Kỳ án người chết ‘đội mồ sống dậy’ chấn động Hàn Quốc
Park Chang-soo sống tại Hàn Quốc, được xác định đã chết, kẻ gây án cũng bị kết tội, nhưng thời gian sau Park bất ngờ trở về bằng xương bằng thịt.
Làng Yeongcheon hiện nay là một thành phố nhỏ ở Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul khoảng 350km.
Ngày 29/4/1930, một người phụ nữ sống ở làng Yeongcheon, tỉnh Chungcheong Nam, Hàn Quốc, lên núi hái thảo dược thì phát hiện một thi thể vùi trong đống lá rụng.
Quá bất ngờ, người phụ nữ vội vàng chạy về làng báo tin.
Cảnh sát, lúc bấy giờ là người Nhật do Hàn Quốc đang bị Nhật Bản chiếm đóng, được triển khai tới hiện trường.
Tại đây, họ ghi nhận thi thể là một thiếu niên bị đánh đập dã man đến mức toàn thân bầm tím và không thể nhận dạng khuôn mặt.
Bên cạnh thi thể là một chiếc khăn tắm. Cảnh sát liền chuyển thi thể đến bệnh viện thị trấn và bắt đầu quá trình khám nghiệm tử thi.
Nạn nhân là nam giới, khoảng 15 – 16 tuổi. Khuôn mặt bị tổn thương đến mức không thể nhận dạng, những vết bầm tím trên cơ thể là dấu hiệu bị hành hung. Chuyên gia pháp y nhận định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do ngạt thở.
Thời gian tử vong trong 72 giờ trước khi thi thể nạn nhân được tìm thấy, tức vào khoảng ngày 26/4.
Với chiếc khăn tắm bên cạnh nạn nhân, cảnh sát cho rằng đây chính là công cụ gây án. Nạn nhân có thể đã bị siết cổ bằng chiếc khăn tắm cho đến chết.
Thời điểm xảy ra vụ án, làng Yeongcheon là một vùng quê nhỏ, thanh bình. Ngay cả những vụ trộm cắp cũng rất hiếm xảy ra. Cảnh sát đã được huy động để điều tra hung thủ và xác định nhân thân của nạn nhân.
Họ đã hỏi khắp làng và phát hiện người duy nhất mất tích, cũng là người có các đặc điểm nhận dạng phù hợp với nạn nhân là một cậu bé tên Park Chang-soo, mất tích hôm 26/4.
Năm đó, Park Chang-soo vừa tròn 16 tuổi. Cậu lớn lên trong một gia đình nghèo, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Ban ngày, mẹ của Park Chang-soo, bà Park, đi làm chạy bàn cho quán ăn còn cậu bé gia nhập một nhóm ăn xin.
Video đang HOT
Phần lớn thời gian, Park Chang-soo chạy việc vặt cho các nhà trọ địa phương để đổi lấy tiền và thức ăn. Người dân làng miêu tả Chang-soo là một cậu bé ít nói, có phần ngốc nghếch.
Được triệu tập đến đồn cảnh sát, bà Park đã xác nhận thi thể được phát hiện là con trai mình, dù quần áo của thi thể và quần áo Park Chang-soo mặc hôm cuối cùng được nhìn thấy khác nhau. Xác định được danh tính nạn nhân, cảnh sát bắt đầu điều tra thủ phạm.
Một số nhân chứng kể lại, sáng 26/4, họ chứng kiến cảnh nữ chủ nhà trọ Ko Ok-dan và nhân viên Cho Ki-jun đánh đập Park Chang-soo.
Cảnh sát lập tức bắt giữ cả hai và thẩm vấn họ trong 2 ngày liên tiếp. Cho Ki-jun là người đầu tiên “gục ngã” và thú nhận tội giết người. Ko Ok-dan cũng thừa nhận ngay sau đó.
Theo lời khai của 2 nghi phạm, họ đã đánh đập Park Chang-soo đến chết vì tức giận. Ko Ok-dan là vợ hai của một đại gia họ Han, sống ở làng bên. Do bà vợ cả có máu ghen tuông, ông Han đã mở một nhà trọ ở làng Yeongcheon cho Ko Ok-dan kinh doanh để hai người vợ không đụng độ nhau.
Thời điểm đó, Ko Ok-dan mới ngoài 20 tuổi, nhan sắc khiến nhiều người đàn ông mê mệt. Trong đó, một người đàn ông tên Lee Ki-mun đã đề nghị Ko Ok-dan cùng anh ta bỏ trốn khỏi làng Yeongcheon. Thay vì từ chối, Ko Ok-dan hứa hẹn sẽ dành thời gian suy nghĩ về lời mời này.
Về phía ông Han, không yên tâm để người vợ trẻ đẹp một mình bên ngoài nên ông thường qua lại giữa hai làng để giám sát vợ. Han biết chuyện giữa Ko Ok-dan và Lee Ki-mun và đã trách phạt cô ta thậm tệ.
Trong lời khai, Ko Ok-dan kể rằng cô đã nghi ngờ Park Chang-soo kể cho ông Han vì cậu bé đang chạy việc thuê cho quán trọ của cô và có thể đã nghe được cuộc trò chuyện rồi mách lẻo với ông chủ. Vì quá tức giận, sáng 26/4, Ko Ok-dan đã cho Park Chang-soo hai cái bạt tai.
Dù vậy, cơn giận của Ko Ok-dan vẫn chưa vơi bớt nên cô ta đã bàn bạc với nhân viên quán trọ Cho Ki-jun để lừa đưa Park Chang-soo lên núi vào ban đêm. Ở đó, cả hai đã đánh đập và siết cổ Park Chang-soo bằng chiếc khăn tắm. Lúc đó là khoảng 19 giờ.
Ko Ok-dan đã thừa nhận là chủ mưu giết người nhưng cô ta đã rút lại lời thú nhận trong phiên điều trần. Dù vậy, bà Park đã xác nhận thi thể là con trai và cả hai nghi phạm có lời khai khớp nhau và khớp với vật chứng, kết quả khám nghiệm tử thi.
Vì thế, Tòa án quận Gongju tuyên bố Ko Ok-dan và đồng phạm lần lượt chịu án phạt 15 và 10 năm tù vì tội Giết người.
Cái chết của Park Chang-soo có liên quan đến bà chủ nhà trọ xinh đẹp Ko Ok-dan. (Ảnh minh họa)
Người chết trở về
Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau, một việc kì lạ đã xảy ra.
Đêm ngày 18/10/1930, người dân trong làng nghe thấy bà Park hốt hoảng hét lên: “Có ma. Có ma”.
Họ vội vàng chạy đến nhà bà Park xem có chuyện gì thì phát hiện Park Chang-soo đang đứng trước cửa nhà.
Cậu bé còn sống, bằng xương bằng thịt, đang đi lại trước cửa nhà và liên tục trấn an mẹ mình. Nhìn thấy cậu bé, mọi người cũng vô cùng bất ngờ và sợ hãi đến mức rụng rời chân tay. Chỉ có Park Chang-soo là không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Cậu giải thích, hôm 26/4, đúng là cậu đã bị bà chủ Ko Ok-dan và Cho Ki-jun đưa lên sườn núi để đánh nhưng họ không dùng chiếc khăn để siết cổ cậu mà chỉ đấm đá bình thường. Tuy nhiên, Park Chang-soo đã tạm ngất đi một thời gian. Đến khi tỉnh dậy, cậu thấy hai người đã bỏ đi.
Tuy nhiên, Park Chang-soo nghĩ rằng nếu trở về, cậu sẽ không thể sống yên thân với hai người này vì đã gây thù chuốc oán quá nặng. Vì thế, Park Chang-soo quyết định đến một ngôi làng khác làm thuê, sau đó di chuyển lên thủ đô Seoul làm người ở trong khoảng nửa năm.
Quãng thời gian này, cậu đã trải qua không biết bao nhiêu vất vả. Park Chang-soo bị trả lương thấp và bị những người chủ đối xử tồi tệ. Không muốn tiếp tục chịu đựng hoàn cảnh đó, hôm 6/10, Park quyết định bỏ việc và trở về quê hương.
Suốt quãng thời gian “tha hương”, cậu không hay biết ở quê nhà đã xảy ra một sự kiện chấn động còn bản thân là nạn nhân trong một vụ giết người. Mẹ cậu thậm chí đã nhận lại thi thể và tổ chức chôn cất.
Những người lính Nhật Bản lẫn cảnh sát đều cảm thấy bối rối khi Park Chang-soo trở về. Các công tố viên đổ lỗi cho cảnh sát vì điều tra tắc trách. Cảnh sát lại quy trách nhiệm cho bà Park vì là người mẹ nhưng lại nhận dạng sai thi thể.
Cơ quan chức năng đã tổ chức một phiên tái thẩm ngay sau đó. Tại đây, hai bị cáo nói rằng bản thân bị ép cung. Ngày 30/6/1931, hai người được trả tự do sau gần một năm mang tiếng oan giết người.
Về phía bà Park, bà giải thích ngay từ đầu đã biết thi thể đó không phải là con mình. Dù thi thể đã bị bầm dập và khuôn mặt biến dạng đến mức không thể nhận ra nhưng là người mẹ, bà vẫn nắm rõ từng đường nét cơ thể của con trai.
Khi nhìn thấy thi thể, bà chắc chắn đó không phải là Park Chang-soo nhưng cảnh sát đã liên tục dùng đòn tâm lý để ép bà nhận lại thi thể, từ đó khép lại vụ án nhanh chóng.
Sau khi những lùm xùm xoay quanh sự trở về của Park Chang-soo và nỗi oan của hai bị cáo được giải quyết, cảnh sát lại trở về vạch xuất phát.
Điều quan trọng bây giờ là xác định xem xác chết thuộc về ai. Cảnh sát đành miễn cưỡng mở lại vụ án để cố gắng xác định danh tính thi thể nhưng lúc này đã quá muộn.
Tất cả vật dụng được tìm thấy tại hiện trường bao gồm quần áo của nạn nhân đều được đưa cho bà Park và được bà chôn cất cùng thi thể. Dù cảnh sát có khai quật mộ của nạn nhân, những chứng cứ đã không còn nguyên vẹn như khi mới phát hiện.
Vụ án rơi vào ngõ cụt và nhanh chóng chìm xuống do Park Chang-soo đã trở lại và trong thời điểm đó, trong làng cũng không còn ai mất tích.
Nhiều lời đồn rằng Park Chang-soo đã đội mồ sống lại.
Đáp án còn bỏ ngỏ
Dù vậy, xung quanh vụ án đặc biệt này vẫn còn nhiều lời đồn đoán. Một số người đặt ra giả thuyết rằng rất có thể cậu bé Park đã chết thật. Người sau này trở về là một người giả mạo Park Chang-soo. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ vì nhiều điểm vô lý.
Thứ nhất, dân làng khẳng định người trở về chính là Park Chang-soo vì ngoại hình giống gần như 100% với cậu bé trong kí ức của họ. Hơn nữa, nếu đúng là có người giả mạo Park Chang-soo thì động cơ cho việc này là gì? Gia đình Park là những người nghèo nhất làng, đến ăn còn không đủ no nên nếu giả mạo Park Chang-soo, người này cũng không có danh tiếng hay lợi ích gì.
Nhưng chiếc khăn tắm xuất hiện tại hiện trường được xác định đúng là của cô Ko Ok-dan và khoảng thời gian gây án trùng khớp với lời khai của Ko Ok-dan và nhân viên về thời gian đánh đập Chang-soo. Do đó, giả thuyết khác là hai người này đã nhầm Park Chang-soo với một người khác có vóc dáng tương tự.
Họ có thể đã sát hại nhầm người. Thế nhưng khả năng này cũng nhanh chóng bị loại trừ do chính Park Chang-soo nói 3 người họ lên núi cùng với nhau. Do đó, không thể xảy ra việc nhầm lẫn nạn nhân hay có người thứ 4 xuất hiện vào lúc này.
Sau khi trở về, Park Chang-soo cùng mẹ tiếp tục làm việc chăm chỉ trên đồng ruộng. Cậu bé không bình luận hay kể thêm bất kỳ chi tiết nào liên quan đến vụ án năm đó.
Vì vụ án vẫn bỏ trống, nhiều người đồn đoán rằng Park Chang-soo chính là đã “đội mồ sống dậy”.
Liên hợp quốc nối lại chương trình du lịch thăm quan làng đình chiến Panmunjom
Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) ngày 30/6 cho biết sẽ nối lại các chuyến du lịch thăm quan làng đình chiến liên Triều Panmunjom sau nhiều tháng đình chỉ những chuyến du lịch này do dại dịch COVID-19.
Khách du lịch tại làng đình chiến Panmunjom, gần thành phố Namyangju, phía Đông thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 5/5/2018. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo UNC, việc khởi động lại những chuyến du lịch trên phù hợp với việc Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng chống đại dịch COVID-19, tuy nhiên UNC không nêu rõ thời điểm nối lại các chuyến du lịch này.
Trước đó, UNC đã đình chỉ các chuyến du lịch tới Panmunjom trong nhiều tháng do sự gia tăng số ca mắc COVID-19, trong đó lần đình chỉ mới nhất là vào tháng 1/2022.
UNC được thành lập theo Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 7/7/1950, tức 12 ngày sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Lực lượng quân sự này phụ trách việc quản lý các vấn đề tại Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều và giám sát việc thực thi Thỏa thuận đình chiến giữa hai miền Triều Tiên. Theo UNC, việc nối lại những chuyến du lịch nêu trên nằm trong khuôn khổ Chương trình Định hướng và Giáo dục về DMZ của Tư lệnh UNC với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về các điều kiện an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và giúp các du khách hiểu rõ về các điều khoản trong hiệp định đình chiến kể trên.
Hàn Quốc tăng 5% mức lương tối thiểu vào năm 2023 Ngày 30/6, giới chức Hàn Quốc cho biết các đại diện của người lao động và người sử dụng lao động ở nước này đã đồng ý đề ra mức lương tối thiểu theo giờ của năm 2023 là 9.620 won (tương đương 7,41 USD), tăng 5% so với năm nay. Phố mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh (tư liệu) minh...