Kỳ bí suối ‘cá thần’ ở cửa ngõ xứ Thanh
Cùng với suối ‘cá thần’ nổi tiếng ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa còn có thêm một suối ‘cá thần’ mới, nằm ở cửa ngõ phía Bắc giáp Ninh Bình.
Đền Rồng – đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung. Trong đó, đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền Nước thờ Mẫu Thoải. Đây hai ngôi đền thiêng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh
Theo ông Đào Văn Canh (68 tuổi, trú thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long), là người trông coi 2 hai ngôi đền này cho biết: Đền được nhân dân xây dựng từ thế kỷ XVI với thế tựa lưng vào núi, hướng mặt ra dòng suối xanh.
Năm 1993, 2 ngôi đền này được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Đáng chú ý, cách đền Rồng khoảng 500m là đền Nước, nằm sát với một con suối quanh năm xanh mát, nước trong vắt. Ảnh: Đình Minh
Video đang HOT
Khoảng 10 năm trở lại đây, con suối dưới chân đền Nước xuất hiện một đàn ‘cá thần’ hàng nghìn con, có trọng lượng khoảng từ 2 – 5kg. Ảnh: Đình Minh
Đàn cá có vây, miệng có màu hồng, thân cá có màu lấp lánh ánh vàng. Cá sống trong hang, ngày ngày bơi ra dòng nước quanh đền ở một đoạn suối Khe Năn dài hơn 100m và thức ăn chính là lá cây. Ảnh: Đình Minh
Đào Văn Canh, người trông coi đền cho biết: Ban đầu, cá tại đây chỉ là một đàn nhỏ nhưng theo năm tháng, đàn cá ngày càng nhiều. Ảnh: Đình Minh
‘Đàn cá sống ở trong hang núi, ban ngày ra ngoài bơi lượn, ban đêm lại nấp vào hang. Ở đây, người dân coi cá này là cá thần nên không dám bắt, không dám ăn. Từ ngày có đàn cá, 2 ngôi đền có nhiều du khách đến thăm quan, du lịch hơn’, ông Canh chia sẻ. Ảnh: Đình Minh
Thông tin từ Văn phòng UBND huyện Hà Trung, với sự xuất hiện của đàn cá thần, cụm di tích đền Rồng – đền Nước được kỳ vọng sẽ đón được nhiều du khách hơn, trở thành điểm đến thú vị trên bản đồ du lịch tâm linh xứ Thanh. Ảnh: Đình Minh
Kỳ bí hang động Đăng ở Thanh Hóa
Quần thể danh thắng suối "cá thần" ở Thanh Hóa được nhiều người biết đến bởi những nét độc đáo riêng biệt.
Song, đến đây, du khách còn được khám phá vẽ đẹp tự nhiên của động Đăng mới được phát hiện.
Động Đăng được phát hiện tình cờ nhờ một người dân xã Cẩm Lương lên núi Trường Sinh tìm vàng, đồ cổ. Động nằm cách suối cá thần Cẩm Lương khoảng 200m. Trước đây, động bị cây cối che phủ rậm rạp, người dân không dám vào vì sợ thú dữ và mắc các bệnh lạ. Sau khi được phát hiện, chính quyền xã Cẩm Lương đã khảo sát, kéo điện vào hang, kết hợp để du khách đến tham quan suối cá, khám phá, chiêm ngưỡng vẽ đẹp kỳ bí của hang động.
Men theo sườn núi Trường Sinh, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều loại cây không thể nhớ hết tên. Có cây họ tre, dáng to cao, lóng dài, có thể làm được hong đồ xôi. Có cây họ sồi, cao chọc trời, thân to đến vài người ôm không xuể.
Cửa động Đăng rộng chừng 10-15 m, bước chân vào trong không khí thật trong lành, mát mẻ. Nền động rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đường dễ đi, xung quang vô vàn nhũ đá nhiều màu, hình thù khác nhau, ôm vách động, và vòm động rũ xuống trông giống chốn "bồng lai tiên cảnh".
Có thạch nhũ giống hình con voi của Trần Hưng Đạo, năm xưa đi đánh giặc bị sa xuống đầm lầy, có chỗ thạch nhũ lại giống con hà mã đang chồm lên sóng biển chập chờn, nơi lại giống một bà tiên lưng còng có chiếc gậy thần giúp bà chèo lên tới hang động này... Người dân địa phương truyền nhau câu truyện về bà tiên rằng, mặc dù tuổi bà đã cao, sức đã yếu nhưng bà vẫn muốn lên hang động này vì trong động có nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ.
Trên vòm động, thạch nhũ tạo nên hình hài của một nàng tiên cá đang bơi về thủy cung, thân hình nhỏ bé. Bên cạnh nàng tiên cá có quả đào trường sinh bất lão. Người dân địa phương quan niệm rằng, nếu ai nhảy lên, đầu chạm được đến quả đào này sẽ trường thọ. Đến giữa hang động có trụ đá giống cột chống trời, tượng trưng cho bà nữ oa đang đội đá vá bầu trời. Có thạch nhũ giống nàng Tô thị đang chờ chồng hóa đá, hoặc giống đôi trai gái đang đứng ôm nhau thắm thiết trong tư thế lõa thể, suối tóc của cô gái uốn lượn ôm lấy eo và dài đến gót.
Có những khối thạch nhũ "đăng châu" lấp lánh như kim cương, khi soi đèn pin vào sẽ có sự phản quang sáng cả một vòm hang và trông giống như có hằng trăm cây đèn thần bật sáng. Ngoài ra, trong động còn có một đoạn suối dài 15m, chảy quanh vách động, nước suối trong vắt, mát rượi. Khách tham quan khi mệt mỏi có thể dùng rửa mặt và trong chốc lát mệt mỏi có thể tiêu tan ...
Động Hua Mạ (Bắc Kạn) - Vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí Nằm cách hồ Ba Bể khoảng 6 km về phía Nam có một sơn động nổi tiếng, đó là động Hua Mạ hay còn gọi là "Động Treo". Một hang lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong lòng những huyền sử kỳ bí. Được gọi là Động Treo bởi hang động này nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với...