Kỳ Co – hãy đến lúc bình minh, ngắm mặt nước màu xanh ngọc bích
Những năm gần đây, Kỳ Co trở thành tâm điểm cho hàng ngàn du khách gần xa khi đi du lịch Bình Định. Màu nước xanh ngọc bích trong vắt giữa mùa hè là thứ sắc màu nhận diện độc đáo của địa danh này.
Một đàn dê nhởn nhơ đi dạo trên đường đến Kỳ Co .Ảnh: Phương Nguyễn
Thật ra, với những người chuyên về du lịch trải nghiệm, thời điểm để đến một nơi nào đó là yếu tố quan trọng hàng đầu. Lý do đơn giản là mỗi lúc, nơi chốn đó sẽ có một gương mặt, hình ảnh rất khác nhau.
Nếu thích ồn ào, náo nhiệt đông vui, hãy đi Kỳ Co vào mùa hè từ khoảng 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, giờ mà phần đông khách du lịch được các công ty lữ hành đưa đến. Nhưng nhớ, mùa hè miền Trung thường nắng nóng, đôi khi nắng quá, nhiệt độ cao quá cũng làm chuyến tham quan mất vui. Nếu là người thích sự yên tĩnh, vắng vẻ thì khung giờ lý tưởng là sáng sớm hoặc chiều muộn.
Kỳ Co nhìn từ trên cao trong một buổi sáng yên tĩnh
Thời điểm tốt nhất nên đến Kỳ Co là lúc những tia nắng đầu tiên trong ngày lóe lên trên biển, mọi thứ sẽ thật dễ chịu. Hãy tận hưởng đoạn đường vòng vèo từ xã Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn) rẽ phải đến với đảo ngọc. Bạn sẽ có dịp được nhìn ngắm toàn cảnh làng chài yên bình còn đang say ngủ trong gió sớm. Những nếp nhà cũ với màu ngói đỏ thân thương nằm nép mình san sát nhau nhìn ra một bờ cát thoai thoải vàng nhạt đang nhẫn nại đón từng lớp sóng vỗ bờ.
Cũng trên đoạn đường này, một bên là đồi núi bạt ngàn cây hoang dại, một bên là vực biển êm đềm xanh thẳm. Những đàn dê được thả rong không người trông coi đi từng hàng có thể là bối cảnh chụp ảnh khá thú vị.
Đến Kỳ Co lúc chưa có ai quả là khác biệt. Không gian thoáng đãng, trong gió thơm thơm mùi cây cỏ hòa với mùi biển mặn mòi. Người ta có thể thảnh thơi ngồi trước biển đọc một quyển sách nhỏ, chờ ngắm những tia nắng đầu tiên của ngày. Người thì tha hồ lặn ngụp trong làn nước mát lạnh cùng những đàn cá nhỏ bơi thành cụm ngay gần bờ.
Du khách có thể kết thúc hành trình sớm bằng tour ẩm thực theo phong cách người địa phương tại làng chài Nhơn Lý gần đó. Buổi sớm, chợ ở làng đã rất rộn ràng với đủ món ăn đầu ngày hấp dẫn như bánh xèo mực, bánh canh, bún chả cá, bánh hỏi lòng heo… Đặc biệt nhất vẫn là món bánh xèo mực trứ danh bởi độ tươi ngon, thơm ngọt trong từng chiếc bánh.
Điểm nhấn mới ở Kỳ Co
Đó là cây cầu độc đáo nhỏ nhắn có sàn gỗ được xây dựng uốn lượn theo các vách núi đá ở mạn trái của đảo. Cầu được thiết kế đơn giản và sơn màu khá bắt mắt. Có một chút cảm giác “phiêu lưu” khi đi trên cầu bởi ngay dưới chân mình thôi là những đợt sóng mạnh vỗ ầm ầm vào vách núi đá.
Theo thanhnien.vn
Bình Định nổi tiếng với món bún nào?
Nhắc đến Bình Định thì không thể không nhắc đến các món đặc sản là đặc trưng tại đây.
Món bún nổi tiếng của Bình Định
Hỏi:
Bình Định nổi tiếng với món bún nào?
A. Bún măng vịt Quy Nhơn
B. Bún tôm càng xanh Quy Nhơn
C. Bún chả cá Quy Nhơn
Video đang HOT
D. Bún chả gà Quy Nhơn
Đáp án:
C. Bún chả cá Quy Nhơn
Bún chả cá là món ăn du khách nhất định phải thử khi đến thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp của tỉnh Bình Định. Chả cá được làm từ các loại cá biển tươi, thường là cá thu. Người ta nạo nhuyễn thịt cá, nêm gia vị vừa ăn rồi quết chả đến khi đạt độ dai ưng ý, sau đó đem hấp hoặc chiên. Nước dùng cho bún chả cá cũng là một yếu tố quan trọng của món ăn, thường được ninh bằng xương cá, đầu cá... để có vị ngọt thanh tự nhiên.
Bún chả cá Quy Nhơn (Ảnh: Du lịch).
Món tré đặc sản ở Bình Định
Hỏi:
Món tré là đặc sản làm từ thịt gì ở Bình Định?
A. Thịt dê
B. Thịt bê
C. Thịt gà
D. Thịt heo
Đáp án:
D. Thịt heo
Nhắc đến đặc sản Bình Định, người ta không thể quên món tré độc đáo. Tré thường được chế biến từ thịt đầu heo như mũi heo, tai heo, bì... thái mỏng trộn đều với thính, riềng, ớt, tỏi, mè... để lên men tự nhiên. Bên cạnh hương vị đặc biệt, tré Bình Định còn có vẻ ngoài ấn tượng vì được kỳ công, khéo léo bọc lớp vỏ rơm như những cán chổi nhỏ, thuôn hai đầu, treo thành chùm lủng lẳng.
Hỏi:
Tại Bình Định, bạn có thể thưởng thức sự kết hợp món ăn độc đáo nào sau đây?
A. Bánh hỏi lòng heo - cháo lòng
B. Bánh canh lòng heo - cháo lòng
C. Bánh phở lòng heo - cháo lòng
D. Bánh bèo lòng heo - cháo lòng
Đáp án:
A. Bánh hỏi lòng heo - cháo lòng
Bánh hỏi lòng heo là món ăn phổ biến ở Bình Định, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bánh hỏi Diêu Trì ở huyện Tuy Phước. Món ăn giản đơn này chỉ gồm bánh hỏi làm từ bột gạo cùng đủ loại lòng heo thái miếng vừa ăn, dùng chung với rau sống, nước mắm pha... Bên cạnh đó, khác một số nơi, người Bình Định thường ăn kèm bánh hỏi lòng heo với cháo lòng nấu loãng, ấm nóng, có thêm huyết và rắc chút hành, tiêu... dậy mùi thơm hấp dẫn.
Bánh hỏi lòng heo - cháo lòng (Ảnh: Yan).
Nhãn hiệu nem chả nổi tiếng Bình Định
Hỏi:
Bình Định nổi tiếng với nhãn hiệu nem chả nào?
A. Nem chả chợ Gạo
B. Nem chả chợ Huyện
C. Nem chả chợ Phường
D. Nem chả chợ Lách
Đáp án:
B. Nem chả chợ Huyện
Nem chả chợ Huyện từ lâu là một đặc sản nổi tiếng của Bình Định, đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ chứng nhận nhãn hiệu. Nguyên liệu chính để làm nem, chả là thịt nạc heo tươi được chế biến, nêm gia vị theo bí quyết riêng. Riêng với nem, người ta thường dùng lá ổi để gói lớp trong và lá chuối bọc ngoài. Nem chả chợ Huyện của Bình Định giòn dai tự nhiên, hương vị đậm đà, có được nét riêng so với một số nhãn hiệu nem chả nổi tiếng khác trong cả nước.
Nem chả chợ Huyện (Ảnh: Du lịch).
Hỏi:
Địa danh Mỹ Cang ở huyện Tuy Phước, Bình Định thường được nhắc đến với món ngon nào sau đây?
A. Bánh đập
B. Bánh khó
C. Bánh xèo
D. Bánh bèo
Đáp án:
C. Bánh xèo
Bánh xèo Mỹ Cang là một trong những món ngon có tiếng của Bình Định. Còn gọi là bánh xèo tôm nhảy, thành phần không thể thiếu của món ăn này là những con tôm tươi sống, còn nhảy tanh tách được rải đều, rải dày làm nhân bánh. Người dân thường ăn kèm bánh xèo Mỹ Cang với bánh tráng gạo địa phương, cuốn thêm rau sống, một ít xoài, dưa leo thái mỏng... chấm nước mắm cốt pha ớt, tỏi, chanh, đường... bắt vị.
Hỏi:
Bình Định còn có một đặc sản với tên lạ nào?
A. Bánh ít lá gai
B. Bánh nhiều lá gai
C. Bánh không lá gai
D. Bánh không nhân
Đáp án:
A. Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là đặc sản du khách không nên bỏ qua khi đến Bình Định. Nguyên liệu làm bánh cần có lá gai, nếp, đường, dừa, đậu xanh... Trong đó, lá gai chính là thành phần tạo nên màu đen đặc trưng của vỏ bánh. Sau công đoạn làm vỏ bánh và nhân bánh, người ta sẽ gói bánh thành hình chóp nón đáy vuông, sắc cạnh đẹp mắt. Bánh ít lá gai Bình Định thơm, dẻo mịn, vị ngọt, bùi, hơi đắng nhẹ... hấp dẫn.
Bánh ít lá gai (Ảnh: Du lịch).
Đặc sản nức tiếng của đất Tam Quan, Bình Định
Hỏi:
Loại bánh nào sau đây là một đặc sản nức tiếng của đất Tam Quan, Bình Định?
A. Bánh đỏ
B. Bánh đen
C. Bánh trắng
D. Bánh hồng
Đáp án:
D. Bánh hồng
Bánh hồng Tam Quan là đặc sản không thể không nhắc đến ở "đất võ" Bình Định. Nguyên liệu chính để làm bánh hồng là nếp ngự, dừa, đường, bột nếp khô áo ngoài... Bánh hồng thường có màu trắng đục, song cũng có khi người ta thêm ít màu thực phẩm như hồng, xanh lá vào bánh. Khi ăn, bánh hồng được cắt thành từng miếng nhỏ, thường là hình thoi hay tam giác đẹp mắt.
Bánh hồng (Ảnh: Yan).
Theo thoidai.com.vn
7 món ăn không nên bỏ lỡ khi đến Quy Nhơn Nem, tré, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo... chắc chắn sẽ khiến bạn lưu luyến mảnh đất này. Kích cỡ chiếc bánh xèo tôm nhảy bằng lòng bàn tay người lớn nhưng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của bạn nhờ topping nhiều tôm hấp dẫn. Điểm nhấn của món bánh nằm ở chén nước mắm vừa miệng, thêm ớt cay...