Kỳ ẩn về khả năng biết bay của con người
Nhiều tài liệu cổ của phương Đông và phương Tây ghi chép khá tỉ mỉ về khả năng con người tự bay lên mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuyệt kỹ khinh công đó là sự thực hay chỉ là trò ảo thuật?
Dù các nhà khoa học đã mất nhiều năm nghiên cứu nhưng khinh công vẫn là một bí ẩn chưa có cách nào giải thích vì nó đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn.
Ảnh Internet
Theo nghiên cứu thì thuật khinh công (Levitation) là kỹ thuật tự bay trong không khí mà không cần trợ giúp và thuật này đã tồn tại từ rất lâu ở Ấn Độ và Tây Tạng. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về thuật khinh công này. Không chỉ người phương Đông mà người châu Âu cũng quan tâm đến khả năng “bay” lên khỏi mặt đất của con người.
Chuyện về những người biết bay
Theo truyền thuyết kể lại, những vị thần phương Đông có khả năng đặc biệt là có thể bay. Tuy nhiên, những người bình thường như các giáo sĩ Bà La Môn ở Ấn Độ, người luyện Yoga, và Phật giáo hay các thuật sĩ và ẩn sĩ cũng có thể khinh công và lơ lửng trong không khí. Không chỉ các thầy tu khổ hạnh tại Ấn Độ có thể thực hiện tuyệt kỹ này, mà các môn đệ của phái Ninja ở Nhật Bản cũng có khả năng tương tự.
Nhiều nhà bác học, trong các cuộc nghiên cứu về phương Đông đã đề cập đến các “thầy tu Tây Tạng biết bay”. Alexandra David-Neel, một nhà thám hiểm người Anh, một ngày nọ đã chứng kiến một tu sĩ Phật giáo bay lên khỏi mặt đất hàng chục mét trên cao nguyên đầy thông, Cnang Tang. Neel kể lại rằng tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng tennis nẩy.
Cũng liên quan đến những người biết bay thời cổ, nhiều tài liệu chép tay cho biết họ có thể tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ vì mục đích chọn một vị trí phù hợp nhằm thực hiện những nghi thức tôn giáo. Những người châu Âu từ lâu cũng đã quan tâm đến khả năng bay lên của con người. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa những người biết bay thời Trung cổ ở phương Đông và phương Tây. Không giống những giáo sĩ Bà La Môn, thuật sĩ Yoga và những ẩn sĩ, các tu sĩ ở châu Âu không tham gia bất cứ một lớp huấn luyện đặc biệt nào để được bay lên. Họ thường lơ lửng trong không trung sau khi đã đạt đến trạng thái xuất thần.
Daniel Douglas Hewm là người có thuật phi thân nổi tiếng nhất thế kỷ 19. Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã mô tả trạng thái bồng bềnh trong không gian của Hewm như sau: “Bất thình lình Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 0,3 mét. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ 3 thì ông ta chạm trần nhà…”
Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như William Makepeace Thackeray, Mark Twain, Napoleon III cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Người ta không phát hiện ra sự lừa đảo nào trong hiện tượng này.
Video đang HOT
Thực hư về tuyệt kỹ khinh công
Trong cuốn sách “Khoa học huyền bí ở Ấn Độ thời cổ đại”, tác giả Louis Jacollios (Pháp) đã ghi lại khá chi tiết các pha khinh công. Một kỹ thuật thấp hơn của khinh công là khinh hành (đi bộ cực nhanh), khá phổ biến tại các khu vực có địa hình phức tạp ở Trung Hoa, Nhật Bản. Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thần hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).
Những tuyệt kỹ khinh công dù thực hiện ở đâu đều có một điểm giống nhau, đó là sử dụng một kỹ thuật nào đó để giảm hoặc mất hẳn tác động của lực hút trọng trường.
Kỳ thực, khinh công là môn công phu tối cao trong khí công – võ thuật Trung Hoa cổ đại. Khinh công là một công phu tập luyện cho thân thể được nhẹ nhàng, như bướm lướt cành, như én qua rèm. Chạy trên cỏ, cỏ chẳng hề di động. Chạy trên tuyết, tuyết chẳng hề in dấu chân, băng qua nước, nước chẳng hề gợn sóng. Các cao đồ Thiếu Lâm xưa kia đều luyện thành vài tuyệt kỹ, có người luyện thành đến mười mấy tuyệt kỹ như Đạp tuyết vô ngân công (đi trên tuyết không để dấu chân), Bích hổ du tường (trườn lên vách tường đứng như thằn lằn), Thủy thượng phiêu (chạy trên nước), Siêu cự công (chạy trên đất như bay), Lưu tinh bộ công (đi lẹ như sao băng), Bào bản công (chạy trên vách đá dựng đứng)…
Chúng ta thường đọc chuyện về các hiệp khách ngày xưa băng đồng, lướt cỏ, lướt đi trên tuyết, trên mặt nước, cứ cho là chuyện hoang đường mà chẳng bao giờ tin có được nhưng công phu tuyệt kỹ ấy. Nhưng ta có biết đâu chuyện ấy vẫn có và khi luyện thành là một công trình lao khổ, biết bao mồ hôi và nước mắt. Được công phu đó ít ra ta cũng mất không ít hơn hai mươi năm chuyên luyện. Sau hơn 20 năm khổ luyện, anh Trương Hưng Toàn, 40 tuổi ở Đại Liên, Cát Lâm đã luyện thành công phu khinh công nổi tiếng: đeo “ngàm” cố định hai bên mang tai, có dây nối ngàm với 2 chiếc xe Jeep, kéo xe bước đi trên 150 quả trứng gà được xếp thành 2 hàng dọc mà trứng không hề hấn gì. Hoặc vận khí hít bát sắt vào bụng, trôn bát nối với 1 xô nước 20 lít, rồi ung dung mang nước bước đi trên những quả trứng.
Thực tế khinh công là có thật tuy nhiên với khả năng của con người thì chỉ “bay” được một khoảng nhất định mà thôi, bằng chứng là đã có một chương trình được chiếu trên VTV3 mục “Chuyện lạ Việt Nam” nhưng để làm được điều đó cần rất nhiều thời gian luyện tập. Và thực tế võ sĩ biểu diễn cũng chỉ chạy trên những tấm cót ép phủ trên mặt nước, chứ công phu khinh công chưa đạt đến mức chạy băng qua mặt nước.
Giải mã bí ẩn khả năng “bay” của con người
Có nhiều tranh cãi liên quan đến sự bay lên của con người. Một số nhà nghiên cứu nói rằng đó là sản phẩm của trường sinh học, tạo ra bởi một dạng năng lượng tinh thần đặc biệt phát ra từ não người. Bác sĩ Alexander Dubrov, chuyên gia về sinh vật học, là người ủng hộ giả thuyết này. Ông chỉ ra rằng trường sinh học được tạo ra một cách có chủ ý bởi người phi thân, do đó họ có thể kiểm soát và thay đổi hướng khi lơ lửng trên không.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác không đồng ý chính vì thế khinh công vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp thuyết phục. Cho đến nay, khoa học chưa có cách nào giải thích hiện tượng khinh công vì nó đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn. Người ta không thể chứng minh, ít nhất là về mặt lý thuyết, làm thế nào mà một người có thể thoát ra khỏi tác động của lực hút của trái đất trong điều kiện thông thường chỉ bằng cách hít thở, thôi miên để huy động năng lượng siêu nhiên. Những người phản bác cho rằng từ xưa đến nay, đó chỉ là trò ảo thuật đánh lừa thị giác của người xem.
Một số thử nghiệm khoa học gần đây cho thấy nhiều chiều hướng tích cực hơn. Ví dụ, các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm trong môi trường đặc biệt (âm hơn 160oc), một chiếc đĩa khi quay tốc độ cao, khoảng 3.000 vòng/phút trong tác động của một điện trường thì sẽ giảm trọng lượng. Các nhà khoa học Mỹ làm thử nghiệm khác: Khi đặt chất siêu dẫn lơ lửng trong từ trường, họ phát hiện ra nếu đặt một vật thể lên trên bề mặt của chất siêu dẫn, trọng lượng của nó sẽ giảm đi 5%.
Như vậy, vẫn còn le lói hy vọng cho những người muốn tin vào những điều đặc biệt, đồng thời những kẻ lừa bịp vẫn còn đất để dụng võ. Và khinh công là khả năng đặc biệt hay chỉ là một khát vọng ảo ảnh của loài người? Đây vẫn là một bí mật.
Theo Dantri
Trật tự châu Á bị thách thức
Thời gian gần đây, giới chuyên gia nói nhiều đến mối quan hệ cộng sinh cũng như những căng thẳng chiến lược trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ này ngoài việc tác động đến bản thân hai cường quốc còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến trật tự khu vực châu Á.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Công) vừa đăng bài phân tích của Andrew Leung, một chuyên gia độc lập về Trung Quốc ở Hồng Công, trong đó đưa ra những nhận định cụ thể về vấn đề này như sau:
Trong nhiều thập kỷ, biển Đông tương đối yên tĩnh mặc dù đôi khi xảy ra xung đột lãnh hải. Vùng biển này đến nay phụ thuộc vào một chiếc ô quân sự Mỹ chiếm ưu thế vượt trội mà ở đó các quốc gia khu vực phát triển theo một chuỗi sản xuất và cung ứng cho toàn cầu với Trung Quốc là trọng tâm. Sự ổn định này hiện nay đang bị phiền nhiễu bởi một vài mặt trận.
Đầu tiên, Trung Quốc coi biển Đông như một khu vực có tầm quan trọng chiến lược ngày càng gia tăng đến mức nước này trở nên ngạo mạn hơn bao giờ hết. Trung Quốc từ lâu đã đưa ra các tuyên bố chủ quyền lãnh hải lịch sử đối với một số hòn đảo nhất định và các đảo san hô vòng và theo đó là một vùng biển rộng lớn ở biển Đông, được phân ranh giới bởi "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" đầy tranh cãi. Nằm trong các vùng nước đó là các tuyến hàng hải sống còn đối với sự tồn tại của nền kinh tế cũng như là những tiềm năng khổng lồ về trữ lượng năng lượng. Các đối thủ cùng tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc trong vùng biển này đã trở nên quyết đoán hơn nhiều trong các tuyên bố của họ, dẫn đến một số căng thẳng trên biển trong thời gian gần đây.
Trong những năn qua, Trung Quốc đã xây dựng các mối quan hệ hài hòa với các nước xung quanh và cả các nước ngoài khu vực. Bắc Kinh đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2003. Với việc thực thi Khu Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc, "con đường ASEAN", dựa trên sự đồng thuận và bình đẳng, Trung Quốc đã giành được sức cuốn hút. Tuy nhiên, sự hài hòa cùng có lợi này giờ đây đang cho thấy những dấu hiệu căng thẳng.
Thứ hai, có một sự cạnh tranh quân sự đang ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang bắt đầu xây dựng một lực lượng hải quân biển xa, với việc trang bị chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này. Các chiến lược gia của Mỹ cũng đã bắt đầu lo ngại bởi những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo những quả tên lửa cơ động được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay", cũng như chiến tranh mạng, kỹ thuật không gian và nhiều lĩnh vực khác.
Để chống lại Trung Quốc, quân đội Mỹ được cho là đang lên kế hoạch mở rộng trên quy mô lớn hệ thống rađa phòng thủ chống tên lửa ở châu Á. Gần đây, Thời báo Hoàn Cầu của Đảng cộng sản Trung Quốc đưa tin rằng, Trung Quốc đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Thứ ba, có một sự chia rẽ đang lớn dần trong mối quan hệ kinh tế cộng sinh giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ giờ đây đang cảm thấy đau đớn vì mất nhiều việc làm vào tay Trung Quốc. Điều đó đã được báo động tới mức tiêu dùng quá cao đến mức ngập trong nợ nần của Mỹ và được Trung Quốc hào phóng hỗ trợ tài chính. Về phần mình, Trung Quốc thận trọng với việc dựa quá nhiều vào xuất khẩu cũng như vấn đề tích trữ tiết kiệm quá nhiều trong một "cái bẫy đôla Mỹ". Hơn nữa, việc phổ biến "mối đe dọa Trung Quốc" đã dẫn đến sự không hài lòng và thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước. Do đó, những lập trường sai lầm này đòi hỏi một sự xem xét lại về một trật tự châu Á bền vững hơn. Trước tiên, cần phải hiểu là với những thách thức nội tại đang đe dọa khu vực, Trung quốc cần một môi trường quốc tế ổn định và hòa bình để phát triển và tiến bộ. Theo lời khuyên của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc sẽ không tìm cách đạt được vai trò lãnh đạo tước khi trở thành nước phát triển hoàn toàn. Hơn nữa, khi phúc lợi kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục phụ thuộc vào việc hội nhập với trật tự thế giới, Trung Quốc sẽ có những lợi ích trong việc hành xử như một cường quốc có trách nhiệm.
Trung Quốc do đó đã hoạt động, và có lợi, trong một trật tự khu vực ổn định chủ yếu do Mỹ thiết lập. Trong khi một nước Trung Quốc đang nổi lên có thể không còn chấp nhận sự thống trị của Mỹ một cách dè dặt nữa, việc đánh bật Mỹ khỏi khu vực châu Á sẽ không phải là lợi ích tốt nhất của Trung Quốc, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc đủ khả năng làm được như vậy. Dưới quan điểm này, sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ không cần phải phụ thuộc vào Mỹ.
Ngoài ra, theo Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ, trong một thế giới liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, khả năng của Mỹ trong việc lãnh đạo thế giới đã bị kiềm chế hơn. Để ngăn chặn các thách thức toàn cầu và để duy trì trật tự thế giới, Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với nhiều nước và vùng lãnh thổ, cũng như là các đồng minh và phi đồng minh, trong đó có nước Trung Quốc đang nổi lên. Thay vì kiểm tra "sự trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc, Mỹ nên tận dụng một cách chiến lược sự trỗi dậy này của Trung Quốc để đạt được một sự ổn định khu vực bền vững.
Hơn nữa, không một láng giềng nào của Trung Quốc, gồm cả Nhật Bản, muốn tham gia một khối quân sự chống Trung Quốc do tất cả các nước đó đều phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế.
Đối lập với nền tảng này, những ý tưởng về một trật tự châu Á ổn định hơn đang được một số chiến lược gia nổi tiếng đưa ra. Như đã nêu trong cuốn sách "Sự lựa chọn Trung Quốc" mang ý tưởng kích động của mình, Giáo sư Hugh White đã lưu truyền tư tưởng về một châu Á "phối hợp các quyền lực" để tránh một đối thủ chiến lược có khả năng nguy hiểm chết người. Mỹ là một đối tác và chia sẻ quyền lực khu vực với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, sẵn sàng giúp đỡ hoặc cân bằng với các lợi ích khu vực cốt lõi của Trung Quốc, cùng với những lợi ích như vậy của Nhật Bản và Ấn Độ. Mặc dù cách tiếp cận của Giáo Sư Hugh White có thể được xem xét, nhưng thách thức là làm thế nào có thể đạt được những điều đó khi không có sự thỏa hiệp trong các lợi ích của các đồng minh khu vực của Mỹ?
Zbigniew Brzezinski, một chuyên gia kỳ cựu về chính sách ngoại giao ở Mỹ, đề xuất một chiến lược lớn của Mỹ trên toàn cầu, bao gồm một "Phương Tây rộng lớn hơn" bằng cách lôi kéo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào một Liên minh châu Âu (EU) mở rộng và một "Phương Đông phức hợp", nơi Mỹ sẽ hành động như một "người cân bằng khu vực" giống như vai trò của Anh trong nền chính trị châu Âu trước thế kỷ 20.
Một điểm mấu chốt trong thành phần hợp thành chiến lược của Brzezinski về Phương Đông là "Tam giác hợp tác Mỹ-Nhật-Trung" được nuôi dưỡng thông qua việc tái hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giống như đã từng diễn ra giữa Đức và Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Để điều tiết các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Brzezinski gợi ý giải pháp ban đầu cho những vấn đề bế tắc chính trong quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt là vấn đề Đài Loan.
Chuyên gia này hoài nghi việc Đài Loan có thể né tránh hoàn toàn một tiến trình gắn kết chính thức hơn với Trung Quốc đại lục, có lẽ là dưới công thức "một nước vài chế độ", nhằm tránh bất kỳ hình thức triển khai nào của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trên hòn đảo này. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới đánh dấu một bước ngoặt khác trong vòng quay của lịch sử. Một màn kịch chuyển giao quyền lực kiểu cổ điển đang diễn ra. Sự đổ vỡ của trật tự châu Á là một viễn cảnh rõ ràng. Một chiến lược hoàn toàn thiên về quân sự chứa đựng đầy rẫy những nguy cơ không thể kiểm soát có thể leo thang thành chiến tranh. Quản lý và điều tiết sự trỗi dậy của Trung Quốc mà không hy sinh các lợi ích của Mỹ thể hiện sự hiểu biết chiến lược sâu sắc và suy nghĩ táo bạo trong bối cảnh mở rộng nhất.
Trong khi sự phát triển và những sự kiện hiện nay chưa chắc phù hợp với bất kỳ công thức nào, việc hiểu biết sâu sắc hơn và tranh luận về động lực hợp tác có lẽ có tác dụng hỗ trợ tốt hơn cho việc quản lý một trật tự châu Á bền vững hơn, với trụ cột là sự phát triển quan hệ Mỹ - Trung, một mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ 21.
Theo ANTD
Tháp chọc trời ở Trung Quốc bị gọi là 'cái quần' Một tòa tháp đôi đang được xây dựng tại Trung Quốc vừa bị cư dân mạng "ưu ái" gọi là "cái quần lót dài" vì vẻ ngoài đặc biệt của nó. Cánh cổng phương Đông hay "cái quần lót dài"? Ảnh:Weibo Được mệnh danh là Cánh cổng phương Đông, tòa nhà cao 300 m được tạo thành từ khối tháp đôi chụm lại...