Kỳ bí trấn yểm bằng oan hồn trinh nữ ở Việt Nam
Xung quanh những khu mộ cổ, nhà cổ, người dân bản địa thường truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn về việc trấn yểm bằng… gái đồng trinh.
Khu mộ đá cổ và lời trấn yểm oan hồn trinh nữ
Nhiều người nói khu mộ cổ Đống Thếch tồn tại hàng trăm năm giữa cánh đồng xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình là khu địa linh, chôn cất thân xác của dòng họ “danh gia vọng tộc” Đinh Công xứ Mường. Khi tiến hành mai táng, những quan lang đã cho người sử dụng trinh nữ để yểm bùa và tẩm thuốc độc khiến những kẻ trộm mộ phải chịu sự trừng phạt đau đớn.
Tất cả các ngôi mộ cổ Đống Thếch đều được chôn với những cột đá cao từ 1-3m, phía đầu mộ đá to, chân mộ chôn đá nhỏ, hai bên được bao bọc bởi hàng rào đá xếp ken dày. Dưới những ngôi mộ cổ, ngoài ngững đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, những vị quan lang xứ Mường khi chết còn di chúc cho người hầu chôn sống các cô gái xinh đẹp còn trinh theo mình. Những trinh nữ bị chôn sống này ngoài nhiệm vụ hầu hạ các chủ nhân, còn được xem như thần giữ của.
Trước khi chôn, các cô gái được tắm rửa sạch sẽ, ăn của ngon vật lạ và ngậm sâm khi chôn. Sau này khi khai quật mộ, người ta phát hiện ra rất nhiều hình nộm người mà theo truyền thuyết, các hình nộm này đều được yểm bùa, ngâm trong thuốc độc, ai chạm vào, chất độc sẽ ngấm vào người cho đến chết.
Khu mộ cổ Đống Thếch
Có những lời đồn rùng rợn về khu mộ cổ Đống Thếch, rằng có gia đình liều mạng đưa hài cốt người thân táng vào khu mộ địa này, lập tức cả nhà phát điên. Chỉ đến khi một bà mỡi lập đàn cúng tế, sai gia đình đưa hài cốt người thân ra chỗ khác, mọi người mới lại được yên.
Hoặc người ta cũng đồn đại, khu mộ cổ được xem như vùng đất thiêng, ai vào đây trót lấy dây quấn xung quanh hoặc dùng dao chém vào các cột đá sẽ bị thánh thần làm cho mê mẩn đầu óc không biết đường ra. Nếu không có người khác phát hiện và tìm cách “giải cứu” thì sẽ vĩnh viễn biến mất một cách khó hiểu trong khu mộ rộng chỉ “một tầm tiếng hú”.
Những câu chuyện truyền tai rùng rợn đó còn chưa rõ thực hư. Tuy vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng khu mộ cổ Đống Thếch mang giá trị văn hóa, khảo cổ lớn lao cho các nhà nghiên cứu văn hóa Mường. Chỉ có điều, trong suốt một thời gian dài, khu mộ cổ đã không còn nguyên vẹn vì bị bọn trộm không tiếc tay đào bới tìm cổ vật.
8 oan hồn trinh nữ trong ngôi “nhà ma”?
Quá trình tháo dỡ ngôi nhà cổ có tuổi thọ gần 100 năm của cụ Nghị Dong ở làng Si, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương để xây dựng công trình của huyện gặp nhiều chuyện kỳ quái.
Vị cán bộ huyện kí quyết định tháo dỡ ngôi nhà của cụ Nghị Dong để xây dựng công trình của huyện bị chết cuối năm 2011. Trong quá trình thi công, mặc dù nền đất dưới ngôi nhà rất mềm nhưng hai máy xúc đầu tiên đều bị chết máy và gẫy hai răng ở phần gầu xúc.
Những người thợ xây trong quá trình dùng giàn khoan tay để khoan lỗ nhồi cọc bê tông thì phát hiện ra 2 cái chum, bên trong có đựng xác người. Sau đó, người ta cũng phát hiện ra cái chum thứ 3, định cho máy xúc vào đào, nhưng gầu xúc cứ chạm đất là bị khựng lại. Công nhân thấy vậy thì bỏ công trình đấy không dám làm tiếp.
Chủ công trình có mời thầy cúng về làm lễ thì được thầy cúng cho hay, dưới mảnh đất này có 8 cái chum, đựng 8 xác người theo trận đồ bát quái để “yểm” long mạch. Vì thế mới có chuyện máy cẩu hỏng liên tục khi đang thi công công trình và vị lãnh đạo ký quyết định phá bỏ ngôi nhà bị “vật” chết.
Chiếc mũi khoan bị gãy khi thi công công trình
Người dân quanh khu vực công trường cho biết, suốt mấy đêm liền, đơn vị mời thầy cúng về làm lễ, trong ngoài được canh gác cẩn mật. Dân chúng quanh vùng kéo tới xem đặc kín khu vực trước cổng công trường. Trước khi làm phép, thầy pháp sư còn dặn dò những người xung quanh, xem xong thì bấm nhau đi về chứ đừng gọi tên kẻo những oan hồn trinh nữ được trấn yểm nơi đây theo về bắt người. Sau khi làm lễ, vị pháp sư khẳng định, đã trục hết 8 oan hồn trinh nữ ở đây, mọi người cứ yên tâm.
Nói về những chuyện ly kỳ quanh căn nhà cổ khi bị tháo dỡ, ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách khẳng định, chuyện căn nhà cổ bị “yểm” bằng oan hồn trinh nữ và vị cán bộ huyện bị “vật” chết chỉ là tin đồn thất thiệt. Tuy vậy, người dân trong vùng vẫn bán tín bán nghi về những câu chuyện truyền miệng, còn những người già thì tỏ ra tiếc nuối vì ngôi nhà cổ không được giữ lại.
Chôn sống gái đồng trinh làm thần giữ của?
Nhiều người dân xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội kể, dưới chân ngôi miếu nằm trên bốn tảng đá trắng ở đỉnh núi Bạch Tuyết có đến hàng tấn vàng bạc châu báu được chứa đầy trong một cái hầm đá rộng bằng gian nhà. Kho báu đó do người Tàu để lại từ hàng ngàn năm trước nhưng không ai có thể đột nhập để lấy đi bất cứ cái gì vì nó đã được yểm bùa bằng “linh hồn trinh nữ”.
Một bà lão bán nước ở đầu làng Ninh Thượng kể lại, cách đây hàng ngàn năm trước, khi người Tàu đô hộ xứ này đã ra sức vơ vét vàng bạc, châu báu khắp nơi mang về núi Bạch Tuyết cất giữ. Đến khi rút về nước, vì số lượng của cải quá lớn không mang được hết, chúng liền xây dựng một cái hầm đá dưới ngôi miếu để chứa.
Trong quá trình xây dựng, chúng cho người đi lùng bắt một thiếu nữ tuổi 13 còn trinh trắng, xinh đẹp tuyệt trần về nuôi dưỡng suốt nhiều ngày. Bữa nào cô cũng được ăn sơn hào hải vị, tắm gội bằng nước thơm cho thân thể sạch sẽ, tinh khiết. Đến khi căn hầm được xây xong, bọn chúng đem chôn sống thiếu nữ đồng trinh kia ngay nơi cửa hầm cùng với một con rùa để làm “thần giữ của”…
Bà lão bán nước ở đầu làng Ninh Thượng kể lại nhiều câu chuyện ly kỳ về “kho báu đồng trinh”
Từ đó, có nhiều câu chuyện thần thánh được người dân ở đây truyền tai nhau xung quanh “kho báu đồng trinh” kỳ bí. Rằng, có mấy người bạo gan, hám của, thuê thợ thuyền đào bới, truy tìm kho báu dưới chân miếu thiêng, lúc đào thấy một con rùa đang nằm với hàng tấn vàng bạc chói lóa, sáng lòa dưới hố, khi mang lên toàn bùn đen, đất đỏ. Từ đó, gia đình mấy anh thợ đào khoán không suy vì cách này thì cũng lụi tàn vì cách khác, người thân đau ốm triền miên.
Cũng có người lại kể đã từng nhìn thấy trăn rắn, gà vàng, cóc bạc chui ra từ kẽ đá dưới chân ngôi miếu vào những hôm trời nổi gió, mưa dông. Nếu ai lỡ bắt mang về thì “Thánh vật” cho cả nhà sống cũng vật vờ như chết. Đến khi nào mang trả đồ vật, đồng thời phải “trai giới” dâng hương tế lễ đúng 7 ngày mới mong tai qua, nạn khỏi.
Tuy vậy, ông Vũ Tiến Tiu (SN 1957), Trưởng Ban kiến thiết thôn Ninh Thượng cho biết, những câu chuyện ly kỳ đó chỉ là tin đồn. Thanh niên thôn Cát Bàng xưa có đào xem thực hư “kho báu đồng trinh” thế nào, nhưng chỉ thấy toàn đất đá. Và người dân trong vùng kể lại, chưa có ai có kết cục bi thảm như lời đồn thổi.
Theo kiến thức
"Giếng thần" phun nước hai màu ở Hòa Bình
Nếu trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước từ khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng phun lên, một tia màu trắng tinh, một tia màu hồng nhạt.
Hàng trăm năm nay người bản Khộp (xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình) vẫn coi cái giếng đó như vật báu. Mặc cho thời tiết khô hạn thì nước ở đó vẫn đầy ăm ắp, đáy giếng phun ra 2 tia nước với 2 màu sắc khác nhau. Ở đây còn có tục tắm tiên như một nét văn hóa độc đáo, đồng thời trừ tà ma.
Cách thị trấn không quá xa nhưng cuộc sống ở bản người Mường này khá thanh bình, nguyên sơ. Anh Bùi Văn Quyết, trưởng bản Khộp, tự hào: "Bản Khộp chúng tôi chẳng có thứ gì quý giá ngoài chiếc giếng này. Từ ngày có con người ở đây thì đã có giếng rồi. Dù thời tiết khô hạn thế nào thì giếng này không bao giờ cạn. Mùa đông nước giếng rất ấm áp, ngược lại mùa hè thì vô cùng mát".
Người dân địa phương cho biết, nếu giữa trưa có nắng sẽ nhìn thấy 2 tia nước với hai màu khác nhau hoàn toàn phun lên từ đáy mạnh mẽ, một tia màu trắng tinh, một màu hồng nhạt. Hai tia nước này bắn lên từ một khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng.
Anh Quyết vui vẻ nói: "Chỉ khi trời thật đẹp, trong xanh và có nắng thì hai tia nước này mới phun ra như thế. Chúng tôi cũng không hiểu có phải vì phản xạ với ánh nắng mặt trời hay không nhưng trong bản ai cũng cho rằng đó là nước thần phun ra".
Mới đây giếng Khộp được xây xung quanh nhằm thuận lợi cho việc sinh hoạt của người dân.
Cụ Bùi văn Beo (92 tuổi) là người được nghe và chứng kiến nhiều sự tích ly kỳ nhất xung quanh giếng thần này. Cụ kể: "Tôi cũng chẳng biết giếng có từ khi nào. Có ăn nước giếng, chứng kiến bao biến đổi mới thấy giếng này thiêng lắm. Mọi người có đổ bỏ bất cứ thứ gì xuống cũng không thể làm nước giếng bẩn được. Thế nhưng kiểu gì cũng bị báo oán đấy".
Đã có nhiều người ở đây không tin vào sự linh thiêng của giếng nên đã đổ chất thải xuống, chỉ vài ngày sau ốm thập tử nhất sinh. Không thầy mo, thầy lang nào chữa nổi. Có lần một cậu thanh niên mới lớn đứng cạnh giếng chửi thề thế là bị méo mồm và nằm liệt ngay. Chữa chạy tứ phương đều không được sau có người ta mách là làm lễ xin thần giếng và múc nước giếng uống mới khỏi.
Điều đặc biệt ở giếng thần này là từ già tới trẻ, nam hay nữ đều tắm tiên ngay bên miệng giếng. Anh Quyết cười bình thản: "Đó là truyền thống của bản chúng tôi rồi. Nam nữ, già trẻ lớn bé đều tắm tiên ở đây mà chẳng ai ngại ngùng gì cả. Cứ khoảng 11h trưa và 5h chiều là mọi người kéo nhau ra tắm.
Người bản Khộp tắm trần chung với nhau mà không bao giờ mảy may một ý nghĩ xấu nào cả. Thấy các cụ nói là tắm ở giếng thần này sẽ gột rửa được những tội lỗi trần tục. Hơn nữa con gái ở bản Khộp đều rất trắng trẻo là vì tắm nước giếng thần này".
Theo những vị cao niên hiểu biết trong bản thì tục tắm tiên ở giếng thần có liên quan đến lời đồn ma quái hàng trăm năm nay. Cụ Bùi Văn Chinh chia sẻ: "Ông cụ nhà tôi kể lại, thời kỳ còn hoang sơ con ma rừng hay bắt người mang về hang trên núi. Con ma rừng đã giết hại rất nhiều người trong vùng mà bất lực không có cách nào chế ngự được.
Rồi một vị pháp sư danh tiếng xứ Mường Bi từ ông Mã đạp nước cưỡi mây dùng bùa phép yểm được con ma này. Vị pháp sư này căn dặn dân bản Khộp phải thường xuyên tắm nước giếng thần thì con ma mới không dám bắt. Thế là từ đó giếng Khộp (giếng thần) có tục tắm tiên nổi tiếng khắp các miền".
Chiều xuống, Bùi Thị Ré và mấy người con gái cùng bản đang té nước tắm cho nhau. Không biết việc nhìn thấy người lạ lạc vào nơi tắm tiên có làm cho các cô các chị ngại hay không. Chỉ biết họ vẫn say sưa đắm mình vào dòng nước mát. Ré hồn nhiên chia sẻ: "Tắm tiên thế này có gì mà ngại chứ. Bọn mình tắm thế này từ bé rồi. Lớn lên vẫn tắm, có làm sao đâu".
Sang phía bên phải là đám trai làng, già có trẻ có đang tồng ngồng tắm. Họ đi tắm như đi hội, cười đùa, chọc ghẹo nhau. Một chàng trai cao to, béo trắng nổi bật trong đám đông ấy cũng trả lời rất thản nhiên rằng tắm tiên không cảm thấy ngại, nhìn thấy thiếu nữ đẹp tắm cũng như nhìn thấy đàn ông tắm cả thôi.
Có lẽ vì thế chăng mà từ trước đến nay những người dân nơi đây coi việc tắm tiên như một nét văn hóa cần được lưu truyền. Và tuyệt nhiên chưa từng xảy ra chuyện gì ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của những người dân xứ Mường này.
Theo các vị cao niên này thì dưới đáy giếng Khộp có một khúc gỗ kỳ lạ, nó được coi là khúc gỗ chấn long mạch của giếng. Cụ Bùi Văn Beo kể: "Dưới đáy giếng thần có một khúc gỗ rất kỳ lạ. Mặc dù bị ngâm dưới đáy giếng hàng nghìn năm nhưng chẳng bị mục ruỗng mà cứng như thép".
"Giếng thần" bản Khộp, Hòa Bình.
Theo cụ Bùi Văn Chính, đây là một lời nguyền liên quan đến việc giữ rừng của người Mường xưa kia. Khúc nhội nằm ở đáy giếng nhằm khơi long mạch cho người bản Khộp là vật yểm của thầy pháp sư sau khi đánh nhau với ma rừng, cứu người bản Khộp. Chính nhờ khúc gỗ đó mà nước hàng ngày cứ phun lên, người dân tắm nước này sẽ tránh được tà ma.
Anh Bùi Văn Quyết trưởng bản Khộp chỉ tay nơi khúc gỗ dưới đáy giếng chia sẻ: "Không có loại gỗ nào ngâm nghìn năm trong nước mà không bị mục ruỗng. Đây lại là loại gỗ không phải quý nhưng lại tồn tại được như vậy thì thật kỳ lạ. Có lần bản chúng tôi mang khúc gỗ này lên định làm củi nhưng rìu, búa chém vào cũng chẳng hề hấn gì".
Để chứng minh cho sự linh thiêng của khúc gỗ nhội anh Quyết kể, cách đây khoảng hơn chục năm, UNICEF cho tiền xã Ngọc Lâu xây dựng hệ thống nước sạch. Giếng nước thần cũng là một điểm cần nạo vét. Cán bộ địa phương chỉ đạo vớt khúc gỗ nằm dưới đáy giếng lên để dễ dàng cho việc nạo vét bùn. Lúc đó hàng chục trai bản được huy động dùng dây thừng, đòn để vớt khúc gỗ lên. Mặc dù nước không sâu, cây gỗ không quá lớn nhưng phải mất cả ngày đám thanh niên mới đưa được khúc gỗ đó lên bờ. Sáng hôm sau, cả bản Khộp hoảng loạn, ai nấy đều hoang mang vì giếng không còn một giọt nước. Không những vậy khu vực ao chuôm quanh vùng cũng khô cạn, đất đai quanh giếng cũng nứt nẻ khác thường.
Ông Chinh tiếp lời: "Quả đúng là thế, hôm đó cảm giác ở bản Khộp này sắp có biến. Trẻ con khóc không tài nào dỗ được. Bà con kéo nhau ùn ùn ra giếng nhìn thất thần. Cảm nhận được điều chẳng lành, các vị cao tuổi bàn nhau cho thanh niên trai tráng thả lại khúc gỗ xuống đáy giếng. Trước sự chứng kiến của dân làng, nước từ đâu lại phun lên mạnh mẽ. Mọi vật lại trở về bình thường".
Để giải mã cho những bí ẩn đó cần có những nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học. Tuy vậy việc tin vào giếng thần, tin vào khúc gỗ chấn long mạch của người bản Khộp lại như một nét văn hóa tâm linh của người dân xứ Mường.
Ông Bùi Văn Chấn, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết: "Giếng thần Ngọc Lâu là kho báu quý giá của người Mường bản Khộp. Những câu chuyện ly kỳ, thần thánh hóa đã có từ xa xưa. Nó như những câu chuyện truyền thuyết mà đời này kể cho đời khác nghe. Với người bản Khộp, giếng thần là nguồn sống của các loài người nên họ luôn có ý thức bảo vệ, không ai có thể xâm phạm đến khu giếng này nếu có ý đồ xấu".
Việc nước giếng không bao giờ cạn và rất ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè là chuyện hoàn toàn có thật. Còn nguyên nhân nước giếng đầy là do khúc gỗ nhội đúng hay không thì còn phải chờ các nhà khoa học tìm hiểu.
Anh Bùi Văn Quyết, trưởng thôn bản Khộp, chia sẻ: "Bản thân tôi là người trẻ tuổi nhưng cũng từng nghe rất nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh giếng Khộp này. Quả đúng bà con trong bản từ xưa tới nay ai ai cũng ra đây tắm tiên. Mặc dù hiện nay nhà nước cũng đã xây hệ thống nước hút từ giếng về từng nhà nhưng bà con bản Khộp vẫn chưa bỏ được tục tắm tiên ở giếng này. Chúng tôi hy vọng, các cơ quan chức năng sẽ sớm tìm lời giải thích cho những bí ẩn đùn nước 2 màu từ khúc gỗ dưới đáy giếng".
Theo Cảnh sát toàn cầu
Chuyện ly kỳ về xác ướp mặc áo cưới suốt 82 năm La Pascualita là ma-nơ-canh mặc váy cưới nổi tiếng tại Chihuahua, Mexico hơn 80 năm qua. Phía sau ma-nơ-canh này là cả một câu chuyện ly kỳ. Gương mặt này được cho là quá giống với con người thực. Người qua đường bị thu hút bởi đôi mắt trong vắt mở to, mái tóc thật với nước da hồng hào, giống một thiếu...