“Kỳ án vườn mít”: Dấu hiệu bế tắc?
Cuộc tranh luận giữa các luận sư và đại diện Viện kiểm sát vẫn chưa làm rõ được những chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai, HĐXX nghị án và có phán quyết vào đầu tuần sau.
Không phù hợp với tố tụng hình sự?
Ngày thứ 3 xét xử vụ “ kỳ án vườn mít” là phần tranh luận của 2 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Lê Bá Mai và 2 vị đại dện Viện KSND tỉnh Bình Phước. Diễn biến tại tòa cho biết, nội dung tranh luận của 2 bên chủ yếu xoay quanh lời khai của các nhân chứng các biên bản nhận tội, biên bản phản cung của bị cáo Lê Bá Mai các vật chứng liên quan đến vụ án.
Được biết, đây chính là những tình tiết nhằm xác định “tử tù” Lê Bá Mai có phạm tội hiếp – giết hay không?
Số phận của “tử tù” Lê Bá Mai như thế nào? sẽ chính thức được phán quyết vào ngày 24/5 tới
Trong phần này, khi HĐXX nhắc nhở vị đại diện Viện KSND về việc tranh luận trước tòa thì 2 bên có sự “nhắc nhở” qua lại… khá lớn tiếng.
Trong đó, đại diện Viện KSND có nói nhắc, Viện KSND tranh luận với luật sư chứ không tranh luận với HĐXX và nói rõ “không biết là ý tòa muốn gì?”. Chủ tọa phiên tòa lưu ý là vị đại diện không được nói lan man, mà phải đi vào trọng tâm tranh luận với luật sư.
Vẫn như phiên xét xử lần thứ 3 hồi tháng 7/2010, 2 luật sư đã cho rằng, cho đến nay việc kết tội đối với Lê Bá Mai là dựa trên những chứng cứ quá yếu, quá mâu thuẫn. Cụ thể, nhân chứng Thị Hằng, lúc nói người thanh niên đi với Thị Út (nạn nhân bị giết, hiếp) là giống Mai, lúc thì khẳng định đó chính là Mai. Các nhân chứng khác thì tường trình vì nghe Thị Hằng kể lại rồi liên tục thay đổi lời khai.
Luật sư đề nghị xem xét lại lời tường trình đầu tiên của Hằng.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại diện Viện KSND khẳng định Hằng khai trước sau như một, có sự sai sót là do công an viên Trần Văn Sinh ghi lời khai. Khi luật sư nói về vật chứng của vụ án như bình xịt, thùng đựng nước đá… Thị Hằng khai không phù hợp với những đồ vật mà ở trang trai của Mai thì đại diện Viện KSND cho rằng lúc đó Hằng còn nhỏ (chỉ 9 tuổi) nên có sự nhầm lẫn về màu sắc.
Tranh luận vì sao Thị Hằng và nhân chứng Điểu Ky (là cha ruột của Hằng) thay đổi lời khai? Đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước cho rằng, “nguyên tắc điều tra là đi từ cái chưa biết đến biết, từ cái biết đến cái rõ”. Luât sư thì phản biện: quy luật đó dựa trên cơ sở nào?
“Nếu không lý giải được vì sao thay đổi lời khai thì không phù hợp với tố tụng hình sự” – luật sư nói.
Chờ đợi 1 bản án
Về biên bản nhận tội của Mai, luật sư cho rằng không phù hợp với lời khai của các nhân chứng, hiện trường, pháp y… nên không thể dùng để buộc tội Mai được. Đại diện Viện KSND lại cho rằng lời khai của Mai phù hợp ở một số điểm, còn có một số không phù hợp.
Những chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai cho đến nay vẫn là sự tranh cãi gay gắt giữa luật sư và Viện KSND Bình Phước
Luật sư cũng cho rằng một số tình tiết cần làm rõ như: dấu vết bánh xe ở hiện trường, chi tiết củ đậu có ở hiện trường, quẹt ga và điếu thuốc là hút dở, những cọng tóc tại hiện trường… Viện KSND cho rằng, có những cái không cần thiết làm rõ và có những cái không thể làm rõ được.
Trình bày trước khi tòa kết thúc phiên xử ngày thứ 3 để nghị án, “tử tù” Lê Bá Mai khẳng định, không chấp nhận cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bình Phước cáo buộc mình. Mai cho rằng mình bị oan.
Trao đổi bên ngoài phiên tòa, luật sư Trịnh Thanh cho rằng, đây là vụ án phức tạp, nhiều tình tiết cần phải xem xét. Cụ thể phải xác định lời khai của nhân chứng Thị Hằng là lúc đó có nhìn thấy Mai đi với Thị Út hay không? Về vấn đề này hồ sơ có rất nhiều nguồn chứng cứ liên quan nên cần phải xem xét cẩn trọng. Phải lý giải được vì sao Thị Hằng và các nhân chứng khác liên tục thay đổi lời khai? Và lời khai của Lê Bá Mai không phù hợp với các nhân chứng và hồ sơ vụ án?
TAND tỉnh Bình Phước dự kiến ngày thứ ba tuần tới (24/5) sẽ tuyên án đối với bị cáo trong vụ “kỳ án vườn mít” đã từng gây tranh cãi trong những năm qua.
Số phận của Lê Bá Mai – người đã từng có 2 lần đối mặt với án tử hình – sẽ được phán quyết như thế nào?
VietNamNet sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc.
Theo VietNamNet
Đề nghị tử hình bị cáo trong vụ án "vườn mít"
Ngày thứ hai (19-5), phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ "kỳ án vườn mít", đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Lê Bá Mai.
Quang cảnh phiên tòa xét xử "kỳ án vườn mít" - Ảnh: Bùi Liêm
Cũng như những phiên tòa trước đây, đại diện viện kiểm sát vẫn tiếp tục giữ quan điểm buộc tội đối với bị cáo Lê Bá Mai, sau khi nghiên cứu những tài liệu điều tra bổ sung có trong hồ sơ. Theo đó, kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi nội dung vụ án. Cụ thể dựa vào lời khai của Lê Bá Mai và các nhân chứng tại phiên tòa phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, kết quả thực nghiệm điều tra về địa điểm, thời gian, không gian, kết quả giám định ADN chính là nạn nhân Thị Út.
Bên cạnh đó, hiện trường xảy ra vụ án trước thực nghiệm điều tra chính là nơi xảy ra vụ án. Vả lại, các diễn biến hành vi phạm tội phù hợp với hiện trường do Mai tự vẽ lại trong trại tạm giam Công an tỉnh Bình Phước. Chiếc quần là tang vật vụ án mà Mai đã dùng để xiết cổ nạn nhân và phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra đã thu thập.
Song song đó, nhân chứng Thị Hằng (nay đã 16 tuổi), người cùng đi mót củ sắn với nạn nhân chứng kiến việc Mai chở Thị Út đi đúng vào thời điểm buổi sáng 12-11-2004 và khi thấy Út không về nên đã báo cho người thân. Những lời khai trước đây và tại tòa của Hằng đủ cơ sở kết luận Lê Bá Mai chính là hung thủ. Ngoài ra, các vật chứng liên quan đến vụ án đều phù hợp với kết quả điều tra bổ sung.
Từ lập luận trên, viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm buộc tội Lê Bá Mai và đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Mai mức án: tử hình về tội "giết người" và 16-18 năm tù về tội "hiếp dâm trẻ em", tổng hợp hình phạt là tử hình. Buộc bị cáo Mai phải bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với gia đình nạn nhân Thị Út với số tiền gần 40 triệu đồng.
Nhân chứng Thị Hằng tại phiên tòa - Ảnh: Bùi Liêm
Bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Lê Bá Mai , luật sư Phan Long Ẩn và luật sư Trịnh Thanh đều cho rằng chưa đủ cơ sở để xác định Lê Bá Mai là hung thủ gây án.
Theo các luật sư, hầu hết lời khai của các nhân chứng tại tòa đều không trùng khớp với những lời khai ban đầu. Cụ thể, khi hội đồng xét xử hỏi nhân chứng Điểu Cẩn (cha của nạn nhân Thị Út) về việc tìm kiếm Thị Út sau khi không thấy con về nhà, ông Cẩn khai có lấy xe máy chạy vào khu vực vườn mít tìm con. Tuy nhiên, dấu tích bánh xe tại hiện trường khu vườn mít sau này được cơ quan công an nghi ngờ là dấu vết bánh xe gắn máy của Mai chở Út vào để thực hiện hành vi đồi bại.
Mặt khác, các luật sư còn cho rằng vụ án còn rất nhiều mâu thuẫn trong các lời khai, chứng cứ. Cụ thể theo kết quả giám định, không phát hiện thấy có vết tinh dịch và xác tinh trùng trong mẫu ghi thu dịch âm đạo của nạn nhân. Thị Hằng là nhân chứng trực tiếp duy nhất lúc đầu khai nhìn thấy "một thanh niên" chở Út đi, sau đó lại khai người chở Út đi là Mai.
Còn bị cáo lúc đầu không nhận tội, sau lại thừa nhận mình đã thực hiện hành vi phạm tội. Hay như Hằng khai nghi phạm chở Thị Út đi trên một chiếc xe máy, trên xe có một bình đựng nước đá màu đỏ. Trong khi chủ trang trại nơi bị cáo làm thuê khai không hề có đồ vật nói trên. Đặc biệt, chi tiết củ sắn được cho là của nạn nhân ăn dở tại hiện trường, đây là củ sắn được phát hiện sau năm ngày xảy ra vụ án. Theo bản ảnh hiện trường, củ sắn có màu sắc còn tươi trắng. Trong khi đó, bản ảnh thực nghiệm của luật sư cho thấy củ sắn bị phân hủy và chuyển sang màu sẫm...
Ngày 20-5, phiên tòa tiếp tục.
Theo Tuổi Trẻ
'Kỳ án vườn mít': Lặp lại điệp khúc cũ! Bị cáo tại tòa khai nhớ, lúc không, còn phần trả lời thẩm vấn của HĐXX của các nhân chứng cũng chẳng khác gì so với phiên xét xử lần 3 diễn ra cách đây gần 1 năm. Bị cáo lúc nhớ, lúc không Trong phiên xét xử chiều ngày 18/5, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước đã công bố về 3...