Kỳ bí Gò Ma Vương ở Quảng Ngãi
Gò Ma Vương là doi đất, dáng như con kình ngư trong tư thế lao ra biển, ở vùng Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Bãi biển Sa Huỳnh hoang sơ và kỳ bí. Phần nhô ra biển là Gò Ma Vương. Ảnh: Đoàn Ngọc Viên
Vì sao có tên Gò Ma Vương kích thích trí tưởng tượng như vậy? Bởi doi đất này và vùng lân cận, hàng vạn hiện vật của cư dân sinh sống cách đây hơn ba ngàn năm đã được tìm thấy. Từ đây giới khảo cổ phát hiện và định danh cho nền văn hoá Sa Huỳnh. Đây là nền văn hoá đầy bí ẩn, bên cạnh ba vùng văn hoá khác trên cả nước gồm Văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn và Óc Eo cùng niên đại.
Sa Huỳnh (hay Sa Hoàng) là một dãi cát mịn, óng vàng, dài gần 6 km, ôm ấp núi La Vân, Gò Chùa, Đá Đen, Diên Trường… Sa Huỳnh vốn là tên gọi của vùng đất nổi tiếng với nghề làm muối. Mặt giáp biển, có Sa Huỳnh Môn, là cửa, thông ra biển lớn bao trùm ba xã gồm: Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, giáp với Bình Định.
Sa Huỳnh là địa danh một phần thôn Phú Khương, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ miền Trung Việt Nam. Nơi đây được giới khảo cổ thế giới biết đến lần đầu tiên năm 1909, khi Trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO-Pháp) giới thiệu thành tựu của Nhà khoa học M.Vinet trong niên giám (khảo cổ): “Một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong cồn cát ven biển vùng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)”.
Khai quật mộ chum ở Di tích Văn hóa Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín
Sau đó gần 15 năm (1923), được sự bảo trợ của Trường Viễn Đông Bác Cổ, bà Labarre tiếp tục công trình của Vinet, đã đến Sa Huỳnh và tiến hành các cuộc khai quật tại Phú Khương, Thạnh Đức.
Video đang HOT
Công trình của bà được Nhà khoa học Parmentier giới thiệu trong một bài báo ngắn vào năm 1924, với khái niệm “Kho chum Sa Huỳnh”, để chỉ các mộ chum bằng gốm được chôn với số lượng và mật độ cao trong cồn cát Phú Khương.
Đến năm 1934, sau cuộc khai quật của nhà khảo cổ M. Colani của BEFEO, một khối lượng đồ sộ di vật khảo cổ được tìm thấy tại đây với 187 mộ chum. Và thuật ngữ nền “Văn hoá Sa Huỳnh” từ đó cũng được giới khoa học công nhận, cùng với nền văn hoá Hoà Bình (Miền Bắc), Đông Sơn (cực Bắc Miền Trung), Óc Eo (Miền Nam) nước ta.
Đồng muối Sa Huỳnh. Sa Huỳnh không chỉ nổi tiếng với nghề làm muối, mà còn là định danh của một nền văn hoá. Ảnh: Ngọc Viên
Các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm mộ chum tại Sa Huỳnh, chứa các di vật của chủng người sống trong thời đại trước công nguyên nhiều thế kỷ, bao gồm: các loại dụng cụ dân dụng bằng đồng thanh như, chuông, lục lạc, tượng, chậu…hoặc bằng sắt như công cụ sản xuất và vũ khí, đồ trang sức bằng đá, mã não,thủy tinh màu…
Trong số các địa danh mà các nhà khoa học khai quật khảo cổ tại Sa Huỳnh, có địa danh tỏ ra khá kích thích trí tưởng tượng của con người. Đó là Gò Ma Vương, tại thôn Long Thạnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đầm nước ngọt An Khê, phía Bắc giáp đồi cát Phú Khương.
Nguyên dân gian tại đây trước các nhà khoa học đã phát hiện, đào bới nhiều hiện vật cổ xưa, mà không rõ chủ nhân. Trong đó, nhiều hiện vật hình dáng kỳ dị, và theo đó là nhiều truyền thuyết về những vị thần ác doạ nạt người dân trong vùng, vì vậy địa danh Gò Ma Vương xuất hiện từ đó.
Mộ chum Long Thạnh và một số đồ dùng tùy táng được khai quật tại di tích Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: Ngọc Viên
Năm 1977 – 1978, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Viện khảo cổ học Việt Nam thực hiện hai cuộc khai quật khảo cổ học và phát hiện thêm một khu di tích mới. Cuộc khai quật năm 1978 tìm thấy di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên 2m và khu mộ táng có 16 quan tài chum gốm chôn đứng, từng cụm kề nhau.
Trong các chum gốm tại hố đào Long Thạnh có hai loại (hình trứng và hình cầu), hầu hết có nắp đậy. Bên trong chum có chứa rất nhiều đồ tùy táng bằng đá, xương và gốm.
Công cụ lao động bằng đá như cuốc đá dạng “lưỡi mèo”, rìu vai, rìu tứ giác, rìu tam giác, bàn mài, dao, đục; và đồ trang sức gồm những khuyên tai hình vành khăn, khuyên tai có mấu hình đuôi cá, , khuyên tai hình tròn dẹt có khe hở, hạt chuỗi hình đốt trúc…
Sau này nhiều nơi ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam (Điện Bàn, Hội An)…, giới khảo cổ khai quật được khá nhiều mộ chum, chứa vật dụng tuỳ táng có niên đại, hình dáng và nguyên liệu chế tác; hoặc thậm chí còn tìm được cả tro cốt, tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời tiền Hán, và tất cả đều gọi chung là nền Văn hoá Sa Huỳnh.
Khách về đồng muối Sa Huỳnh
Cánh đồng muối Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là vựa muối lớn nhất miền Trung.
Một góc cánh đồng muối Sa Huỳnh nhìn từ trên cao.
Nghề làm muối tạo sinh kế cho hơn 500 diêm dân thuộc 3 tổ dân phố là Tân Diêm, Thạch Đức 1 và Long Thạnh 1, thuộc phường Phổ Thạnh. Hằng năm, Sa Huỳnh cung cấp cho thị trường hơn 6.000 tấn muối.
Được biết, nghề muối Sa Huỳnh được hình thành từ thế kỷ 19 và được tiếp nối qua các thế hệ, gìn giữ đến ngày nay trở thành nghề truyền thống đặc trưng của cư dân Sa Huỳnh.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển du lịch của thị xã Đức Phổ, cửa ngõ phía nam của tỉnh, làng nghề sản xuất muối Sa Huỳnh bắt đầu trở thành một trong những điểm đến được du khách lựa chọn. Đồng thời, mở ra cơ hội lớn để phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm thu nhập cho diêm dân.
Bà Nguyễn Thị Vân, thôn Long Thạnh 1, phường Phổ Thạnh cho biết: "Đã có những đoàn khách nước ngoài dừng lại thăm đồng muối, bà con ở đây rất vui mừng. Nghe du khách bảo, cánh đồng muối Sa Huỳnh đẹp và là địa điểm check-in, chụp ảnh lưu niệm rất lý tưởng nên chúng tôi vui lắm".
Diêm dân đang thu hoạch muối để bán cho thương lái.
Đống muối trắng tinh trên cánh đồng muối Sa Huỳnh.
Du khách trải nghiệm thu hoạch muối.
Khám phá Sa Huỳnh nơi có bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi Sa Huỳnh là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Ngãi, có bãi biển tuyệt đẹp. Nơi đây có làng Gò Cỏ, đầm An Khê là di tích Quốc gia đặc biệt. Đến với Sa Huỳnh, du khách có thể cảm nhận được nhịp sống của ngư dân và không khí nhộn nhịp của một làng biển. Sa Huỳnh có tên gốc...