Kỳ án Huỳnh Văn Nén: Nguyên lãnh đạo Viện KSND tỉnh đổ trách nhiệm cho nhau
Sáng qua 4.11, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Hồng Dung, nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Thuận, người trực tiếp ký cáo trạng vụ án Huỳnh Văn Nén (thời điểm ấy bà Dung là phó viện trưởng) cho biết bà đã nghỉ hưu nên không còn nhớ về vụ án này.
Huỳnh Văn Nén đã ngồi tù được 16 năm 5 tháng thì bản án kết tội được kháng nghị điều tra lại từ đầu – Ảnh: N.Đ.Q
Bà Dung khẳng định: “Toàn bộ vụ này là sản phẩm của ông Hải (tức ông Trần Thanh Hải, nguyên Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Thuận) và ông Quốc (tức đại tá Nguyễn Kiến Quốc – nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận – PV). Khai thác vụ này ra là để làm vụ án “Vườn điều”. Suốt quá trình tố tụng, cả lệnh bắt bớ là ông Hải ký hết chứ tôi có ký đâu. Coi hồ sơ biết đấy, tôi đâu có ký đâu. Vì lúc đó kiểm sát điều tra là ông Hải phụ trách, ông ấy phụ trách tới mười mấy năm liền mà. Khi ấy, tôi là Phó viện trưởng phụ trách công tác xét xử. Chỉ đến khi vụ án Hai Chi năm 2005, anh ấy bị vậy đó (ý nói ông Hải bị kỷ luật do có sai phạm đến vụ án Hai Chi – PV), nên tôi mới phụ trách kiểm sát điều tra”.
Khi PV đặt vấn đề là cáo trạng do bà Nguyễn Thị Hồng Dung ký để truy tố Huỳnh Văn Nén, thì bà Dung nói: “Tôi ký cáo trạng vì khi đó ông Hải đi vắng. Lúc đó ông Hải đi học ở TP.HCM (năm 2000). Còn năm 2001, ông Hải lại đi học cử nhân chính trị. Cứ như thế tôi phải tiếp nối công việc của ông Hải. Còn 2 cáo trạng nó sát nhau, chắc có cái trục trặc gì đó tôi không biết nữa. Dĩ nhiên ký cáo trạng thì tôi cũng phải có trách nhiệm. Hiện nay nghe nói anh em đã rút hồ sơ ra (Hà Nội – PV) hết rồi để làm báo cáo. 90% là sản phẩm của ông Hải với ông Quốc hết”.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Trần Thanh Hải cho biết chưa nghe thông tin vụ án Huỳnh Văn Nén được Viện KSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm. “Do lâu quá rồi nên tôi không còn nhớ gì nhiều về vụ án này. Nhưng tất cả đều có trong hồ sơ hết. Nén có nhiều vụ quá nên tôi cũng không nhớ là làm vụ nào”, ông Hải nói. Liên quan đến việc bà Dung cho rằng “chỉ ký thay ông Hải”, ông Hải khẳng định: “Về nguyên tắc thì ai ký người đó phải chịu trách nhiệm. Vì quy định là như vậy mà. Ngày đó, làm là báo cáo về Viện KSND tối cao hết. Trong này chỉ có làm thôi. Còn bây giờ Viện KSND tối cao hủy là hủy cái nội dung gì tôi cũng không rõ”.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Có oan sai trong "kỳ án" bà bán quán bị ông hàng xóm sàm sỡ
Bà bán quán khai khi ở nhà một mình thì ông L đến mua 4.000 đồng đá lạnh rồi bất ngờ ôm lấy bà và có hành vi sàm sỡ.
Mới đây, TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy án sơ thẩm và yêu cầu TAND huyện Sơn Hòa giải quyết lại "kỳ án" này vì có nhiều sai sót, vi phạm.
Bên này tố sàm sỡ, bên kia nói vu khống
Theo trình bày của vợ chồng bà H và ông D, sáng 27/2/2013, bà H ở nhà một mình thì ông L đến mua 4.000 đồng đá lạnh rồi bất ngờ ôm lấy bà và có hành vi sàm sỡ. Bà la lên nhưng ông L vẫn không dừng lại. May sao lúc đó có người đến mua hàng nên ông L bỏ đi.
Sau đó, bà kể lại sự việc cho chồng là ông D nghe. Hai vợ chồng bà đã đến nhà ông L nhưng chỉ gặp bà T (vợ ông L), nói cho bà T biết sự việc rồi ra về.
Một lúc sau, ông L đến, đứng ở ngoài đường nói: "Cho tôi xin lỗi chút nhen anh D, tôi chỉ đùa giỡn chị H một chút". Ông D nói: "Mày làm gì thì vào nhà xin lỗi đàng hoàng...".
Đến chiều 1/3/2013, ông L cầm rựa đến nhà bà H gây rối, đánh ông D ngất xỉu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sự việc đã được Ban nhân dân thôn hòa giải nhưng không được. Từ đó, gia đình bà H mất hạnh phúc, bà bị người thân và mọi người xa lánh. Nay vợ chồng bà yêu cầu ông L phải bồi thường 20 triệu đồng thiệt hại về vật chất, tinh thần và công khai xin lỗi trước nhân dân. Ngoài ra, ông L phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho ông D hơn 3 triệu đồng.
Ngược lại, ông L cho rằng, sáng hôm đó, ông có đến quán bà H mua đá lạnh rồi về chứ không có hành vi sàm sỡ đối với bà H. Vợ chồng bà H và ông D đã vu khống ông nên ông không đồng ý theo yêu cầu bồi thường của bà H. Tuy nhiên, ông thừa nhận mình có đánh ông D nên đồng ý bồi thường sức khỏe và xin lỗi ông D.
Tại phiên xét xử sơ thẩm tháng 6/2013, TAND huyện Sơn Hòa đã bác phần yêu cầu bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm của bà H, chỉ đồng ý phần bồi thường về sức khỏe, buộc ông L phải bồi thường cho ông D hơn 3 triệu đồng. Sau đó, cả bà H và ông L đều kháng cáo, đồng thời Viện KSND huyện Sơn Hòa cũng kháng nghị đề nghị hủy án sơ thẩm.
Nhiều sai sót trong xét xử sơ thẩm
Tại phiên xử phúc thẩm mới đây, TAND tỉnh Phú Yên nhận định cấp sơ thẩm có nhiều sai sót, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ nhất, theo trình bày của bà H lúc bà bị ông L xúc phạm, có 2 người chứng kiến sự việc. 2 người này cũng xác nhận thấy ông L có hành vi sàm sỡ bà H. Tuy nhiên, tòa án cấp sơ thẩm chưa cho đối chất giữa 2 người này với các đương sự, chưa làm rõ thời điểm chứng kiến sự việc thì họ ở đâu, làm gì, giữa họ có quan hệ hay mâu thuẫn gì với bà H, ông L hay không... Tuy nhiên, tòa sơ thẩm lại bác yêu cầu của bà H là chưa đầy đủ căn cứ.
Thứ hai, tòa sơ thẩm xác minh tại địa phương thì ông L được dư luận phản ánh thường có hành vi không tốt đối với phụ nữ, đồng thời tại phiên tòa phúc thẩm bà H có yêu cầu xem xét về trách nhiệm hình sự đối với ông L. Vì vậy, cần làm rõ hành vi của ông L đối với bà H có dấu hiệu vi phạm hay không để xem xét về trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, ông L cho rằng bà H đã vu khống, nói sai sự thật nhằm mục đích cạnh tranh việc mua bán, làm ăn với ông nên ông đã có đơn phản tố yêu cầu tòa án xem xét, buộc bà H phải xin lỗi và bồi thường danh dự.
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Tố tụng dân sự, yêu cầu khởi kiện của bà H và yêu cầu phản tố của ông L có liên quan với nhau, nếu được xem xét, giải quyết trong cùng vụ án sẽ bảo đảm khách quan, chính xác. Thế nhưng tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét, thụ lý giải quyết yêu cầu phản tố của ông L là thiếu sót, không bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự trong cùng vụ án. Bên cạnh đó, quá trình giải quyết vụ án này, tòa án phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Theo Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự và Thông tư liên tịch số 04 ngày 1/8/2012 của Viện KSND tối cao - TAND tối cao thì trong trường hợp này Viện KSND cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, tòa sơ thẩm đã không thông báo cho Viện KSND huyện Sơn Hòa để tham gia phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Theo hội đồng xét xử phúc thẩm, những vi phạm, thiếu sót của tòa án cấp sơ thẩm là nghiêm trọng, tòa án cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Vì vậy, để việc xem xét, giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, TAND tỉnh Phú Yên đã hủy án sơ thẩm để giải quyết lại theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Phú Yên
Chánh án tòa huyện đòi 250 triệu đồng "chạy" án treo CQĐT xác định ông Nguyễn Duy Hiệp đã đòi một bị cáo trong vụ án mình thụ lý "chạy án" 250 triệu đồng, thực tế đã nhận 235 triệu đồng để xử nhẹ cho bị cáo. ảnh minh họa Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vừa kết thúc điều tra vụ án "nhận hối lộ" xảy ra tại TAND huyện Thanh...