Kỳ bí hang động Đăng ở Thanh Hóa
Quần thể danh thắng suối “cá thần” ở Thanh Hóa được nhiều người biết đến bởi những nét độc đáo riêng biệt.
Song, đến đây, du khách còn được khám phá vẽ đẹp tự nhiên của động Đăng mới được phát hiện.
Động Đăng được phát hiện tình cờ nhờ một người dân xã Cẩm Lương lên núi Trường Sinh tìm vàng, đồ cổ. Động nằm cách suối cá thần Cẩm Lương khoảng 200m. Trước đây, động bị cây cối che phủ rậm rạp, người dân không dám vào vì sợ thú dữ và mắc các bệnh lạ. Sau khi được phát hiện, chính quyền xã Cẩm Lương đã khảo sát, kéo điện vào hang, kết hợp để du khách đến tham quan suối cá, khám phá, chiêm ngưỡng vẽ đẹp kỳ bí của hang động.
Men theo sườn núi Trường Sinh, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều loại cây không thể nhớ hết tên. Có cây họ tre, dáng to cao, lóng dài, có thể làm được hong đồ xôi. Có cây họ sồi, cao chọc trời, thân to đến vài người ôm không xuể.
Video đang HOT
Cửa động Đăng rộng chừng 10-15 m, bước chân vào trong không khí thật trong lành, mát mẻ. Nền động rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đường dễ đi, xung quang vô vàn nhũ đá nhiều màu, hình thù khác nhau, ôm vách động, và vòm động rũ xuống trông giống chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Có thạch nhũ giống hình con voi của Trần Hưng Đạo, năm xưa đi đánh giặc bị sa xuống đầm lầy, có chỗ thạch nhũ lại giống con hà mã đang chồm lên sóng biển chập chờn, nơi lại giống một bà tiên lưng còng có chiếc gậy thần giúp bà chèo lên tới hang động này… Người dân địa phương truyền nhau câu truyện về bà tiên rằng, mặc dù tuổi bà đã cao, sức đã yếu nhưng bà vẫn muốn lên hang động này vì trong động có nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ.
Trên vòm động, thạch nhũ tạo nên hình hài của một nàng tiên cá đang bơi về thủy cung, thân hình nhỏ bé. Bên cạnh nàng tiên cá có quả đào trường sinh bất lão. Người dân địa phương quan niệm rằng, nếu ai nhảy lên, đầu chạm được đến quả đào này sẽ trường thọ. Đến giữa hang động có trụ đá giống cột chống trời, tượng trưng cho bà nữ oa đang đội đá vá bầu trời. Có thạch nhũ giống nàng Tô thị đang chờ chồng hóa đá, hoặc giống đôi trai gái đang đứng ôm nhau thắm thiết trong tư thế lõa thể, suối tóc của cô gái uốn lượn ôm lấy eo và dài đến gót.
Có những khối thạch nhũ “đăng châu” lấp lánh như kim cương, khi soi đèn pin vào sẽ có sự phản quang sáng cả một vòm hang và trông giống như có hằng trăm cây đèn thần bật sáng. Ngoài ra, trong động còn có một đoạn suối dài 15m, chảy quanh vách động, nước suối trong vắt, mát rượi. Khách tham quan khi mệt mỏi có thể dùng rửa mặt và trong chốc lát mệt mỏi có thể tiêu tan …
Động Hua Mạ (Bắc Kạn) - Vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí
Nằm cách hồ Ba Bể khoảng 6 km về phía Nam có một sơn động nổi tiếng, đó là động Hua Mạ hay còn gọi là "Động Treo".
Một hang lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong lòng những huyền sử kỳ bí.
Được gọi là Động Treo bởi hang động này nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt nước biển là 350m, có chiều dài hơn 700m, trần động có chỗ rộng và cao tới 40 - 50m, động có cửa vào ở phía Đông và thông ra ở phía Nam. Cửa động trông xuống một vùng nước non xanh biếc.
Thời gian gần đây động Hua Mạ đã được đưa vào khai thác và là một điểm đến của du khách bởi những nhũ đá tuyệt đẹp của hang động này, nhưng bên cạnh đó hang động này còn gắn với sự tích huyền bí.
Người xưa đặt tên và ghi nhận sự kỳ vỹ của sơn động bằng dòng chữ cổ ngay trên vách đá bên trái "Hua Mạ kỳ quan đệ nhất động". Bên phải cửa chính đã bị lấp kín bằng các viên đá xếp chèn lên nhau. Việc lấp cửa động Hua Mạ còn đang là một bí mật và có nhiều cách lý giải khác nhau... Song theo người dân nơi đây thì động Hua Mạ từ lâu đã được gắn liền với một truyền thuyết dân gian...
Truyện kể rằng ở khu vực "Lèo Pèn" tiếng dân tộc có nghĩa là "Rừng Ma" nơi ma quỷ ngự trị. Tại lưng núi có một sơn động lạ. Ngày ngày, cứ buổi chiều tà, tiếng kêu hú từ phía động vọng ra khiến dân chúng trong vùng không ai dám lai vãng khu vực động.
Ngày đó có một vị tướng triều đình đi tuần qua, khi đến bờ sông Lèng thì trời đã gần tối. Đoàn người ngựa định sang bản bên để nghỉ lại, nhưng lạ thay khi qua sông, cứ xuống đến nước ngựa lại quay đầu trở lại, hí vang như báo hiệu một điều gì đó. Cùng lúc đó từ phía "Lèo Pèn", tiếng hú vọng ra. Thấy sự việc lạ, quan quân cho gọi dân làng đến hỏi thì được biết tiếng kêu đó là những oan hồn của dân binh đã cùng triều đình chống giặc họ đã cố thủ trong hang. Bọn giặc không làm gì được đã bít cửa hang, do đó những oan hồn không được siêu thoát.
Hiểu rõ sự tình, quan quân liền hạ trại ngay cạnh bờ sông Lèng và mổ ngựa làm lễ tế trời đất. Lạ thay khi lễ tế vừa xong thì tiếng oan hồn trong động cũng im dần rồi mất hẳn, nơi đó qua năm tháng đã mọc lên những khối nhũ đá rất đặc biệt kỳ vỹ. Trầm tích thời gian tạo nên những nhũ đá mang hình bông hoa, đài sen đức Quan âm bồ tát và cảnh thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh đứng thành hàng, có nơi lô nhô mỏm đá như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan....
Từ đó người ta gọi sơn động "Lèn Pèn" là động Hua Mạ hay tiếng địa phương gọi là hang đầu ngựa, để ghi nhớ một sự tích kỳ bí và huyền thoại của mảnh đất và con người nơi đây.
Vườn cò giữa phố Sài Gòn Vườn cò Thủ Đức tọa lạc tại Ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km. Điều kỳ lạ là bên cạnh phố thị luôn nhộn nhịp, sầm uất như vậy lại có một điểm du lịch sinh thái rất yên tĩnh, trong lành. Từ ngã tư Thủ Đức đi về phía Tăng...