Kỳ bí khu “rừng Phật” với hàng trăm bức tượng bên dòng Mekong
Nổi bật với hơn 200 bức tượng Phật khác nhau cả về ngoại hình và kích thước, khu “rừng Phật” chạy dọc theo triền sông Mekong được đánh giá là một trong những địa danh nổi tiếng bậc nhất của Lào, nằm cách thủ đô Viêng Chăn chừng 10km về phía nam.
“ Rừng Phật“, còn được gọi là Vát Xiêng Khuôn; là một công viên được xây dựng theo đề tài Phật giáo
Khu “rừng Phật” này nằm trên đường Viêng Chăn đi Thà Đừa, cách thủ đô Viêng Chăn về phía nam khoảng 10km
“Rừng Phật” được xây dựng trên bờ sông Mekong vào năm 1958, do kiến trúc sư Phạ Khảo Lửa thiết kế
Hiện nay, “rừng Phật” là nơi lưu giữ hơn 200 bức tượng được sáng tạo theo phong cách Phật giáo và Hindu giáo. Từ cổng vào rẽ tay phải du khách sẽ nhìn thấy Nalốcsavẳn (ở trung tâm bức ảnh) được xây dựng như một ngôi chùa hang, có ý nghĩa biểu trưng về thiên đường và địa ngục, nhằm răn dạy con người hãy tránh xa điều ác và tội lỗi, phải luôn làm điều thiện
Để vào Nalốcsavẳn du khách phải chui qua miệng của con quỷ với dáng vẻ nhe nanh như đe dọa con người.
Tượng Phật khổng lồ trong tư thế nhập niết bàn (dài 50m, cao 10m) được xây dựng bằng gạch và xi măng nằm ở trung tâm của khu “rừng Phật”.
Bức tượng mô tả tư thế Phật nằm nghiêng về bên phải, tay phải gối dưới đầu còn tay trái để thuôn dài theo thân mình.
Bức tượng Phật khổng lồ này cùng với hang Nalốcsavẳn là 2 công trình lớn nhất ở “rừng Phật”.
Video đang HOT
Tổ hợp bức tượng Phật thể hiện tập tục sinh hoạt Phật giáo của người Lào.
Tượng Phật ngồi thiền.
Tổ hợp tượng Phật nhập thiền.
Tượng Phật trong tư thế thủ ấn có lán che.
Tượng Phật khước từ vũ khí thể hiện ước muốn hòa bình, không tranh giành, diết chóc.
Tượng Phật khuyên con người nên bỏ vũ khí xuống, không nên gây chiến tranh.
Tổ hợp tượng chiến binh cưỡi voi, chĩa cây đinh ba vào Phật, khi Phật đang nhập định.
Tổ hợp tượng voi và tượng khỉ quỳ trước tượng Phật.
Tượng Phật ngồi trên mình rắn 7 đầu, được 7 đầu rắn che chở nắng mưa.
Tổ hợp tượng Phật và người phụ nữ ngồi trên mình rắn 5 đầu.
Tượng Phật nhiều tay, cưỡi trên mình hổ.
Tượng thần Brahma bốn mặt nhiều tay – một trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo.
Theo truyền thuyết, thần Brahma là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ, là cha của các thần và của cả loài người.
Tượng thần Ganesha mình người, đầu voi; là vị thần tượng trưng cho trí tuệ.
Thần Vishnu – vị thần bảo hộ của Hindu giáo.
Tượng thần đứng trên voi ba đầu.
Tượng nữ thần.
Tổ hợp tượng thần bế rắn.
Tượng thần khổng lồ.
Theo kienthuc.net.vn
Ấn Độ - Nơi rắn hổ mang hung dữ được quấn lên cổ trẻ em, tắm trong sữa tươi
Nag Panchami (Nôgapanchami) là lễ hội có từ hàng trăm năm ở Ấn Độ. Đây là dịp mọi người được tiếp xúc số lượng rắn nhiều nhất ở nước này. Trẻ em sẽ ngồi trong các đền thờ ở nhiều thành phố, quấn rắn hổ mang lên cổ.
Với người dân Ấn Độ, rắn rất được tôn sùng. Không ai cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với loài bò sát nguy hiểm này.
Theo Metro, một trong những nghi lễ quan trọng được thực hiện trong dịp này là cho rắn uống sữa, ăn đồ ngọt và tung hoa lên người chúng. Qua đó, người dân muốn thể hiện tấm lòng của mình tới thần rắn Naga Devatha và mong mỏi vị thần này sẽ đáp ứng mọi điều ước của họ.
Ảnh: Zing
Trong thời gian lễ hội, du khách cũng sẽ nhìn thấy rất nhiều người bắt rắn và luyện rắn điêu luyện. Họ sẽ dùng tiếng sáo để điều khiển con vật. Những con rắn này thường là hổ mang độc. Chúng được nuôi nhốt trong những chiếc giỏ tre hoặc đất nung.
Lễ hội Nag Panchami diễn ra vào ngày thứ 5, tháng Kindu (khoảng tháng bảy, tám dương lịch). Đây là khoảng thời gian linh thiêng đối với người Ấn Độ. Năm 2017, 800.000 người luyện rắn và các hậu duệ tới tham gia vào lễ hội thần rắn tại nhiều nơi ở Ấn Độ.
Nag Panchami là lễ hội tín ngưỡng truyền thống của thần rắn và rắn được người Ấn giáo (Hindu giáo) tổ chức trên khắp Ấn Độ. Lễ hội này còn diễn ra ở những quốc gia lân cận có tín đồ Hindu giáo sinh sống.
Rắn là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ. Thần rắn trong Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có tên gọi là Naga (rắn hổ mang hình người). Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết. Trong tiếng Phạn, Naga còn có nghĩa là hủy bỏ mọi tội ác. Trong các dịp lễ hội, người Hindu chia phần gạo của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt rủi ro và mang lại điều tốt đẹp.
Ấn Độ là quê hương của Hindu giáo (Ấn Độ giáo), khoảng 80% dân số nước này theo hoặc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Phần lớn công trình kiến trúc tại nước này chịu ảnh hưởng của đạo Hindu.
Theo doanhnghiepvn.vn
Ấn Độ sơ tán gần 1 triệu dân trước khi siêu bão Fani đổ bộ Các lực lượng cứu hộ khẩn cấp được triển khai đến bang Odisha khi cơn bão Fani, dự kiến có tốc độ 205 km/h, tấn công xuống bờ biển phía Đông. Ấn Độ bắt đầu sơ tán 800.000 người và triển khai nhân viên cứu hộ khi bờ Đông nước này chuẩn bị đối đầu với cơn bão nhiệt đới dữ dội. Bão...