Kỳ án vườn mít, nhiều điều chưa tỏ
Trong phiên tòa sơ thẩm mới đây tại Bình Phước, bị cáo Lê Bá Mai bị xét xử tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ” với mức án chung thân nhưng vụ án vẫn còn nhiều điều chưa tỏ.
Thứ nhất là những mâu thuẫn trong lời khai của Mai. Theo án sơ thẩm, có thể khẳng định, chứng cứ chủ yếu dùng để buộc tội là dựa vào lời khai nhận tội của chính bị cáo.
Tuy vậy, qua diễn biến phiên tòa này, còn nhiều điểm mâu thuẫn như màu sắc quần áo và các đồ vật Mai khai mang theo không giống với lời khai của các nhân chứng về người chở nạn nhân.
Điểm đặc biệt quan trọng, địa điểm Mai thực hiện hành vi phạm tội cũng chưa được làm rõ.
Bởi theo lời khai của Mai, bị cáo rủ nạn nhân đi theo hướng đến ngã ba có con mương thì rẽ trái, Mai cho xe chạy thẳng vào vườn mít và thực hiện hành vi hiếp, giết cháu bé…
Vào mùa mưa, con suối này luôn ngập nước nên Lê Bá Mai không thể chạy xe máy qua để thực hiện tội ác
Nếu căn cứ theo lời khai và bản vẽ của Mai thì địa điểm giết, hiếp cháu Út so với bản vẽ hiện trường vụ án và nơi phát hiện xác nạn nhân là không trùng khớp nhau.
Ở giai đoạn sau khi hủy án, kể cả lúc có luật sư tham gia, Mai khai lại là do điều tra viên, kiểm sát viên dụ dỗ nhận tội để sớm được đưa ra xét xử.
Quá trình điều tra, CQĐT chưa lấy hết lời khai của các điều tra viên xử lý Mai cũng như chưa cho Mai đối chất với những người này để làm rõ.
Điều này là chưa khách quan và đúng luật tố tụng hình sự.
Thứ hai, ngoài việc sử dụng lời khai còn nhiều mâu thuẫn của bị cáo, án sơ thẩm còn sử dụng lời khai lại sau này của nhân chứng Hằng (người dân tôc Stiêng, lúc đó mới 9 tuôi) để buộc tội Mai.
Theo lời khai ban đầu của Hằng cũng như đơn trình báo của cha Hằng đã khẳng định, cháu chỉ thấy một người thanh niên chở Út đi chứ không nhìn rõ đó là ai…
Nhưng sau đó, Hằng lại thay đổi lời khai, từ nhìn thấy một thanh niên chưa xác định sang nhìn thấy Mai chở Út đi.
Video đang HOT
Theo lẽ thông thường, nếu đúng người thanh niên đó là Mai thì ngay từ đầu Hằng sẽ khai và nói với bố là Mai chở Út đi.
Đây cũng là điểm mà cấp sơ thẩm đã không kiểm tra, đánh giá kỹ.
Thứ ba, đây là vụ án không phải phạm tội quả tang.
Bị cáo bị bắt từ sự thay đổi lời khai mơ hồ của nhân chứng Hằng, còn lời khai nhận của bị cáo còn nhiều điểm chưa rõ, quá trình điều tra lại có nhiều vi phạm tố tụng.
Đáng lý ra, cần làm rõ các chứng cứ buộc tội và gỡ tội nhưng cấp sơ thẩm chỉ tập trung vào các chứng cứ buộc tội, bỏ qua các chứng cứ gỡ tội của Mai là không đúng quy định.
Ví dụ, theo lời khai của Hằng, người thanh niên chở Út đi thẳng, qua cây cầu ván bắc qua con mương (Mai không có lời khai nhận nào trùng khớp với hướng đi của người thanh niên đó).
Tại bản vẽ hiện trường vụ án thể hiện ở hướng đi này, có vết bánh xe và dấu dép dẫn đến điểm phát hiện xác cháu Út.
Quá trình điều tra xác định được dấu dép kế bánh xe không phải của Mai.
Các nhân chứng khác còn khai vào thời điểm đó, nhiều người làm công có xe máy và mặc kiểu quần áo, đội mũ giống như người cháu Hằng mô tả chở Út.
Vậy vấn đề đặt ra là người thanh niên chở cháu Út đi, nhiều khả năng cũng là người để lại dấu bánh xe, dấu dép có phải là hung thủ hay liên quan gì đến vụ án này
Theo xahoi
"Kỳ án vườn mít": Cha hung thủ yêu cầu tử hình con trai nếu có tội
Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng Việt Nam, có một bị cáo hai lần bị tuyên tử hình, một lần chung thân và một lần được tuyên không có tội.
Bị cáo Lê Bá Mai
Những tranh cãi đi vào lịch sử tố tụng
Theo tài liệu hồ sơ khoảng 6h ngày 12/11/2004, Lê Bá Mai (SN 1982, quê Thanh Hóa, tạm trú xã An Khương, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước) cùng với Nguyễn Văn Trong (Tư Trong), Đỗ Thanh Trường đi rải phân và cày đất.
Khi đi Trường lái máy cày, Mai cầm thúng, Trong cầm xô nhôm đi bộ ra khu đất trồng mì trồng thuê cho anh Bạch Văn Hừng, anh Võ Văn Dùm. Khi đi rải phân Mai nhìn thấy hai cháu gái người dân tộc. Khoảng 9h, Mai và Trong rải phân xong, Mai lấy một chiếc xe máy lái đến chỗ hai em bé lúc nãy.
Trong đầu Mai suy nghĩ đến chuyện giao cấu. Mai gọi Thị Út vào một vườn mít gần đó để nói chuyện rồi thực hiện hành vi đồi bại. Khi đã thoả mãn dục vọng, Mai định để cho Út về, nhưng ngẫm lại, sợ nạn nhân sẽ về tố cáo nên nảy sinh ý định giết người bịt đầu mối. Sau khi sát hại nạn nhân, Mai chôn thi thể xuống một chân cây mít rồi về chòi tắm rửa như chưa có chuyện gì xảy ra.
Đêm về, thấy con gái chưa về, gia đình Út tỏa ra đi tìm nhưng không thấy. Bốn ngày sau, gia đình phát hiện thi thể của nạn nhân trong vườn mít của ông Dương Bá Tuân trong tình trạng không mảnh vải che thân. Sau đó, Mai đã bị bắt. Trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 16/3/2005, Mai bị tuyên án tử hình về cùng lúc hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Mai kháng cáo kêu oan, nhưng trong phiên phúc thẩm diễn ra tại tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo, tuyên phạt y án tử hình với lý do bị cáo không chứng minh được mình vô tội.
Có lẽ, vụ án này sẽ khép lại như bao vụ án khác nếu VKSNDTC không quan tâm và không kháng nghị. Trong đơn kháng nghị, có nêu lý do là chưa có căn cứ vững chắc và có nhiều vi phạm trong điều tra, thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ. Đến ngày 5/2/2007, hội đồng thẩm phán TANDTC mở phiên tòa đúng như qui định của pháp luật. Trong phiên tòa này, HĐXX chấp nhận đơn kháng nghị đại viện VKSNDTC, hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Phước và bản án phúc thẩm của TANDTC tại TP.HCM, giao vụ án điều tra lại từ đầu theo qui định của pháp luật.
Vụ án kéo dài trong suốt nhiều năm, vào tháng 7/2010, cơ quan điều tra đã có kết quả mới và khẳng định không có điều gì mới so với bản kết luận điều tra lần thứ nhất. Sau đó, TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên sơ thẩm lần hai và quyết định trả hồ sơ cho công an tỉnh điều tra lại và củng cố hồ sơ. Tuy nhiên, VKSND tỉnh Bình Phước vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Mai phạm cùng lúc hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Một năm nữa trôi qua, đến 18/5/2011, phiên sơ thẩm lần ba được đưa ra xét xử. Điều khiến mọi người bất ngờ là tòa tuyên Mai vô tội. Gia đình Thị Út hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra. Bởi, con gái của mình bị hiếp và giết là có thực, 7 năm trôi qua, cứ ngẫm Mai là kẻ thủ ác, thế nhưng nay lại được vô tội. Gia đình Thị Út băn khoăn, nếu Mai vô tội thì con gái mình do ai giết và thực hiện hành vi hiếp dâm? Đây vẫn là một câu hỏi lớn đến nay vẫn chưa có lời kết. Ngược lại, phía gia đình của Mai vô cùng vui mừng vì cậu đã được khẳng định không có tội và được phóng thích.
Một lần nữa kỳ án này lại được "bới" lên, vào 6/2011, VKSND tỉnh Bình Phước đã ký đơn kháng nghị theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm lần ba của TAND tỉnh Bình Phước đối với Mai. Sau đó không lâu, bị cáo hai lần bị tuyên tử hình lại bước chân vào trại giam.
Đầu năm 2013, phiên tòa sơ thẩm lần bốn xét xử Mai được diễn ra. Lần này, Mai khẳng định, mình không nhớ đã từng thực hiện hành vi hiếp dâm lẫn giết người. Phiên tòa diễn ra trong ba ngày và tuyên Mai chung thân. Ngay sau đó, VKSND tỉnh Bình Phước một lần nữa đã gửi đơn kháng nghị theo hướng tăng lên án tử hình với lý do, bị cáo cùng lúc phạm hai tội rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phía bị cáo cũng viết đơn kháng cáo kêu oan. Riêng gia đình bị hại cũng viết đơn kháng cáo theo hướng tăng hình phạt.
Sáng 6/5, tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm lần ba. Mai được ba vị luật sư cùng bào chữa. Ngay trong phần đầu của phiên tòa, luật sư bào chữa mới cho Mai là Huỳnh Thế Tân, xin hoãn phiên tòa với lý do mới tiếp nhận vụ án chưa đủ hồ sơ để nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng, phiên tòa có rất nhiều tình tiết phức tạp, có chứng cứ ép cung, mớm cung và phải mời các điều tra viên, kiểm sát viên trong phiên tòa sắp tới để làm rõ hành vi mớm cung và ép cung. Ngoài ra, đại diện VKSNDTC cũng quyết định hoãn phiên tòa. Sau thời gian hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, đến ngày 20/5/2013, phiên tòa sẽ được mở lại.
Ông Lê Bá Triệu (cha của Lê Bá Mai) suy tư về vụ án sau 9 năm vẫn chưa có hồi kết.
"Con tôi phạm tội thì phải bị tử hình!"
Ngay từ sáng sớm ngày 6/5, phía gia đình Mai lẫn gia đình Thị Út đến khá sớm với hy vọng được nhìn thấy bị cáo. Ông Lê Bá Triệu (cha của Mai) vừa mới nhìn thấy chiếc xe bít bùng dừng lại, vội vàng đứng dậy chạy đến mà nước mắt ngân ngấn. Đây không phải là lần đầu tiên gặp con trai trong một khoảng thời gian dài, nhưng mỗi khi thấy Mai bước xuống xe bít bùng là ông lại nuôi hy vọng.
Mai được dẫn vào trong phòng xử án, ngồi sau vành móng ngựa. Trong khi đó, ông Triệu chọn cho mình một góc nhỏ ngay hàng ghế đầu tiên dành cho đại diện phía gia đình bị cáo. Ông ngồi thinh lặng, không nói được lời nào, ánh mắt nhìn con trai với vô vàn suy ngẫm.
Vị chủ tọa bước ra, phiên tòa bắt đầu, ông lại nắm chặt hai tay của mình vào nhau với hy vọng tìm được một nơi để nương tựa. Hai vị luật sư và đại diện viện kiểm sát yêu cầu hoãn phiên tòa, ánh mắt người cha có chút gì đó buồn bã. Điều này cũng đúng thôi, bởi, ông đã hy vọng rất nhiều, trong phiên tòa hôm nay sẽ tìm ra đáp án cuối cùng về việc đứa con trai của mình có phạm tội hay không hay không phạm tội.
9 năm tù, chưa ra được phán quyết cuối cùng
Từ khi phiên sơ thẩm đầu năm đến nay, tháng nào ông cũng vào trại giam thăm Mai. "Cứ mỗi thứ tư giữa tháng và thứ tư cuối tháng gia đình lại khăn gói vào trại giam. Nhìn đứa con trai suốt chín năm ngồi tù, lòng tôi buồn vô hạn", giọng ông chùng xuống. Mỗi khi gặp nhau chỉ được mươi phút, người thân, bị cáo nhìn nhau rồi thời gian vụt trôi nhanh.
Trong muôn lần gặp, Mai đều khẳng định mình không có tội, tất cả mọi điều đã khai trước đây đều là mớm cung và bức cung. Mỗi lần nghe con trai nói vậy, ông vừa thương, vừa giận. Thương, bởi Mai ngồi tù trong một khoảng thời gian dài. Giận, bởi Mai đã vô tình đưa mình vào "tròng" để rồi rơi vào vòng lao lý suốt nhiều năm qua.
Mặc dù nói vậy, ông Triệu cũng không dám khẳng định Mai có tội hay không. Ông buồn nhất là trong phiên tòa sơ thẩm mới đây, hy vọng sự thật sẽ được khơi mở. Nhưng, tòa lại tuyên Mai án chung thân. Ông không phục với mức án này bởi: "Nếu con tôi vô tội thì phải được thả, 9 năm là quá dài so với một đời người cũng như gia đình tôi. Hoặc con tôi phạm cùng lúc hai tội đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì phải bị tử hình. Mức án chung thân không khẳng định sự thật như thế nào".
Khi được hỏi, nếu trong thời gian tới, tòa lại tuyên mức án chung thân hoặc tử hình đối với Mai thì ông nghĩ sao? Ông Triệu không cần suy nghĩ liền khua tay bảo: "Nếu như thế thật, chắc chắn, tôi viết đơn ra đến Chủ tịch nước để làm rõ vụ án, tìm ra sự thực như thế nào?!".
Lời của ông Triệu vừa dứt cũng là lúc Mai được dẫn giải ra về. Người cha lại lật đật chạy theo bước chân của con. Nhìn Mai bước lên xe bít bùng, mắt người cha ngân ngấn nước. Xe bít bùng lăn bánh, người cha đứng lặng người rồi chợt cất tiếng: "Cố giữ gìn sức khỏe nha con"...
Nỗi đau của người cha
Ngồi ở hành lang phòng xử, ông Triệu buồn bã nhìn vào đứa con trai. Ông chia sẻ: "Gia đình tôi đã theo vụ án này đến 9 năm, mất bao nhiêu thời gian, vật chất, gia đình cũng không thể an tâm làm việc".
Trong thâm tâm người cha, ông tin vào việc con trai của mình không phạm tội và hy vọng phiên tòa này sẽ có đáp án cuối cùng. Ông không được nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhưng 9 năm với bao nhiêu lần ra dự phiên tòa xét xử con trai, từng chi tiết vụ án đều nắm rõ. "Nếu ai theo vụ án này thì đều có thể tự nhận biết nó (Lê Bá Mai- PV) có phạm tội hay không", người cha nói.
Theo xahoi
Hoãn xử phúc thẩm "kỳ án vườn mít" Do có thêm luật sư nhận bào chữa miễn phí nhưng chưa có thời gian nghiên cứu kỹ hồ sơ và vắng nhiều nhân chứng quan trọng, HĐXX phiên tòa phúc thẩm vụ kỳ án vườn mít đã quyết định hoãn phiên tòa. Sáng 6/5, TAND tối cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm vụ kỳ án vườn mít xảy ra ở...