‘Kỵ binh bay’, đội quân huyền thoại của người Ba Lan
Trong lịch sử, ngoài các chiến binh Vikings, Roman hay Samurai Nhật, ‘ Kỵ binh bay’ Winged Hussars cũng là đội quân có sức mạnh khủng khiếp trên lưng ngựa.
“Kỵ binh bay” Hussars được mô phỏng lại trong một đợt tấn công của các. Ảnh: Deviantart.
“Kỵ binh bay” không chỉ đặc biệt ấn tượng bởi đôi cánh khiến họ trông như một đạo quân bước ra từ thế giới thần thoại, đội quân này còn nổi tiếng với chiến thuật quân sự thông minh và chiếc áo giáp sắt đặc biệt tạo nên sức mạnh hủy diệt quân thù.
Điều đặc biệt ở đôi cánh của các chiến binh Hussars là chúng không chỉ mang tính trang trí mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến thuật khi ra trận. Theo đó, để chiếm thế thượng phong trên chiến trường, Hussars cần reo rắc nỗi kinh hoàng cho đối phương ngay từ khi xuất hiện, trước khi bên kia chiến tuyến kịp hiểu điều gì đang xảy ra.
Các chuyên gia cho rằng, bộ cánh trên lưng các chiến binh Hussars cùng với hệ thống vũ khí mạnh mẽ sẽ khiến họ trông chẳng khác gì những thiên thần bước ra từ huyền thoại. Điều này đủ làm cho mọi đối thủ cảm thấy hoảng loạn trong thời kỳ mà thông tin giữa các vùng đang rất hạn chế, chẳng ai biết ai là ai.
Hình ảnh của “Kỵ binh bay” Hussars huyền thoại của Ba Lan. Ảnh: Pinterest.
“Kỵ binh bay” có tên tuổi khiến cho quân thù khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy đôi cánh trên chiến trường, với vô số trận chiến, họ gần như bất bại.
Chuỗi bất bại này tạo ra Kỷ nguyên Vàng (Golden Age) kéo dài 100 năm của các chiến binh Hussars. Trên địa hình bằng phẳng, họ gần như bất bại. Không những thế, đa số các cuộc chiến, quân số của đoàn kỵ binh này đều ít hơn đối thủ rất nhiều.
Video đang HOT
Đặc biệt, năm 1605, diễn ra trận chiến Kircholm, trong đó quân Thụy Điển vượt trội với 11.000 quân trang bị súng trường. Còn phía Ba Lan chỉ có 1.900 “Kỵ binh bay”. Thế nhưng, kết quả thật bất ngờ khi quân Thụy Điển thảm bại với 6.000 quân tử trận hoặc thương vong, phía Hussars bị mất chưa đến 100 người.
Trận chiến đáng sự hào nhất và cho thấy rõ sức mạnh huyền thoại của đoàn kỵ binh có cánh chính là khi họ phải đối đầu kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ: Đế chế Ottoman, đế chế mới đã hủy diệt đế chế La Mã cũ để thống trị châu Âu.
Chỉ với 3.000 kỵ binh Hussars để đánh bại đội quân hùng hậu 200.000 người vào năm 1683 trong trận Vienna (giải cứu thủ đô nước Áo Vienna khỏi sự bao vây của quân Ottoman).
Hình ảnh về “Kỵ binh bay” Hussars được tái hiện lại trong thời hiện đại. Ảnh: Newsweek.
Khi công nghệ phát triển, các ứng dụng được đưa vào chiến trường buộc chiến thuật phải thay đổi theo. Trong số đó, súng là một trong những phát minh ảnh hưởng mạnh nhất đến các cuộc chiến.
Khi súng xuất hiện, chúng gần như khiến kiếm, giáo, cung trở nên vô dụng. Tuy nhiên, với các chiến binh Hussars, những loại súng thô sơ ban đầu không đủ để cản bước họ. Với lớp giáp dày dặn, các chiến binh Hussars sẵn sàng lao vào quân thù, chịu 1-2 loạt đạn để áp sát, kết liễu trước khi đối phương kịp nạp đạn lại.
Cuối cùng, các “Kỵ binh bay” Hussars cũng được trang bị súng cho riêng mình. Thời điểm đó, đội quân này trở nên khủng khiếp hơn bao giờ hết khi cưỡi ngựa chiến, mặc trọng giáp, tấn công quân thù bằng giáo, kiếm, rìu và cả súng.
Với những chiến công vang dội của mình, “Kỵ binh bay” Hussars đã trở thành niềm tự hào của người Ba Lan cho đến tận ngày nay.
Sự thật 'Kinh hoàng' về đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Theo một số tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung để chôn trong lăng mộ.
Đội quân đất nung của Trung Quốc được những nông dân địa phương phát hiện vào năm 1974 tại Tây An, Trung Quốc. Những nông dân đã có phát hiện tuyệt vời này khi họ đang đào một cái giếng.
Đội quân đất nung trên được tạo ra để mai táng trong lăng mộ của Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần đó là Tần Thủy Hoàng - người đã sống cách đây hơn 2200 năm. Những binh sĩ đất nung giống như người thật này có nhiệm vụ bảo vệ, hầu hạ Tần Thủy Hoàng khi ông sang thế giới bên kia.
Đội quân đất nung là một phần những hiện vật cực giá trị trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Tư Mã Thiên, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chứa nhiều kho báu và các báu vật cực giá trị, trong đó miêu tả ngôi mộ của ông vô cùng lộng lẫy, tất cả bằng vàng. Xung quanh được đính đá quý, rải châu báu từ trong ra ngoài.
Gần 8.000 tượng đất nung được chôn cất trong 3 khu vực. Đây là con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa Trung Hoa thời xưa.
Tất cả tượng binh sĩ làm từ đất nung có kích thước tương ứng với người thật và được làm hoàn toàn bằng tay. Mỗi bức tượng có gương mặt độc đáo, không giống nhau và biểu thị trạng thái cảm xúc khác biệt.
Những chiến binh đất nung bao gồm những lực lượng chiến đấu trên chiến trường bao gồm kỵ binh, bộ binh và cả chiến xa.
Theo một số tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung, nhưng đến nay các chuyên gia nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một bức tượng phi tần nào trong lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng sử sách Trung Quốc này.
Tư Mã Thiên đã viết những tài liệu nói rằng, Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng đội quân đất nung và lăng mộ ngay từ khi ông lên ngôi báu vào năm 246 trước Công nguyên. Khi đó, ông mới 13 tuổi.
Hầu hết các công nhân đang làm việc tại khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đều bị chôn sống cùng ông khi vị hoàng đế này băng hà.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Tung tích bí ẩn của con cá sấu huyền thoại ăn thịt 300 người chỉ vì 'thích' Quái vật Gustave hiện vẫn đang là nỗi sợ hãi của người dân châu Phi. Không ai biết nó lẩn trốn ở đâu và cũng không có bằng chứng nào cho thấy rằng nó đã chết. Hầu hết các loài động vật hoang dã lớn đều có thể tấn công và ăn thịt người nếu cảm thấy bị đe dọa. Với cá sấu,...