Kỳ bí bộ xương trong ngôi đền thờ “ngài Nam Hải”, từng có người trộm nhưng sợ hãi mang trả
Nằm ở làng biển Hùng Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc ( Thanh Hóa), ngôi đền thờ bộ xương cá voi khổng lồ độc đáo bậc nhất xứ Thanh khiến không ít du khách hiếu kỳ.
Đền thiêng của ngư dân làng biển
Ngôi đền khang trang nằm ngay ở trung tâm làng biển Hùng Thành, được xây dựng cách đây vài chục năm trước song mới được sửa sang lại cách đây vài năm. Đây là nơi thờ bộ xương cá voi khổng lồ và còn khá nguyên vẹn.
Theo người dân địa phương, khoảng năm 2003, trong lúc đi biển dân làng phát hiện một vật thể lạ rất lớn trôi dạt trên biển, cách bờ khoảng 500 m. Tiến lại gần kiểm tra, ngư dân phát hiện vật thể lạ là xác một chú cá voi xanh nặng hàng chục tấn.
Dân làng đã tổ chức cờ dong trống mở kéo xác cá voi vào sát bãi Vẹt (thuộc địa phận xã Đa Lộc) đắp đất, chôn cất. Sau gần 2 năm, khi xác cá voi xanh đã phân hủy, bà con gom từng mảnh xương đem vào đất liền và lập đền thờ.
Bộ xương cá voi trong đền thờ.
Tuy nhiên, do điều kiện khi đó còn nhiều khó khăn nên dân làng chỉ bảo quản bộ xương cá voi trong một khu lán lợp tạm bợ bằng fibro xi măng. Gần 10 năm sau, khoảng năm 2012, con em làng chài đã kêu gọi quyên góp xây dựng khu đền khang trang nằm ngay vị trí trung tâm của làng. Người dân cũng gọi cá voi bằng cái tên vô cùng trang nghiêm là “Đền thờ ngài Nam Hải” hoặc “Cá Ông”.
Bộ xương cá voi xanh dài cả chục mét được bảo quản cẩn thận trong tủ kính. Mặc dù, đã gần 2 thập kỷ trôi qua song trông vẫn còn khá nguyên vẹn. Mỗi đốt xương sống to như những chiếc đôn, chiếc ghế ngả màu vàng óng ánh. Trong khi đó, xương sườn cũng tới hàng chục chiếc, có chiếc dài tận vài ba mét, cong vút như cánh cung.
Video đang HOT
Trông coi ngôi đền nhiều năm nay, bà Vũ Thị Nhưng (79 tuổi, xã Đa Lộc) luôn tranh thủ thời gian rảnh để ra đây quét dọn và hương khói. Theo bà Nhưng, hàng năm cứ vào dịp 19/1 và 12/2 âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội cầu ngư ở đền thờ Cá Ông với mong ước cho một năm mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió, cá tôm đầy thuyền sau mỗi chuyến ra khơi.
“Với người dân làng biển, ngôi đền là biểu tượng linh thiêng, may mắn và bình an. Vì vậy, trước mỗi chuyến ra khơi hoặc ngày đầu tháng, đầu năm, dân làng lại ra đền ngài Nam Hải thắp hương cầu mong cho một năm bình an, trúng lộc biển, lộc trời…”, bà Nhưng chia sẻ.
Xuất phát từ giai thoại cá voi cứu người trong bão dữ
Ông Lê Văn Hải – trưởng thôn Hùng Thành (xã Đa Lộc), một trong những người con của làng biển vẫn nhớ như in khoảnh khắc đưa bộ xương cá voi xanh vào đất liền. “Bộ xương cá voi khổng lồ và còn khá nguyên vẹn”, ông Hải hồ hởi nói.
Theo ông Hải, lý do dân làng lập đền thờ Cá Ông được xuất phát từ câu chuyện vô số lần cá voi lăn xả cứu ngư dân trong bão dữ.
“Là người con của làng chài và cũng trực tiếp khai thác, đánh bắt thủy hải sản, tôi nhiều lần được nghe kể và xem trên các phương tiện thông tin đại chúng về câu chuyện cá voi lăn xả cứu ngư dân trong bão dữ. Từ hành động này, có thể nói cá voi là loài sinh vật thân thiện và mang lại may mắn cho con người, nhất là với ngư dân đi biển”, ông Hải niềm nở nói.
bà Vũ Thị Nhưng (79 tuổi, xã Đa Lộc) là người trông coi ngôi đền nhiều năm nay.
Cũng theo ông Hải, từ ngày lập đền thờ “Ngài Nam Hải”, những chuyến ra khơi của dân làng Hùng Thành cũng thuận buồm xuôi gió, mưa thuận gió hòa. Cùng với sự nỗ lực cố gắng, cuộc sống của dân làng ngày càng đi lên. Ngoài ra, Hùng Thành cũng là một trong những địa phương của xã về đích nông thôn mới đầu tiên.
Kể về sự linh thiêng của ngôi đền, ông Hải cho biết, nhiều năm trước từng có người dân địa phương lấy một phần xương cá voi về làm chậu cảnh. Tuy nhiên, sau đó người này lâm bệnh nặng và qua đời. Không lâu sau, gia đình đã mang phần xương này đến làm lễ và gửi lại ngôi đền.
Trường hợp khác, một người đàn ông ở TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), vì hiếu kỳ cũng lấy chiếc xương sườn của cá voi mang về. Tuy nhiên, sau đó người này hoảng sợ cũng quay lại đền thắp hương và trả lại.
Sinh sống gần ngôi đền, cô Trần Thị Liệu (49 tuổi, ở Hùng Thành) chia sẻ: “Nhiều năm nay, cứ mỗi dịp 19/1 và 12/2 Âm lịch, người dân làng biển lại nô nức tổ chức lễ hội cầu ngư cho một năm mưa thuận gió hòa.
Với người dân làng biển chúng tôi, ngôi đền vô cùng linh thiêng. Đặc biệt, những người đi biển, trước mỗi chuyến ra khơi đều ra đền thắp hương cầu mong được trúng lộc trời, lộc biển”.
Theo ông Lê Văn Hải – Trưởng thôn Hùng Thành, nghề chính của dân làng biển Hùng Thành vẫn là nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và buôn bán. Đây là nghề đã gắn bó với người dân nơi đây cả trăm năm qua. Hiện nay, toàn thôn có khoảng gần 40 phương tiện đánh bắt với công suất từ 20CV trở lên.
Thanh Hóa: Kỳ bí cây si hàng trăm tuổi 'ôm' trọn ngôi chùa cổ
Ngôi chùa cổ Cao Sơn, tại thôn Bòng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, Thanh Hóa với niên đại hàng trăm năm được cho là rất linh thiêng.
Điều đặc biệt, ngôi chùa được rễ một cây si cổ thụ bao bọc toàn bộ, chỉ để hở cửa vào chùa và 2 cửa sổ.
Cây si cổ thụ "ôm" trọn ngôi chùa Cao Sơn linh thiêng.
Cách trung tâm xã Tượng Sơn chừng 2km, ngôi chùa cổ Cao Sơn ở thôn Bòng Sơn tựa mình bên triền núi sơn thủy hữu tình, phía sau là ngọn đồi trùng điệp, phía trước là hồ sen cùng cánh đồng lúa xanh ngắt nên thơ. Và điều đặc biệt hơn là phía bên trên chùa có một cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Gốc cây si cắm từ trên nóc chùa, rễ cây xù xì bám chặt xung quanh, tán cây tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên tạo nên nét cổ kính, linh thiêng.
Không ai biết cây si mọc từ bao giờ, các cụ cao niên trong thôn Bòng Sơn cho biết khi lớn lên đã thấy cây sừng sững ở đó.
Theo các bậc cao niên thôn Bòng Sơn, không biết chính xác ngôi chùa cổ Cao Sơn có từ niên đại nào, nhưng cây si cổ thụ "ôm" trọn ngôi chùa này thì nhiều người sống gần 100 tuổi tại đây cho biết lớn lên đã thấy cây sừng sững trên chùa, nên cây cũng ngót nghét cả trăm tuổi.
Cây si đã chứng kiến biết bao thăng trầm và đổi thay của lịch sử. Trải qua hàng trăm năm, đến nay cây vẫn phát triển xanh tốt, vững vàng bảo vệ mái chùa cổ.
Qua quan sát của PV, tán cây si tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên hơn 100 m2, rễ cây bao bọc kín khắp ngôi chùa, riêng phần cửa chính vào chùa và 2 cửa sổ thì vẫn hở. Phía trong chùa có nhiều câu đối bằng chữ Hán được viết nên từ khi lập chùa.
Những cành cây sum suê, to khỏe vươn ra nhiều phía, tỏa bóng mát.
Hàng trăm năm qua, ngôi chùa cổ và cây si được người dân địa phương chăm sóc rất cẩn thận. Theo người dân thôn Bòng Sơn, ngôi chùa cổ rất linh thiêng, mỗi năm có hàng nghìn lượt du khách từ khắp nơi đến thắp hương cầu an,...
Cây si cổ thụ có chiều cao khoảng 20m, thân rộng 5-6 người ôm. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, thô cứng, được bao phủ chằng chịt bởi những chiếc rễ chắc khỏe. Những rễ này cắm sâu xuống đất, tạo một hàng rào chắc chắn xung quanh ngôi chùa.
Trao đổi với PV, ông Trần Vũ Luận (55 tuổi), ngụ thôn Bòng Sơn - người được giao trọng trách trông coi chùa Cao Sơn hơn 20 năm nay cho biết: "Đây là ngôi chùa linh thiêng, chùa đã chứng kiến bao thăng trầm của thôn Bòng Sơn hàng thế kỷ. Những năm qua, bà con địa phương hết sức bảo quản, tôn tạo và trông nom cẩn thận, với một lòng thành kính để giữ gìn ngôi chùa và cây si cổ thụ. Ngôi chùa cổ và cây si được xem là chốn tâm linh để bà con trong thôn và du khách thập phương đến tâm nhang, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn phát triển."
Cây si và ngôi chùa được người dân địa phương trông coi cẩn thận.
Lần đầu tiên đấu giá bộ xương hoàn chỉnh của khủng long Gorgosaurus Nhà đấu giá Sotheby's (Mỹ) ngày 5/7 thông báo đấu giá bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh của khủng long Gorgosaurus. Đây là lần đầu tiên bộ xương của khủng long Gorgosaurus được đấu giá và Sotheby's dự tính hiện vật này sẽ thu về từ 5 đến 8 triệu USD. Ảnh minh họa: AP Thông báo của Sotheby's nêu rõ hiện vật...