vào bản Mòn, dừng hỏi đường vào nhà ông mấy đứa trẻ đang nô đùa ai nấy đều chen vai nhanh tay chỉ hướng. Ông Châu là người hiền lành, cần cù, chịu khó, sống đoàn kết với mọi người nên được bà con dân bản quý mến biết đến.
Ông Lèo Văn Châu đi thăm rừng sưa đỏ của mình.
Tới nơi, thấy ông Châu dáng người hiền lành, da ngăm đen vì cháy nắng, giọng nói rõng rạc, đôi chân nhanh nhẹn, đang bận rộn với công việc chăm sóc những bầu cây giống Sa Chi chuẩn bị hạ xuống đất trồng. Thấy chúng tôi gạn hỏi muốn được thăm quan rừng sưa đỏ, ông tặc lưỡi đứng dậy phủi tay, không chút ngần ngại dẫn ngay chúng tôi sang quả đồi trước nhà để xem.
Rừng sưa đỏ đã có tuổi gần 10 năm đang phát triển tốt.
Vừa đi ông vừa chỉ trỏ kể chuyện về quãng thời gian cây sưa đỏ được trồng trên mảnh đất của ông. Ông kể rằng: Rừng sưa đỏ này tôi trồng cách đây gần 10 năm. Thời điểm đó, tôi cũng không hề hay biết cây sưa lại có giá trị đến như vậy. Ban đầu xem qua xem tivi, nghe đài, thấy nói sưa là cây gỗ quý nên tôi tò mò tìm giống về trồng thử. Được mọi người mách tại khu nhà máy giấy cũ (nay đã giải thể) gần thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn) có vườn ươm loại giống cây này. Tôi liền đi mua một lúc 800 cây về trồng, mỗi cây giống khi đó chỉ lớn bằng ngón tay.
Rừng sưa đỏ của ông Châu có gốc đã to bằng bắp chân người lớn.
Video đang HOT
“Do thiếu kinh nghiệm trồng và kỹ thuật chăm sóc loại cây này nên khi trồng xuống đất, cây bị chết gần một nữa, hiện chỉ còn hơn 400 cây sống và phát triển ở khu đất rộng gần 2ha của gia đình. Những cây còn sống giờ đều đã to bằng bắp đùi người lớn, nhiều cây có lõi đỏ chót to bằng bắp tay”, ông Châu nói.
Nhiều người đến hỏi mua nhưng ông Châu không bán, ông muốn giữ lại khu rừng cho con cháu.
Sưa đỏ được đánh giá là là một trong những loại cây gỗ quý bậc nhất, giá bán đắt như vàng. Thế nên thời gian qua, tại khu rừng sưa của ông Châu có rất nhiều người đến thăm quan và gạ mua, nhưng ông không bán vì ông muốn giữ lại khu rừng sưa này cho con cháu đời sau. Và cũng là để cây phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.
Nhiều cây phát triển tốt cao gần chục mét, có cây thương lái đến gạ mua với giá hàng chục triệu đồng.
Ông Châu nói rằng, trước đây vùng này toàn rừng là từng, trong rừng có nhiều cây gỗ quý như: nghiến, đinh, lát… có những cây gỗ to đến vài người ôm không xuể. Nhưng do cuộc sống mưu sinh, bị cái đói, cái nghèo rình rập, mà người dân trong bản đã phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ làm nhà… Bây giờ, nhìn đâu cũng chỉ thấy đồi núi trọc lốc, nắng cháy, không lấy một bóng cây. Vì thế tôi luôn ấp ủ trồng cây gây rừng, để có những cánh rừng xanh tỏa bóng mát.
Dưới tán sưa ông Châu trồng xen cây ăn quả xoài, nhãn, cà phê, mận… để tạo thêm thu nhập.
Quá trình trồng sưa đỏ đã cho ông Châu nhiều kinh nghiệm, “Cây sưa phát triển tự nhiên, không phải chăm bón gì, khi nào thấy cây biểu hiện bị bệnh sâu đục thân thì xử lý bệnh cho cây, nếu không cây sẽ chết. Cách phòng tốt nhất là dùng vôi trắng bôi quanh thân cây hoặc bơm thuốc vào vết sâu đục cho sâu chết.
Theo ông Châu, trồng cây không biết đến khi nào mới có hiệu quả kinh tế, nên để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống gia đình, dưới tán xưa ông Châu trồng xen các loại cây ăn quả, nào là cà phê, mận, xoài, nhãn… cách này không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây sưa mà vẫn tạo ra thu nhập. Ngoài ra, để tiện chăm sóc và bảo vệ khu rừng sưa đỏ ông Châu dựng một ngôi nhà sàn nhỏ làm trang trại ở luôn tại chỗ.
Nghề ươm cây giống bán cho bà con trong vùng của ông Châu.
Ngoài việc trồng cây ăn quả dưới tán sưa, ông còn lên những quả đồi hoang để khai khẩn trồng thêm cây ngô, cây mía, chăn nuôi lợn, gà… kết hợp với ươm cây giống để bán cho bà con trong vùng. Ước tính thu nhập của gia đình được vài trăm triệu mỗi năm. Kinh tế gia đình ổn định lại càng tiếp thêm động lực cho ông Châu giữ gìn và bảo vệ rừng sưa đỏ của mình.
Theo Danviet
Vợ chồng nhặt hạt vứt đi, ươm, ghép thành cây giống, kiếm bộn tiền
Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường anh Nguyễn Văn Thắng, ở tiểu khu 11 (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã ăn nên làm ra với nghề ươm cây giống. Với mảnh đất chỉ vẻn vẹn 2.000 m2, đem lại cho gia đình anh thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Những năm gần đây, giá cả của một số cây trồng như ngô, sắn, lúa... liên tục giảm, khiến đời sống của nhiều người nông dân gặp khó khăn. Tỉnh Sơn La có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, để nâng cao thu nhập. Theo đó nghề ươm cây giống cũng trở nên "hot", đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.
Những năm gần đây nhu cầu mua cây giống của người dân tăng cao, khiến nghề ươm cây phát triển, đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình
Nắm bắt được nhu cầu đó, anh Thắng và gia đình đã thuê đất, gom hạt giống để ươm cây bán cho thị trường. Nhu cầu trồng cây nhiều, khiến cho nghề ươm cây giống trở nên hót, chỉ vẻn vẹn với 2.000 m2 đất ươm cây của anh Thắng, mà mỗi năm anh đút túi hàng trăm triệu đồng. Thu nhập trên một đơn vị diện tích cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Kể về cơ duyên với nghề ươm cây, anh Thắng nói rằng: Cả hai vợ chồng anh đều học chuyên ngành nông nghiệp ra trường năm 2.000. Anh Thắng tốt nghiệp Trung cấp Nông lâm nghiệp Trung ương ở Quảng Ninh, còn vợ học Trường Cao đẳng Nông lâm Sơn La. Hai vợ chồng xin vào làm việc tại Trại thực nghiệm và nhân giống cây trồng cạn của tỉnh Sơn La, cơ sở tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, với mức lương ổn định. Từ những kiến thức đã học được trong trường và kinh nghiệm tực tế tại Trung tâm giống, anh Thắng luôn ấm ủ làm một khu vườn ươm riêng cho mình.
Vườn ươm của anh Thắng được thiết kế bài bản, hàng lối thẳng tắm, cây mọc tươi xanh.
Năm 2003, với ít đồng vốn tích góp, hai vợ chồng anh thuê luôn 2 miếng đất của bà con dân bản gần cơ quan làm chỗ ươm cây. "Thời điểm đó, tôi chỉ ươm số lượng ít, vừa làm vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường. Ngày đó, nhu cầu trồng cây ăn quả chưa nhiều nên chủ yếu tôi ươm giống xoài, nhãn, cam, bưởi bán cho bà con lân cận. Khoảng 5 năm trở lại đây, nhu cầu mua cây giống của người dân rộ lên. Tôi tận dụng hết khu đất của mình cải tạo làm vườn ươm, hiện trong vườn có hơn 10 loại giống cây", anh Thắng chia sẻ.
Để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời, anh Thắng làm mái che cho cây, giúp cây phát triển trong điều kiện thời tiết thuân lợi.
Để có hạt giống ươm, anh Thắng tìm đến các nhà vườn xoài, nhãn ở huyện Sông Mã, thu gom hạt của những hộ gia đình bỏ đi, mua lại đem về bảo quản, còn hạt táo sơn tra sang tận huyện Mường La, Bắc Yên mua, hạt lát, xoan giống xuống mãi tận Phú Thọ lấy...Đem về đóng bầu đất, bỏ hạt vào ươm, cho hạt nảy mầm. Theo anh Thắng, để cây khỏe phát triển tốt, khi chọn hạt chỉ nên lấy hạt của các loại cây có nguồn gốc bản địa, không lấy hạt cây đã ghép, vì sức phát triển chậm và tuổi thọ của cây sẽ không được lâu.
Vườn ươm của anh Thắng luôn tạo việc làm cho 7 - 8 lao động địa phương
Chia sẻ về cách ươm cây anh Thắng cho hay, rằng cách ươm mỗi loại cây khác nhau. Đối với xoài, nhãn, bưởi dễ ươm hơn, chỉ cần đóng bầu bỏ hạt vào tưới nước, duy trì độ ẩm đều là cây nảy mầm. Còn giống lát, sơn tra, xoan khó ươm hơn, phải chăm chút từng li, từng tí cây mới có thể nảy mầm. Khi cây phát triển cao khoảng 50cm - 60cm, bắt đầu cắt ghép mắt, mầm các giống có chất lượng cao. Để đảm bảo dinh dưỡng cho cây phát triển tốt, mỗi ngày nên hòa ít nước với phân lân tưới cho cây, giữ cho bầu đất luôn ẩm, khi nắng gắt nên phủ bạt che cây, tránh cho cây bị mất nước, héo lá. Với cách làm này, vườn ươm của anh Thắng luôn phát triển tươi tốt.
Nhờ chăm sóc tốt nên vườn ươm của anh Thắng luôn xanh tươi tốt
Hiện nay, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc đang phát triển mạnh, khiến nhu cầu mua cây giống tăng cao. Mỗi năm vườn ươm của anh Thắng xuất bán hàng ngàn cây giống ra các thị trường trong và ngoài tỉnh như Điện Biên, Lai Châu... thu về hàng trăm triệu đồng. Mỗi loại cây giống trong vườn anh Thắng có giá bán khác nhau, có loại giá 20.000 đồng/gốc và loại thì giá 40.000 đồng/gốc, tùy vào từng thời điểm.
Nắm được nhu cầu thị trường, năm 2017, anh thành lập Hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh các loại cây giống trồng. Không những thế khu vườn của anh Thắng lúc nào cũng tạo việc làm cho 7 - 8 lao động địa phương, với mước thu nhập 12.000/ngày.
Theo Danviet
Sơn La: Thức ì ọp cả đêm canh từng giọt nước ở vùng đất khát Tuy đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa xoa dịu đi cái oi bức sau trận nắng nóng kéo dài vừa qua ở Sơn La, nhưng vẫn chưa thể giảm bớt đi cơn khát nước ở nhiều nơi, trong đó có bản Búc (xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn). Thiếu nước sinh hoạt nhiều người phải thức ì ọp cả đêm lên...