Kỳ 8: Nghi lễ cà phê của người Ethiopia
Thưởng thức cà phê là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống xã hội và văn hóa của người Ethiopia. Tham dự một buổi lễ cà phê là biểu hiện của tình bạn, sự tôn trọng và lòng hiếu khách.
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới – Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… của cà phê trong mọi lĩnh vực của đời sống để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
Tên gốc của Ethiopia là Abyssinia và là nước độc lập cổ xưa nhất, nằm ở đông bắc châu Phi, đây là nơi phát tích cây cà phê Arabica trong những thung lũng hoang vắng đất đỏ của núi lửa và sương mù ở độ cao hàng ngàn thước trên mặt biển.
Người Ethiopia rất coi trọng nghi lễ cà phê. Nghi lễ không chỉ là một hình thức văn hóa mà còn là sự kiện gắn kết tình cảm bằng hữu và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người. Ở hầu hết các khu vực của Ethiopia, nghi lễ cà phê diễn ra 3 lần/ngày – buổi sáng, trưa và tối. Đây là sự kiện xã hội chính trong làng và là thời gian để thảo luận về cộng đồng, cuộc sống. Nghi lễ cà phê cũng có thể tiến hành bất cứ lúc nào tại nhà để đón tiếp bạn bè.
Video đang HOT
Người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành nghi thức pha chế lẫn dọn bày. Họ mặc trang phục truyền thống màu trắng và thực hiện nghi thức từ rang, xay cà phê. Đầu tiên, khu vực thực hiện nghi thức được rải thảo mộc và hoa tươi. Người nữ chủ lễ đốt hương trầm để thanh tẩy bầu không khí và xua đuổi tà ma.
Nước sạch được đong vào ấm đất hoặc gốm đen, đáy bằng tròn (gọi là Jebena) rồi đặt lên than hồng. Hạt cà phê tươi được rửa sạch và rang trong chảo gang có cán gỗ dài. Cà phê được rang chậm với lửa thật đều và đảo luôn tay để dầu thơm tiết ra nhưng không bị cháy đen. Hương cà phê thơm phảng phất khi rang cũng góp phần cho khí quyển của buổi lễ.
Cà phê rang và giã xong cũng là lúc nước đã đủ nóng. Người nữ phụ trách cho cà phê thơm ngát vào ấm, đun lại đến khi cà phê được chiết xuất vừa đúng độ và sẵn sàng rót ra cho khách. Một khay gồm những chiếc tách không quai bằng gốm hoặc thủy tinh (Cini) đặt sát nhau được rót một lần cho đồng đều từ trên cao độ hơn một gang tay. Bã cà phê còn nằm trong ấm, không trút vào các tách.
Người ít tuổi nhất mời người cao tuổi nhất thưởng thức tách cà phê đầu tiên. Người hành lễ mời tất cả những người cùng tham dự cùng uống cà phê (Bunna Tetu). Khách có thể thêm đường nếu muốn. Vị khách lịch thiệp sẽ khen người pha chế cà phê cũng như tán thưởng nguyên liệu chọn lọc của chủ nhà.
Sau tuần cà phê thứ nhất, nghi thức được lặp lại đến vòng thứ hai và thứ ba. Ba vòng của cà phê được gọi liên tiếp là Abol, Tona và Baraka. Hai tách cà phê đầu tiên, Abol và Tona tượng trưng cho sự chuyển hóa thần khí. Tách thứ ba – Baraka có nghĩa là sự ban phước chúc phúc cho tất cả.
Những biến thiên của việc pha chế là người cử hành có thể thêm đậu khấu (cardamom), quế (cinnamon) và đinh hương (clove) vào khi rang cà phê để làm phong phú thêm với các gia vị. Đó là những hương liệu giàu có của trái đất vùng nhiệt đới, nhờ ánh sáng và hơi ấm của mặt trời – với sự kết hợp của cả bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió giúp con người hòa hợp với nhau và với đất trời để hưởng hạnh phúc trần gian.
Theo thanhnien.vn
Phát hiện thêm khả năng của cây ăn thịt tại Bắc Mỹ: Không chỉ biết săn côn trùng, và giết nạn nhân bằng cách thức đầy ghê sợ
Một khả năng đầy bất ngờ đối với các loài cây ăn thịt sinh sống tại phương Bắc.
Cây cối trên đời này không chỉ an nhiên hưởng thái bình, mà còn có cả những loài thực vật biết ăn thịt nữa. Thậm chí, chúng còn được xem là những loài săn mồi đầy cơ hội và tàn nhẫn: chỉ cần lơ là, con mồi sẽ chết ngập trong bể dịch tiêu hóa đầy acid, để rồi chết một cách từ từ và vô cùng đau đớn.
Dẫu vậy thì trừ các cây tại vùng nhiệt đới, như cây nắp ấm khổng lồ Nepenthes rajah của Malaysia có thể săn chuột, hầu hết các loài cây săn mồi thường chỉ nhắm đến côn trùng nhỏ. Tuy nhiên theo một khám phá mới đây, có một loài cây ăn thịt khác sống tại Canada cũng có khả năng săn và tiêu hóa động vật có xương sống. Và điều ngạc nhiên nằm ở chỗ, loài cây này có kích cỡ nhỏ hơn Nepenthes rajah rất nhiều.
Sarracenia purpurea purpurea L.
Loài cây có danh pháp khoa học là Sarracenia purpurea purpurea L., cũng thuộc họ nắp ấm. Chúng sinh sống trong một khu công viên hết sức thanh bình tại Ontario, Canada - nơi thường xuyên có những nhà sinh vật học ghé thăm. Tuy nhiên, khả năng của chúng lại do một sinh viên ngành sinh vật học tên Teskey Baldwin phát hiện ra, chứ không phải nhà khoa học tiếng tăm nào cả.
Đó là một ngày vào năm 2017, khi Baldwin phát hiện ra cây nắp ấm đang bẫy một chú thằn lằn con. Như đã nêu, việc săn động vật có xương sống đối với họ nắp ấm phổ biến ở vùng nhiệt đới, nhưng lại rất hiếm đối với họ cây ăn thịt sống tại phương Bắc. Bởi vậy, Baldwin đã rất ngạc nhiên, và từ đó các chuyên gia bắt đầu thực hiện nghiên cứu sâu hơn về loài cây này.
Các nhà khoa học từ ĐH Guelph và ĐH Toronto đã thừ kiểm tra hàng trăm cá thể cây nắp ấm trong 4 khảo sát khác nhau. "Về tổng thể, có khoảng 8 con thằn lằn được tìm thấy bên trong các cây nắp ấm vào năm 2017. Trong cuộc khảo sát năm 2018, con số tăng lên thành 35 con." - báo cáo nghiên cứu cho biết.
Trong 2 cuộc khảo sát cuối cùng, có đến 20% các cây được kiểm tra có chứa xác của thằn lằn bên trong. Chủ yếu là loài thằn lằn đen vàng (Ambystoma maculatum), con non có kích cỡ bằng ngón tay người. Thậm chí, có những cây bắt một lượt 2 - 3 con thằn lằn cùng lúc.
Trải nghiệm kinh dị của nạn nhân
Những gì xảy ra khi bị một cây nắp ấm bắt quả thực là bi kịch. Trong vòng 3 ngày, con mồi sẽ yếu dần, chuyển từ trạng thái quẫy đạp rất dữ dội đến giai đoạn mất ý thức vì acid và hơi nóng bên trong. Có điều, thời khắc chúng trút hơi thở cuối cùng phải là 19 ngày sau.
Nói cách khác, nạn nhân của cây nắp ấm phải đựng cái chết hết sức chậm rãi, không khác gì tra tấn. Sau khi chết, cái xác sẽ bị phân hủy nhờ enzyme tiêu hóa của cây - kéo dài khoảng 10 ngày, tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cây. Quá trình này có thể tạo ra mùi hôi thối cực kỳ đặc trưng.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vấn đề, đó là làm sao lũ thằn lằn lại dễ dàng chui đầu vào rọ đến vậy? Chúng ta có thể bỏ qua yếu tố "tai nạn", vì tỷ lệ thấy thằn lằn là rất cao.
Về điểm này, các nhà khoa học cho biết họ chưa có câu trả lời chuẩn xác, nhưng một vài giả thuyết đã được đưa ra. Đầu tiên, có thể là vì thằn lằn ngã khi muốn tóm lấy những con côn trùng mà loài cây này thường ăn. Một giả thuyết khác có thể là do chúng bị mắc kẹt khi muốn trốn khỏi các loài săn mồi khác.
"Khi đang núp mà cái cây bị kẻ nào đó tấn công, lũ thằn lằn thường ngay lập tức chui thẳng xuống đáy cây, để rồi nhận ra bản thân ngập trong dịch tiêu hóa," - các chuyên gia giải thích
"Chúng sẽ liên tục bơi một cách điên loạn, cho đến khi mối nguy kết thúc. Tuy nhiên, sinh mạng của chúng kể từ lúc đó cũng coi như không còn."
Và nhìn chung, xác của những con thằn lằn này là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ quý giá - mà cụ thể là nitrogen. Các chuyên gia cho biết, một con thằn lằn có thể cung cấp đủ lượng nitrogen để nuôi sống 3 cây nắp ấm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Scientific Naturalist.
Theo TTVN
Mê hoặc tách matcha latte nghệ thuật dự thi tầm thế giới Hôm 23.5, tại một quán cà phê ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản), cuộc thi pha chế nghệ thuật món matcha latte lần đầu tiên được tổ chức, thu hút rất đông các barista (người pha chế cà phê) đến tham dự. Theo Báo Thanh Niên