Kỳ bí chuyện về cầu trấn yểm thủy quái ở Hội An
Hình ảnh nước lũ vượt Chùa Cầu sau trận lũ hồi giữa tháng 11 đã khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện trấn yểm thủy quái kỳ bí hàng trăm năm nay ở Hội An, và nghịch lý thay “chiếc bùa” ấy lại thường xuyên bị thiên tai… quấy nhiễu.
Trên chùa dưới cầu
Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ).
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm…
Chùa Cầu ở Hội An. Ảnh: H.X.H
Dị bản trấn yểm
Theo khảo tả của tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong cuốn Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam (NXB Đà Nẵng 2004), Chùa Cầu làm theo kiểu thượng chùa – hạ cầu, rộng 3m, dài 18m. Mái lợp ngói âm dương, trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, theo một phỏng đoán đó là ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm (từ năm Thân – con khỉ đến năm Tuất – con chó).
Cầu bắc qua lạch nhỏ nối liền 2 phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Xưa, lạch này có tên Ồ Ồ (tức nước chảy ào ào, theo phát âm của phương ngữ). Cầu đã qua ít nhất 4 lần trùng tu, trong đó 3 lần diễn ra vào các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long (năm 1817), Tự Đức (năm 1865), Khải Định (năm 1917); gần đây nhất là năm 1986. Nhưng cũng có tài liệu ghi lần trùng tu sớm nhất vào năm 1763.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng có đề cập ngắn gọn chi tiết trấn yểm của Chùa Cầu (cuốn Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước): Tục truyền xưa kia người Nhật qua đây buôn bán cho rằng chỗ này là cái sống lưng con cù, một quái vật giống như con rồng, đầu ở Ấn Độ và đuôi ở tận đất Phù Tang (Nhật Bản). Mỗi lần nó quẫy đuôi, nước Nhật bị động đất dữ dội. Vì thế, người Nhật cùng với người Việt, người Minh Hương ở Hội An dựng lên cầu này, coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù, mong trừ tai họa cho nhân dân Nhật Bản và dân chúng bản địa.
Video đang HOT
Chưa rõ thực hư và sự linh nghiệm của “bùa trấn yểm” đến đâu, nhưng bản thân “bùa trấn yểm” Chùa Cầu từng bị lũ lụt… đe dọa. Ông Nguyễn Chí Trung kể, trận lụt lịch sử năm 1964 đã cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ trong chùa, cùng với 1 tượng khỉ đá. Bức tượng gỗ lưu lạc trong dân, mãi đến những năm 1982 – 1984 mới tìm thấy và đang được Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An bảo quản. Riêng tượng khỉ đá thì mất dạng, phải đúc mới… Mùa mưa, nước vẫn chạy rất mạnh qua lạch Ồ Ồ, “túi lũ” Hội An ở hạ lưu Thu Bồn lại bị nhấn chìm trong lũ, và xứ Phù Tang mấy trăm năm qua vẫn hứng chịu động đất…
Còn tác giả Nguyễn Quốc Hùng (sách đã dẫn) kể đến 3 dị bản. Thần tích cũng như huyền thoại trong dân Minh Hương cho rằng quãng sông gần Chùa Cầu vốn được coi như hang ổ loài thủy quái tên Cù. Thủy quái ẩn dưới nước, mỗi lần quẫy mình làm nước sông dâng ngập cả khu phố. Để yểm trừ, người dân lập đền tô tượng rồi cầu đảo rước Huyền Thiên đại đế ngăn chặn tai họa. Dị bản thứ hai kể, xưa phía bắc lục địa châu Á có quái vật tên Cù, đầu ở tận phương bắc, mình ở bên Nhật Bản, đuôi kéo dài sang Việt Nam. Mỗi lần cù trở mình, cả lục địa rung chuyển, Nhật Bản nằm giữa thân cù là điểm chịu nhiều tai họa nhất, động đất triền miên. Những người giỏi thuật phong thủy bèn xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đế ở Hội An.
Lại có dị bản cho rằng Chùa Cầu là nơi xây dựng để thờ Linh Phù Thủy Khấu. “Linh Phù” có thể bắt nguồn từ chữ linga (sinh thực khí nam giới) mang dấu hiệu tín ngưỡng Chăm, “Thủy Khấu” dùng chỉ bọn cướp biển. Linh Phù Thủy Khấu, vì thế, ám chỉ thủy thần phù hộ người đi biển, về sau kết hợp với tín ngưỡng Chăm và bảo lưu đến ngày nay…
Do sức mạnh “trấn yểm” đã phai nhòa theo thời gian, hay đó chỉ đơn thuần là niềm tin dân gian gửi gắm trước thiên tai? Câu trả lời thật khó thỏa mãn sự hiếu kỳ, trong khi thiên tai ngày một khắc nghiệt và Chùa Cầu – biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, cũng không tránh khỏi. Chỉ biết rằng, câu chuyện trấn yểm đã trở thành một phần huyền tích ở vùng đất hội nhân, hội thủy Hội An và trở thành một phần lịch sử ở khu di sản văn hóa của nhân loại…
Bia trấn yểm
Cách Chùa Cầu khoảng 100m theo đường chim bay có tấm bia cổ dựng trong am nhỏ rộng 1m, sâu 0,6m, tường xung quanh cao 1,1m, ẩn trong gốc đa cổ thụ thuộc trên đường Phan Châu Trinh. Dân gian bảo đấy là tấm bia yểm chiếc đuôi của con cù và kết quả khảo sát gần đây cho thấy giả thuyết này có thể chấp nhận được, chứ không phải là bản đồ vẽ kho báu như dư luận từng đồn đoán. Bia gồm 3 phần, tầng trên cùng khắc 3 vòng tròn, là “tam điểm tinh tượng” theo Đạo giáo. Tầng giữa có hàng chữ “Bắc Đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm thủy đạo” và khắc hình, tên các vì sao; có hàng chữ “Án ma ni bát mê hồng”. Tầng dưới khắc hình 3 đạo bùa.
Theo Báo Quảng Nam
Kỳ bí kho báu bị yểm bùa bằng trinh nữ ở Bắc Giang
Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng chợ Bà Cô. Sau đó, họ mời thầy phù thủy đến để yểm bùa và một trinh nữ đã bị bắt về làm phép rồi nhấn chìm xuống giếng đến chết...
Từ bao đời nay, người dân xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vẫn đồn thổi về những câu chuyện kỳ bí xung quanh giếng Chợ ở thôn Tranh. Theo các bậc lão làng kể lại, trước đây, người Tàu đã chôn giấu rất nhiều vàng bạc, của cải kèm theo một trinh nữ để yểm bùa không cho người ngoài lấy trộm.
Giếng chợ Bà Cô hiện đã được xây lại cẩn thận.
Sự tích yểm bùa giếng chợ Bà Cô
Giếng chợ Bà Cô có tự bao giờ không ai biết. Ngay cả những cụ già nhất trong làng cũng nói rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái giếng đã có rồi. Giếng chỉ sâu hơn 1 mét, nước trong văn vắt như mắt mèo và không bao giờ thấy cạn. Bên giếng có một ngôi đình cổ và một con chó bằng đá, bên cạnh nữa là một khu đất trống, người dân sử dụng để làm nơi họp chợ.
Người dân thôn Tranh kể rằng, ngày trước giếng có tên gọi khác là giếng Đình. Nhưng sau đó, đổi tên thành giếng chợ Bà Cô vì sự tích kỳ bí mà các bậc lão làng ở đây khẳng định là có thật. Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây, người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng. Để không bị người khác xâm nhập, lấy trộm, họ đã mời một thầy phù thủy đến để yểm bùa ngải, ma thuật giữ của. Thầy phù thủy này đã tìm chọn và bắt một thiếu nữ tóc dài, xinh đẹp nhất vùng, đặc biệt cô gái đó phải là người còn trinh nguyên về để yểm bùa.
Trước khi làm phép, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng 3 tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm.
Tên gọi giếng Đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng từ đó mà có. Ngoài sự tích bí ẩn này, người ta còn đồn rằng, ngày xưa còn có những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn. Trong một lần cải tạo giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn ở đáy giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng tràng hạt và một cái chuông nhỏ.
Theo miêu tả thì con chó đá này có chiều cao khoảng 60 - 70cm, nặng khoảng 200 - 300kg, được tạc trong tư thế có 2 cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Chính sự phát hiện này càng khiến người dân nơi đây tin vào những câu chuyện kỳ bí quanh chiếc giếng.
Những câu chuyện ly kỳ
Sau khi được nghe một số người dân kể lại những câu chuyện kỳ bí ấy, chúng tôi được giới thiệu đến gặp cụ Nguyễn Văn Bao, năm nay hơn 80 tuổi để biết rõ hơn về những câu chuyện xung quanh giếng. Cụ Bao bảo rằng, cụ cũng không biết thực hư những câu chuyện đó thế nào, cụ chỉ khẳng định rằng giếng đó thật sự rất thiêng.
Cụ Bao nói rằng, ở xã Vô Tranh này, không chỉ có giếng, đền thờ thiêng, mà cả vùng đất này cũng rất linh thiêng. Cụ dẫn chứng rằng, cụ và nhiều bạn bè trong xã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng rất ít bạn bè của cụ bị chết bởi bom đạn, có chăng thì chỉ bị chết bởi sốt rét hoặc bệnh hiểm nghèo, nhưng hầu hết đồng đội cùng xã, sau chiến tranh trở về gần như đầy đủ.
Theo lời cụ Bao, ngày trước xung quanh cái giếng cây cối rậm rạp, um tùm, nước giếng rất mát và trong vắt. Những người dân nơi đây kháo nhau rằng, nếu muốn uống nước trong giếng thì tuyệt nhiên không được mở miệng. Cứ im lặng múc nước mà uống, chỉ cần khen nước ngọt hoặc chê nước dở thì về nhà sẽ đau bụng quằn quại, nếu đi khám thì cũng không tìm ra được bệnh và uống thuốc gì cũng không thấy đỡ. Điều đặc biệt nữa là, giếng chỉ được dùng để uống, không được phép rửa chân tay hay mặt mũi.
Nhiều người dân nơi đây cũng khẳng định rằng, có không ít người nơi khác đến do không biết những "quy định miệng" kia nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về thì ốm liệt giường. Có người thậm chí ốm 3 tháng sau mới khỏi.
Cụ Bao kể lại chuyện hồi nhỏ của mình rằng: "Tôi chơi thân với cụ Tảo, cụ Hiệu trong thôn. Hồi nhỏ, mấy đứa rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng cạnh giếng chợ Bà Cô để chăn. Do mải chơi, mấy đứa để trâu ăn lúa, rồi uống nước của giếng Bà Cô. Không chỉ có vậy, con trâu của nhà cụ Hiệu còn đằm mình trong giếng ấy. Mấy hôm sau thì con trâu đó bị chết mà không rõ nguyên nhân. Còn riêng cụ Hiệu và cụ Tảo thì ốm dặt dẹo mấy tháng sau mới khỏi".
Những câu chuyện tưởng chỉ dừng lại rỉ tai đồn đoán vu vơ, nhưng đến một ngày, ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Vô Tranh về đây cất nhà, do không có nước sinh hoạt, thấy giếng chợ Bà Cô sạch sẽ, ông đã rủ một vài người hàng xóm góp tiền, cùng nhau cải tạo lại để lấy nước về dùng. Mặc dù giếng chỉ sâu hơn 1m, nhưng người dân thay phiên nhau múc nước đến quá một buổi mà nước trong giếng chỉ vơi đi một nửa.
Trong quá trình nạo vét, người dân phát hiện dưới lớp bùn sâu có một con chó đá nặng chừng 300kg, dài khoảng 70cm, sau đó họ phải huy động 7 thanh niên lực lưỡng mới nhấc con chó đá ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm 7 - 8m khiến ai nấy đều hốt hoảng.
Lời nguyền kho báu
Người dân nơi đây còn rỉ tai nhau về câu chuyện thần giữ của là con chó đá mà người dân xã Vô Tranh khai quật được. Được biết, sau khi nhấc con chó lên khỏi giếng, thấy con chó đá đẹp quá, rất nhiều tỏ ý muốn xin hoặc mua lại về để làm cảnh. Nhưng tất cả mọi người hôm đó đều thống nhất rằng, đó là báu vật của làng, cộng thêm nhiều chuyện đã xảy ra nên sợ, quyết định không bán và cho ai. Người dân đồn thổi rằng, con chó đá là thần giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Vì thế họ đặt con chó ngay bên cạnh giếng mà không bị mất trộm.
Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Đó là vào sáng ngày 27 tháng chạp, năm 2008, sau khi thức dậy, ông Triệu phát hiện con chó đá bị đánh cắp. Điều bất ngờ, sau đó đúng một năm, con chó đá lại được đặt ngay ngắn ở vị trí cũ và cạnh đó là một bát hương đang cháy dở cùng rất nhiều tiền vàng được rải xung quanh giếng. Mọi người trong thôn đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mãi sau này ông Triệu mới biết, con chó đá bị ông Nghi Hải ở xóm Trại Găng bên cạnh lấy trộm mang về nhà. Sau khi mang chó về, gia đình ông Nghi Hải xảy ra rất nhiều chuyện mà theo người dân nơi đây là do ông đã trộm con chó đá nên bị phạt. Gia đình ông Hải làm gì cũng thất bát, con cái thì thường xuyên ốm đau, thằng con trai nhà ông đi xe máy tự ngã rồi chết, bản thân ông Hải từ ngày mang con chó về thì thường xuyên phải nằm viện...
Sau khi nghe nhiều người nói về lời nguyền, sợ quá nên ông lại phải đem trả con chó vào đúng vị trí và ngày giờ mà ông đã lấy. Được biết, sau khi về vị trí cũ được ít tháng thì con chó lại bị mất và đến giờ, 3 năm đã qua, người dân chưa thấy con chó quay về.
Nhiều người tìm nhưng không thấy kho báu Cách đây hơn 10 năm, có một nhóm người ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đến đào bới giếng để tìm kho báu. Nhóm người này khoảng 10 người, họ lắp máy bơm với ý định bơm cạn nước giếng, nhưng bơm mãi mà giếng chỉ cạn được một phần. Trong đoàn, có người xuống giếng và thọc tay xuống sâu lớp bùn lấy lên một nắm cát, theo như mọi người nói đây là vàng sa khoáng. Một nhóm người khác tự xưng là dân làng bên đến giữ của và họ giở luật giang hồ. Sau cuộc xô xát đó, những người ở Lục Ngạn đành bỏ của chạy lấy người. Chiếm được giếng, những người chủ mới liền tiến hành tìm kiếm nhưng tìm mãi mà không thấy vàng ở đâu. Một điều lạ lùng là những thanh niên khỏe mạnh đang làm, tự nhiên lăn ra ốm mà không rõ nguyên nhân, đi khám và uống thuốc gì cũng không khỏi. Sau đó họ phải làm lễ cúng bên cạnh giếng thì mới khỏe lại được. Rốt cục, sau khoảng nửa tháng đào bới, dù đã sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, họ cũng không tìm được vàng mà còn phải tiêu một khoản chi phí khá lớn để thuê người, thuê máy. Theo người làng, có rất nhiều người đã dùng máy dò đến để tìm kho báu nhưng cũng chỉ tìm được một ít tiền cổ, còn vàng thì chưa ai tìm được.
Theo Người đưa tin
Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống? Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Ước tính mỗi MW thủy điện, ngốn hết hơn 10 ha rừng. Chưa bao giờ dân ta lại thấy thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông cha...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

ASEAN tuyên bố không trả đũa thuế quan Mỹ

Thương lái thu mua xác ve sầu giá 2 triệu đồng/kg làm gì?

Mở "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ

Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5

Việt - Mỹ nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương

Người đàn ông bị nghi bắt cóc trẻ em do chở bé gái mới quen

5 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Phú Mỹ ở TPHCM

Bé trai 5 tuổi bị vật lạ cứa đứt chân khi tắm biển Nha Trang

Hai mẹ con tử vong dưới gầm xe tải ở giao lộ cửa ngõ TPHCM

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

2 trẻ em ở Định Quán bị chó dại cắn
Có thể bạn quan tâm

Nữ MC 24 tuổi ra tay đầu độc đồng nghiệp, nạn nhân hiện đang tê liệt toàn thân
Sao châu á
13:23:57 11/04/2025
Bạn có biết 6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả?
Sức khỏe
13:22:59 11/04/2025
Sao Việt 11/4: Chi Bảo đưa vợ và con đi ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản
Sao việt
12:55:40 11/04/2025
Hé lộ ảnh hậu trường toé máu của Kay Trần trong phim kinh dị "Dưới đáy hồ"
Hậu trường phim
12:51:48 11/04/2025
Bé Sóc như một duyên mệnh mà ông Trời đã ban cho vợ chồng ca sĩ Tùng Dương
Nhạc việt
12:36:12 11/04/2025
Đi mua nhẫn cưới nhưng rơi mất tiền, chàng trai may mắn nhận tin bất ngờ
Netizen
12:34:56 11/04/2025
Thấy tôi dẫn bạn gái lớn hơn 14 tuổi về nhà, mẹ tức giận tới mức ngất xỉu
Góc tâm tình
12:23:45 11/04/2025
Có nên dùng viên uống chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia UV?
Làm đẹp
12:18:00 11/04/2025
EU sẵn sàng dùng các biện pháp thương mại mạnh nhất với Mỹ
Thế giới
12:13:29 11/04/2025
Ronaldo đổi vệ sĩ sau khi gia đình bị đe dọa, người được thuê lại khiến cả nhà "hoảng sợ"
Sao thể thao
11:53:18 11/04/2025