“Kỳ bí” về ngôi miếu cổ trong lòng cây si
Không biết ngôi miếu cổ ở thôn Văn Minh, xã Văn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) có từ niên đại nào, nhưng hàng trăm năm qua, người dân luôn kính cẩn trước ngôi miếu cổ này. Điều đặc biệt, ngôi miếu được bao bọc bởi cây si cổ thụ.
Ngôi miếu cổ ở thôn Văn Minh tựa mình bên triền núi sơn thủy hữu tình, một bên là núi non trùng điệp, một bên là con sông uốn lượn nên thơ. Và điều đặc biệt hơn là phía bên trên miếu có một cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Gốc cây si cắm từ trên nóc miếu, rễ cây xù xì bám chặt xung quanh, tán cây tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên tạo nên nét cổ kính, linh thiêng.
Ngôi miếu cổ được bao bọc bởi cây si hàng trăm năm tuổi
Phía trong miếu có nhiều câu đối bằng chữ Hán được viết nên từ khi lập miếu nhưng đến nay trong làng vẫn chưa ai có thể dịch nghĩa được câu đối này. Và đó cũng đang là dấu chấm hỏi cho các nhà chuyên môn.
Ngôi miếu này được người dân địa phương giữ gìn và chăm nom cẩn thận. Hàng năm có rất nhiều du khách khắp cả nước đến viếng nén tâm nhang và tìm hiểu nguồn gốc ngôi miếu cổ.
Người dân khi đến viếng miếu luôn tỏ lòng thành kính
Qua tìm hiểu, chúng tôi được một số cụ cao niên ở trong thôn cho hay: Ngôi miếu có từ thời nào hiện không ai năm rõ, và cũng chưa có một tài liệu nào ghi lại một cách chính xác về ngôi miếu này. Họ chỉ biết người đời kể lại rằng, tương truyền, cách đây hơn 300 năm trước, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, vùng đất An Sinh (thôn Văn Minh ngày nay) với vị trí đắc địa, kín đáo, khí hậu trong lành nên được chúa Nguyễn lựa chọn là nơi nghỉ dưỡng cho các đội. Ngôi miếu này cũng được lập nên từ đó và tồn tại đến bây giờ. Ngôi miếu lập nên là để thờ một vị tướng triều Nguyễn không chỉ am tường về địa lý mà còn giỏi bốc thuốc chữa bệnh cứu người.
Video đang HOT
Qua bao nhiêu bom đạn, ngôi miếu vẫn trụ vững
Người dân nơi đây thường gọi ngôi miếu này là Miếu Bà, bởi cách đó vài trăm mét cũng có một ngôi miếu khác mang tên Miếu Ông. Nhưng trong những năm chiến tranh, miếu Ông đã bị bom đạn tàn phá, hiện không còn dấu tích.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, có một tiểu đoàn xe tăng ẩn náu ở đây. Đội dân quân du kích xã Trường Thuỷ cũng chọn nơi đây để huấn luyện. Không biết từ lúc nào, ở đây đã mọc lên một cây si thân hình xù xì với bộ rễ bao bọc, bám chặt từ nóc miếu.
Rễ cây si phủ xuống ôm trọn ngôi miếu
Điều đặc biệt là trải qua hàng chục năm ròng rã hứng chịu biết bao làn bom đạn xối xả của kẻ thù, nhưng không một quả đạn nào đánh trúng ngôi miếu cổ và cây si trên đó. Ngược lại, toàn bộ cây cối lớn nhỏ xung quanh đã bị bom đạn san bằng.
Địa danh lịch sử
Trong những năm đầu của thế kỷ trước, một số người dân làng Quy Hậu, xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ đã lên vùng đất này lập nghiệp sinh sống. Làng được lấy tên là An Sinh, với ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no đủ.
Đây là vùng đất cạnh núi, gần sông, vị trí đắc địa nên trong chiến tranh An Sinh được người dân địa phương lựa chọn làm nơi trú ẩn, che giấu bộ đội, tập kết vũ khí, phương tiện. Đây còn là điểm trung chuyển vũ khí, lương thực của các đội quân trên đường Nam tiến.
Ngôi miếu cổ được công nhận là di tích lịch sử, nơi thành lập lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Quảng Bình
Ngày 4/7/1945, tại trại sản xuất An Sinh, xã Văn Thuỷ đã diễn ra Hội nghị Tổng bộ Việt Minh. Hội nghị đã quyết định thành lập các tổ, đội tự vệ tập trung, các khu căn cứ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị. Từ đây, lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đã ra đời trong sự che chở đùm bọc của người dân địa phương trong những năm chiến tranh.
Đây là địa danh lịch sử được nhiều người biết đến
Qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân đoàn kết một lòng nên đã góp phần đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vùng đất này cũng được tách ra và hình thành nên xã Văn Thủy ngày nay. Chính vì đây là địa chỉ đỏ trong chiến tranh với bao trang sử hào hùng nên vùng đất này cùng với cây si cổ thụ đã trở thành di tích lịch sử ghi dấu mốc son chói lọi của LLVT tỉnh Quảng Bình.
Tấm bia ghi lại những chiến tích lịch sử của quân và dân ở miếu An Sinh
Năm 2005, được sự quan tâm của Bộ CHQS tỉnh và cấp uỷ, chính quyền địa phương, khuôn viên khu di tích đã được trùng tu xây dựng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Năm 2011, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục tu bổ và xây dựng mới một số hạng mục như: cổng, hàng rào, đường bê tông vào khu di tích.
Ông Đỗ Tấn Thùn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Văn Minh – người được giao trách nhiệm trông coi khu di tích cho biết, đây là khu di tích có ý nghĩa quan trọng ghi dấu một thời kỳ oai hùng trong chiến tranh. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp bà con địa phương hết sức gìn giữ và trông nom cẩn thận với một lòng thành kính. Ngôi miếu cổ bao bọc bởi cây si được xem là chốn tâm linh để bà con đến tâm nhang cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Theo Dantri
Nỗi đau vụ thảm sát Mỹ Thuỷ khiến 526 thường dân thiệt mạng
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày xảy ra vụ thảm sát 526 người dân vô tội ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị, sáng 8-4, Đảng ủy, chính quyền xã Hải An đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát.
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hải An (1930-2010), dù sống dưới ách đô hộ và thống trị của thực dân Pháp nhưng nhân dân xã Hải An vẫn một lòng đi theo cách mạng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì phong trào cách mạng ở xã Hải An cũng phát triển rộng khắp và đã cùng quân dân cả nước đứng lên tranh đấu giành lấy chính quyền năm 1945. Đầu năm 1946, thực dân Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta, vi phạm trắng trợn Hiệp định sơ bộ Việt Pháp. Trước tình hình đó, từ sau hội nghị cán bộ toàn tỉnh Quảng Trị vào tháng 3-1946, Chi bộ Đảng Tân- Thuận- Mỹ được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng của nhân dân địa phương. Từ đó, lực lượng cách mạng của xã Hải An đã phối hợp với nhân quân, du kích các xã bạn phá ấp, diệt tề, tổ chức đánh địch ở xóm Kênh, tiêu diệt nhiều tay sai địch, cùng với nhiều trận đánh lớn nhỏ gây tiếng vang lớn, trở thành nỗi khiếp sợ cho quân địch ở vùng ven biển...
Gặp gỡ nhân chứng vụ thảm sát năm xưa tại làng chài Mỹ Thủy
Cuối năm 1947, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch bình định ráo riết, tập trung càn quét vùng đồng bằng và các khu dân cư trên quy mô lớn. Đầu năm 1948, thực dân Pháp chuyển hướng chiến lược chiến tranh từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang đánh lâu dài với ta. Kẻ thù đã không từ bỏ thủ đoạn nào để phá hoại mùa màng, đốt phá nhà cửa, ngư lưới cụ, thuyền bè, bắn giết nhân dân nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến... Đỉnh điểm nhất về tội ác của thực dân Pháp là gây ra 2 vụ thảm sát đối với đồng bào vô tội thôn Mỹ Thủy vào năm 1948.
Sáng sớm 19-3-1948, khi gần 20 chiếc thuyền của bà con ngư dân Mỹ Thủy đang hành nghề trên biển thì vô cớ bị thực dân Pháp cho tàu, ca nô vây quanh rồi dùng những khẩu súng đại liên nhả đạn tới tấp, chỉ trong vòng 20 phút, khoảng 60 ngư dân đã bị giặc Pháp tàn sát dã man...
Ngày 8-4-1948, khi nước mắt của người dân khóc cho người thân bị thảm sát trên biển chưa ráo, thì thực dân Pháp tiếp tục gây ra vụ tàn sát, đốt phá hết sức dã man. Trong lúc 2 thuyền buôn trọng tải khoảng 5- 7 tấn đang bóc dỡ muối và đường, phân tán trong nhân dân để phục vụ kháng chiến thì bị máy bay của thực dân Pháp phát hiện và càn quét. Chúng chuyển quân theo hai hướng: từ đồn Thanh Hương (Thừa Thiên Huế) đánh ra; từ Hội Yên- Thi Ông (huyện Hải Lăng) đánh vào thôn Thuận Đầu, qua Tân An rồi cùng tiến về làng Mỹ Thủy (xã Hải An).
Đến đâu thực dân Pháp cũng tỏ ra khát máu, tàn sát cụ già, em nhỏ, hãm hiếm phụ nữ đến chết, phóng hỏa đốt phá nhà cửa, làng mạc... Chỉ sau hơn 3 giờ tàn sát rồi rút quân, thực dân Pháp đã để lại một cảnh tượng hoang tàn, tang tóc bao trùm trên làng chài Mỹ Thủy. Cả làng chỉ còn lại hơn 20 người và những đứa trẻ còn sót lại vì bị thương, nằm xen lẫn trong đống xác người bị tàn sát mà thực dân Pháp tưởng đã chết. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, thực dân Pháp đã thực hiện 2 vụ thảm sát đẫm máu đối với người dân thôn Mỹ Thủy, cướp đi sinh mạng của 526 dân thường vô tội, trong đó phần lớn là người già và trẻ em, gây nên nỗi đau không thể nguôi và nỗi hờn căm của người dân thôn Mỹ Thủy...
65 năm sau ngày xảy ra các vụ thảm sát trên, bộ mặt của làng chài Mỹ Thủy năm xưa đã hồi sinh và từng ngày phát triển. Đời sống người dân ơi đây cũng dần no ấm. Tuy nhiên, trong ký ức của mỗi người dân nơi đây vẫn còn âm ĩ, ám ảnh với nỗi đau của người thân mình năm nào... Trong không khí thiêng liêng, lãnh đạo huyện Hải Lăng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hải An đã ổ chức tưởng niệm, thành kính dâng hương, dâng hoa lên vong linh của những thường dân vô tội bị thảm sát, mong phần nào vơi bớt nỗi đau thương... Lễ tưởng niệm cũng nhằm ôn lại quá khứ bi thương mà anh dũng của toàn Đảng bộ, nhân dân xã Hải An anh hùng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước trong nhân dân cũng như thế hệ trẻ của địa phương, tiếp tục truyền thống hào hùng đó để phát triển quê hương trong thời kỳ mới ngày càng giàu đẹp, ấm no.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại lễ tưởng niệm:
Dân làng Mỹ Thủy thể hiện quyết tâm giữ đất giữ làng qua tiết mục múa của hội đóng
Một tiết mục múa của hội đóng ở làng Mỹ Thủy tại lễ tưởng niệm
Lãnh đạo huyện Hải Lăng dâng hương tại đền chứng tích vụ thảm sát ở Mỹ Thủy
Nhiều thế hệ làng chài Mỹ Thủy vẫn chưa nguôi ngoai được nỗi đau vụ thảm sát năm xưa
Người dân thôn Mỹ Thủy thắp hương tưởng niệm người thân bị thảm sát năm xưa
Đông đảo cán bộ, người dân xã Hải An đã đến dự
tưởng niệm 65 năm ngày xảy ra vụ thảm sát dân thường năm xưa.
Theo ANTD
Phát biểu kết luận của đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị Nguyên văn phát biểu kết luận của đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, ngày 9-4. - Kính thưa các đồng chí đại biểu các Ban Đảng Trung ương - Thưa toàn thể các đồng chí! Sau một ngày làm việc...