Kỳ án kéo dài 14 năm vẫn chưa có hồi kết
Mới đây, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai) có chuyển đơn “kêu cứu” của công dân Quản Đắc Quý (Hoài Đức, Hà Nội) tới Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội để giám sát việc xét xử vụ án mà anh Quý bị truy tố. Đây là vụ án khi giải quyết có những dấu hiệu rất bất thường.
Anh Quý và Thúy đều kháng cáo kêu oan
Vi phạm nghiêm trọng quy định trả hồ sơ
Vụ án của bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy (cùng ở xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) tính từ lúc khởi tố vụ án đến khi phiên tòa sơ thẩm xét xử kéo dài 14 năm, với 10 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, 4 lần Viện KSND huyện Hoài Đức ra cáo trạng.
Anh Quý và Thúy bị các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Hoài Đức quy kết có hành vi gây thương tích cho anh Đỗ Đăng Của trong khi xô xát vì mẫu thuẫn đất đai. Tuy nhiên cả anh Thúy và Quý cũng như một số nhân chứng cho rằng không tham gia xô xát dẫn đến thương tích của anh Của.
Trong vụ án này, ngay từ đầu, Viện KSND huyện Hoài Đức đã chỉ ra những tình tiết mâu thuẫn, bất hợp lý trong việc xác định chứng cứ buộc tội cũng như xác định người phạm tội. Tuy nhiên cơ quan này lại vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi trả hồ sơ điều tra bổ sung vượt quá số lần quy định. Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự (LTTHS) quy định Viện KS hoặc Tòa án chỉ được trả hồ sơ bổ sung không quá 2 lần.
Nghiên cứu về vụ án này, luật sư (LS) Nguyễn Hồng Bách, LS Nguyễn Văn Phương (cùng ở Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho hay, việc điều tra thực hiện không kịp thời, có biểu hiện cẩu thả. Thời điểm xảy ra xô xát từ ngày 19.7.2003, nhưng phải hơn một năm sau vào ngày 10.12.2004, Công an huyện Hoài Đức mới tiến hành khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên hiện trường dựng lại chỉ theo lời khai của bị hại, do đó biên bản hiện trường không đảm bảo được tính chính xác, khách quan.
Sau đó, mặc dù vụ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng cơ quan điều tra đã không tiến hành thực nghiệm lại hiện trường một lần nào theo quy định của pháp luật. Một điểm bất thường nữa được LS Lương Quang Tuấn (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) chỉ ra, đó là dao rựa, tuýp sắt được cho là công cụ để bị cáo Thúy và Quý dùng để phạm tội gây thương tích cho bị hại nhưng nó lại không được thu thập và bảo quản theo quy định của Bộ LTTHS.
Video đang HOT
Quyết định trưng cầu giám định lạ lùng
Trong các kết luận điều tra, cáo trạng của Viện KS đều dùng lời khai của bị hại và những nhân chứng có quan hệ họ hàng với bị hại để xác định hành vi của anh Thúy và Quý. Còn lời khai của phía bị cáo, của một số nhân chứng khác lại không được xem xét thấu đáo.
Điều đáng nói, chính những lời khai của bị hại và của các nhân chứng là người thân của bị hại lại bất nhất, mâu thuẫn nhau. Bị hại Đỗ Đăng Của ban đầu khai bị ông Quản Đắc Họp (bố của Quý và Thúy) chém, sau đó lại khai bị anh Quý chém, trong khi giữa bên có quan hệ họ hàng, không xa lạ gì nhau.
Một điểm bất thường nữa trong vụ án này là hai bản Quyết định trưng cầu giám định của Công an huyện Hoài Đức. Theo kết luận điều tra, ngày 27.10.2003, Công an huyện Hoài Đức nhận được báo cáo của Công an xã Vân Côn về việc chiều 19.7.2003, xuất phát từ tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Đỗ Đăng Chuyên và Quản Đắc Họp dẫn đến xô xát, khiến ông Chuyên và anh Của (con ông Chuyên) phải đi cấp cứu. Qua xác minh thấy có dấu hiệu tội phạm, ngày 17.11.2003 Công an huyện Hoài Đức đã quyết định khởi tố vụ án.
Thế nhưng, điều lạ lùng là hai quyết định trưng cầu giám định của Công an huyện Hoài Đức lại được thực hiện lần lượt vào tháng 8 và tháng 9.2003. Như vậy quyết định giám định lại có trước khi công an huyện Hoài Đức tiếp nhận vụ việc. Theo LS Nguyễn Hồng Bách, kết luận giám định không được thực hiện theo quy định của Bộ LTTHS nên không thể sử dụng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.
Vào cuối tháng 5.2017, sau 14 năm kể từ khi khởi tố, vụ án mới được TAND huyện Hoài Đức đưa ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, 4 luật sư bào chữa cho bị cáo Quý và Thúy đã đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa, để một là triệu tập đầy đủ các nhân chứng. Vì trong số 8 nhân chứng vắng mặt đó, có những nhân chứng là người thân của bị hại, có những lời khai mâu thuẫn trước đó cần được Tòa thẩm vấn để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, đề nghi triệu tập giám định viên đã ký bản kết luận giám định kết luận Đỗ Đăng Của bị thương tích 34,16%, để làm rõ những điểm còn nghi ngờ.
Tuy nhiên đề nghị trên không được HĐXX chấp nhận, 4 luật sư bỏ ra về. Phiên tòa vẫn diễn ra, mặc dù bị cáo Quý và Thúy không nhận tội nhưng HĐXX cho rằng, có đủ căn cứ buộc tội họ nên vẫn ra bản án tuyên phạt Quản Đắc Quý 5 năm 6 tháng tù, Quản Đắc Thúy 5 năm tù, cùng về tội Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác. Sau phiên tòa cả bị cáo Quý và Thúy đều làm đơn kháng cáo bản án.
Theo cáo trạng khoảng 16 giờ ngày 19.7.2003, ông Đỗ Đăng Chuyên, Đỗ Đăng Của (con ông Chuyên) và Nguyễn Công Long (cháu ông Chuyên) tất cả cùng ở xã Vân Côn ra mảnh đất giáp Trạm bơm xã Vân Côn đào móng xây tường rào giáp với mảnh đất nhà ông Quản Đắc Họp. Cho rằng việc gia đình ông Chuyên đào móng lần sang đất gia đình mình nên anh Quản Đắc Thúy và Quản Đắc Quý (con ông Họp) không cho đào móng. Do phía ông Chuyên vẫn tiến hành làm nên anh Quý đã về gọi ông Quản Đắc Họp. Ông Họp cùng một số người thân trong gia đình chạy ra hiện trường. Ông Họp cầm theo con dao dựa vào đoạn gậy dài 0,5m. Đến nơi Quản Đắc Họp hô “thằng nào lằng nhằng thì chém chết”, sau đó ông Họp và anh Quý cầm dao dựa xô xát với ông Chuyên, còn anh Thúy cầm tuýp sắt đuổi đánh anh Của. Khi đuổi đánh anh Thúy đã dùng tuýp sắt vụt về phía đầu anh Của, anh này đỡ được nên trúng ngón tay trỏ. Còn anh Quý dùng đất ném anh Của làm anh Của bỏ chạy, anh Quý đuổi theo dùng dao dựa chém anh Của 2 nhát, trong đó một nhát trúng trán, một trúng cẳng tay khiến anh Của ngã xuống cống bên đường. Hậu quả anh Của bị thương tật tới hơn 34% sức khỏe. Hành vi của anh Quý và Thúy bị khởi tố, truy tố theo khoản 3 điều 104 tội Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh Quản Đắc Thúy và Quản Đắc Thúy liên tục kêu oan cho rằng mình không có tham gia đánh ông Chuyên và anh Của. Việc anh Của bị thương là trong quá trình đuổi nhau bị ngã xuống mương.
Theo Danviet
Toà yêu cầu ông Hàn Đức Long chứng minh thiệt hại để bồi thường
Người "4 lần bị tuyên án tử" Hàn Đức Long cho biết khó chứng minh thu nhập trước khi bị bắt theo yêu cầu của toà án.
Vợ chồng ông Hàn Đức Long. Anh: TPO
Chiều 10.6, ông Hàn Đức Long nhận được công văn của TAND Cấp cao tại Hà Nội, cho biết cơ quan này đã nhận được đơn yêu cầu bồi thường oan sai của ông Long ngày 18.5 và đang xem xét.
Toà Cấp cao yêu cầu ông bổ sung một số giấy tờ như đơn yêu cầu bồi thường oan sai theo mẫu; bản án hiệu lực xác định người được bồi thường; quyết định minh oan; chứng minh nhân thân; chứng minh thu nhập trước khi bị bắt...
Chia sẻ về sự việc, ông Long nói yêu cầu chứng minh thu nhập trước khi ngồi tù là việc vô cùng khó khăn bởi chỉ biết trước đây ông làm ăn "không thua dân thua làng" nhưng không có giấy tờ gì chứng minh cụ thể. Nay, ông thường xuyên phải đến bệnh viện khám vì sức khoẻ yếu. Kinh tế gia đình đã cạn kiệt.
Luật sư Vũ Thị Nga hỗ trợ pháp lý cho ông Long thì cho rằng, yếu cầu của Toà Cấp cao là không cần thiết. Theo bà, ngay khi gửi đơn yêu cầu bồi thường lần thứ nhất, sao y bản chính các như quyết định minh oan, trả tự do, bản án... đã được gửi. Đơn yêu cầu xin lỗi công khai đã có xác nhận của UBND xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...
Việc xác nhận nhân thân, luật sư Nga cho hay chứng minh thư của ông Long làm từ năm 2001 đến nay chưa làm lại nên đã quá hạn. Tuy nhiên, trong đơn yêu cầu xin lỗi công khai cũng như bồi thường đã có xác nhận của UBND xã nên không cần xác minh nhân thân ông Long nữa. Hơn nữa, việc ông Long đi nộp trực tiếp, không uỷ quyền cho ai đủ để chứng minh con người ông Long đã được xác nhận.
Còn vấn đề bổ sung chứng cứ các khoản thiệt hại, theo bà Nga, luật sư cùng gia đình đã làm theo quy định. Nếu giờ yêu cầu chứng minh từng khoản cụ thể rất khó khăn. "Không bao giờ người đi tù oan lại có ý thức lấy các hoá đơn chứng từ những lần đi kêu oan", luật sư Nga nói.
Thực tế, luật sư Nga cũng cho biết gia đình ông Long đã gửi bản sao đơn từ của các lần đi kêu oan trong 10 năm, những lần đến trại giam có giấy tiếp dân, giấy hẹn ngày làm việc.
Bà Nga đề xuất lãnh đạo Toà Cấp cao tại Hà Nội nên làm việc trực tiếp với gia đình ông Long thay vì gửi công văn chung chung, gây bất tiện cho cả hai bên.
Cách đây tròn 12 năm, vào một chiều hè muộn, cả làng ông Long hò nhau đi tìm bé gái 5 tuổi bị mất tích. Sáng hôm sau, xác đứa trẻ được tìm thấy bên bờ mương. Công an xác định nạn nhân bị xâm hại tình dục, đoạt mạng.
Vài tháng sau, ông Long bị triệu tập tới công an huyện vì có đơn của người hàng xóm tố cáo bị ông cưỡng bức. Từ hôm tới làm việc, ông Long đã không trở về. Gia đình được thông báo ông bị bắt do thời điểm bị triệu tập đã nhận là thủ phạm gây ra cái chết thương tâm của bé gái.
Quá trình tố tụng kéo dài gần chục năm, 4 lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm ông Long đều bị kết án tử hình. Suốt thời gian này, ông liên tục kêu oan. Gia đình ông cũng không ngừng "gõ cửa" khắp các cơ quan có thẩm quyền.
Cuối năm 2014, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã chấp nhận kháng nghị của TAND Tối cao hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại.
Tháng 4.2016, Công an Bắc Giang sau gần một năm điều tra lại vụ án, tái khẳng định đã điều tra chính xác việc giết người, hiếp dâm trẻ em của ông Long.
Đánh giá kết quả điều tra, cuối năm 2016, VKSND tỉnh Bắc Giang thấy chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Long nên đình chỉ điều tra vụ án do "hành vi không cấu thành tội phạm". Ông Long được về nhà.
VKSND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Công an tỉnh Bắc Giang, UBND xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) phục hồi các quyền, lợi ích hợp pháp cho ông Long theo quy định của pháp luật
Ngày 25.4.2017 ông Long được TAND Cấp cao tại Hà Nội tổ chức xin lỗi công khai ở nơi ông cư trú.
Theo Bảo Hà/VNE
Người bị oan sai phải làm đơn yêu cầu mới được xin lỗi? "Khi còng tay, bắt người ta dẫn đi đều trước sự chứng kiến, giám sát của biết bao đồng nghiệp trong cơ quan, làng xóm láng giềng; vậy mà sau này khi người ta bị oan lại phải làm đơn yêu cầu mới được xin lỗi..." - đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) thẳng thắn trao đổi tại buổi thảo luận sáng...