Kỳ 4: Chân dung “sát thủ” bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
Không chỉ gieo nỗi kinh hoàng cho giới nghệ sĩ khi bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga và bắt cóc con của những người nổi tiếng, Nguyễn Văn Tân còn khiến công an thành phố nhiều ngày gian khó, nhiều cán bộ chiến sĩ đổ máu mới có thể lần ra tung tích, tóm gọn tên sát thủ này.
Ngay khi đồng bọn của Tân tham gia vụ bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ là Nguyễn Văn Hóa bị bắt tại bệnh viện Chợ Rẫy, Đại úy Hai Thành – Đội trưởng đội SBC đã vào cuộc khai thác nhanh đối tượng. Qua Hóa, trinh sát nắm được, Tân quê ở Ngan Rô, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, thông tin về bé Phương vẫn bặt vô âm tín.
Lập tức, một tổ công tác đặc biệt xuất phát tìm đến nhà Tân. Lúc này, Tân không có nhà nhưng trinh sát đã phát hiện và đưa được bé Phương về nhà an toàn.
Riêng Nguyễn Văn Tân, sau khi chạy thoát khỏi sự truy đuổi của các trinh sát SBC, đối tượng này vòng về tiệm sửa xe của đồng phạm tên Hùng trên đường Nguyễn Biển (quận 5) thay quần áo và cùng đàn em quay lại thuê xích lô đưa Hóa đến bệnh viện Chợ Rẫy rồi bỏ đi. Công tác đấu tranh với tên Hùng cũng được thực hiện, tuy nhiên, Hùng khai chỉ biết Tân sống ở khu vực hẻm đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3).
Nguyễn Thanh Tân bị bắt khi đang lẩn trốn tại một căn gác xếp trên đường Nguyễn Thiện Thuật
Rạng sáng 9/4/1979, Đội trưởng SBC cùng nhiều trinh sát “cày” nát con hẻm thì phát hiện căn nhà Tân tá túc. Vừa leo lên gác gỗ, Đại úy Hai Thành phát hiện người đàn ông nằm đắp mền nên lập tức ập đến khống chế, vung báng súng hạ gục Tân khi hắn định chống cự.
Khám xét chỗ hắn ngủ, các trinh sát thu được số vàng là tang vật của các vụ bắt cóc tống tiền trước đó. Tuy nhiên, Tân chỉ thừa nhận đã bắt cóc con của nghệ sĩ Kim Cương và bác sĩ Lã Hỷ. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Đại úy Hai Thành đã khiến Tân phải thừa nhận là hung thủ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga gây chấn động dư luận.
Nhưng để kết án buộc phải tìm khẩu súng tang vật, lúc này Tân khai trên đường chở Hóa tẩu thoát đã ném xuống cầu Bình Lợi. Lực lượng người nhái sau đó được huy động, khi chưa tìm thấy khẩu súng tang vật thì 2 chiến sĩ của đội cứu hộ cứu nạn đã hy sinh khi quả mìn dưới đáy sông phát nổ.
Hồ sơ vụ án còn ghi khá chi tiết diễn tiến truy tìm khẩu súng bị thất lạc này, một trong những ký ức tàn khốc nhất trong lịch sử vẻ vang của đội SBC. Hơn 10 chiến sĩ cứu hộ cứu nạn của Phòng Cảnh sát PCCC được tuyển chọn kỹ càng nhận lệnh đến cầu Bình Lợi với nhiệm vụ “tìm bằng được tang vật vụ án”.
Các chiến sĩ Nguyễn Ngọc Tốt, Ngô Văn Út, Nguyễn Văn Bảy, Võ Quang Hà… thay phiên nhau ngụp lặn dưới dòng sông sâu. Tổ cứu hộ lặn cả ngày lẫn đêm suốt 2 ngày 10-12/5/1979 vẫn không có kết quả. Sang ngày thứ ba, tổ xác định, nếu không tìm được khẩu P38 sẽ báo cáo cơ quan điều tra không tìm thấy tang vật như lời khai hung thủ. 13h, ở ca lặn cuối cùng, hai chiến sĩ Nguyễn Văn Bảy và Võ Quang Hà ôm dây bảo hiểm trầm mình xuống sông ngay phía chân cầu Bình Lợi.
Thời gian trôi qua 5 phút, rồi 10 phút, vẫn không thấy anh Bảy và anh Hà ngoi lên mặt nước. Bất ngờ, dòng sông đổi màu, sôi sục như có quái vật dưới sông. Thoáng có tiếng lo lắng từ phía tổ công tác, bởi trước khi tổ “đặc nhiệm” lao xuống dòng sông, đã nhiều người dặn dò phải đặc biệt cẩn trọng do lo ngại lựu đạn chính quyền cũ gài xuống để chống đặc công giải phóng phá cầu trước giải phóng.
Không lâu sau đó, thi thể anh Hà nổi lên mặt nước, đến khuya cùng ngày, tổ công tác mới tìm thấy thi thể chiến sĩ Bảy bị kẹt ở chân cầu Bình Lợi. Cuộc truy tìm lớn nhất trong lịch sử lực lượng cảnh sát hình sự tiếp diễn, với sự tham gia của trên 400 người gồm cán bộ trinh sát, điều tra viên hình sự và an ninh.
Nhiều ngày theo dõi, trinh sát SBC đã tìm ra được nơi cất giấu khẩu súng P38 tại một căn nhà ở quận 3. Khẩu súng này được Tân nguỵ trang trong chiếc quạt bàn. Khi em dâu của Tân đến để lấy mang hủy tang vật đã bị phát hiện.
Việc bắt giữ tên Tân đã “hạ màn” hàng loạt vụ cướp chấn động Sài Gòn
Với những chứng cứ cụ thể, Tân đã cúi đầu nhận tội. Đối tượng này thừa nhận đã gây ra vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga và bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ. Trong các vụ án, Tân đều giữ vai trò chủ mưu.
Những vụ án chấn động Sài Gòn đã hạn màn khi Nguyễn Văn Tân bị bắt, tội ác của Tân đã được lôi ra ánh sáng phải kể đến sự đấu tranh kiên cường của lực lượng công an, đặc biệt là chiến công của đội SBC huyền thoại dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Hai Thành.
Video đang HOT
Kỳ 5: Vĩnh biệt một huyền thoại SBC
Trung Kiên
(Ảnh tư liệu dựng lại hiện trường vụ án do gia đình ông Hai Thành (Đội trưởng đội săn bắt cướp đầu tiên tại Sài Gòn) cung cấp.
Theo dantri
Những chiến công của đội SBC huyền thoại ở Sài Gòn
Dưới sự chỉ huy tài tình của đại úy Hai Thành, đội SBC đã lập nhiều chiến công trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm sau giải phóng.
Sau ngày 30/4/1975, tình hình ở Sài Gòn trở nên hết sức rối ren. Những băng nhóm giang hồ tồn tại từ lâu lợi dụng tình hình trở nên lộng hành. Những tên tội phạm khét tiếng bị chính quyền cũ giam cầm ở các nhà lao cũng được ra ngoài.
Chỉ trong thời gian từ ngày giải phóng đến năm 1978, các băng nhóm này đã gây ra đến 45.000 vụ án hình sự khác nhau, cứ 40 phút lại xảy ra 1 vụ cướp, gần 170 người vô tội bị bắn chết, 200 người khác bị thương.
Lộng hành hơn, các nhóm tội phạm sẵn sàng bắn trả công an, bộ đội khi bị truy bắt.
Trước tình hình nguy cấp, lãnh đạo công an TP.HCM thống nhất phải thành lập một đội chống cướp tinh nhuệ. Tháng 3/1978, Đội săn bắt cướp (SBC) thuộc Phòng cảnh sát hình sự - công an TP.HCM được thành lập.
Nhiệm vụ của đội SBC là chủ động trấn áp, phòng ngừa và truy bắt nóng các đối tượng phạm pháp.
Được lãnh đạo công an TP.HCM thông qua, đội SBC gồm những chiến sĩ công an tinh nhuệ dưới 30 tuổi, được quyền chạy hết tốc độ, đi vào đường cấm, sau 2 phát súng cảnh cáo mà tội phạm không đầu hàng thì được quyền bắn hạ.
Chỉ huy lựa lượng này được giao cho đại úy Võ Tấn Thành (tức Hai Trung, lúc này mới 40 tuổi).
Đại úy Hai Thành. Ảnh tư liệu.
Tiêu diệt băng cướp khét tiếng Võ Tùng Hội
Võ Tùng Hội là con của một sĩ quan chế độ cũ, năm 1974 hắn tham gia quân đội Việt Nam cộng hòa. Không chịu nổi sự huấn luyện khắc nghiệt của nhà binh, được 6 tháng thì hắn bỏ trốn.
Bị quân cảnh phát hiện truy bắt, Hội đã bắn chết một người, sau đó bị kết án tù.
Sau ngày đất nước giải phóng, Hội cũng được phóng thích và hắn nhanh chóng thành lập băng cướp. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hội cùng đàn em đã gây ra 100 vụ cướp, bắn chết 2 người và làm bị thương 3 người.
Băng nhóm này chuyên gây án ở các ngân hàng, các khách hàng vừa giao dịch và các xe chở tiền. Thậm chí một thành viên của đội SBC khi theo dõi băng nhóm này bị chúng phát hiện và giết hại.
Trước cái chết của đồng đội, đội SBC hạ quyết tâm tiêu diệt băng cướp nguy hiểm này. Một trinh sát được giao nhiệm vụ giả làm khách hàng giao dịch vào các ngân hàng để làm mồi nhử bọn cướp.
Trưa 1 ngày năm 1977, "ông khách" ôm một cặp đầy tiền bước ra từ một ngân hàng trên đường Bến Chương Dương, quận 1. Đúng như dự đoán, băng cướp của Hội xuất hiện, chúng dừng xe ngoài đường chờ để cho 3 tên chạy đến giật chiếc cặp.
Nhanh như cắt, trinh sát này nhanh chóng ra đòn hạ gục cả 3 tên. Biết bị phục kích, Hội ra lệnh cho đàn em tẩu thoát, chúng xả đạn như mưa và ném lựu đạn xuống đường ngăn cản lực lượng đội SBC đuổi theo.
Để tránh thương vong cho người dân, đại úy Hai Trung ra lệnh cho cấp dưới mở đường cho băng cướp chạy ra ngoại thành và dồn chúng vào một khu nhà bỏ hoang thuộc tỉnh Bình Dương.
Tại đây, sau màn đấu súng, đội SBC đã tiêu diệt 2 tên và tóm gọn Hội cùng băng cướp.
Truy tìm thủ phạm vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
Nguyễn Thanh Tân là kẻ cầm đầu một băng nhóm tội phạm nguy hiểm sau chiến tranh. Chúng chuyên tìm cách bắt cóc con của những gia đình khá giả để tống tiền.
Tân bị bắt giữ khi đang trốn trong căn hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật.
Ngày 26/6/1977, con trai của nghệ sĩ Kim Cương tên là Taro (5 tuổi) bị nhóm Tân bắt cóc. Sau đó hắn gọi điện bắt nghệ sĩ Kim Cương chuộc lại với giá 100 lượng vàng và không được báo công an, nếu không chúng sẽ giết hại cháu bé.
Sau nhiều lần thỏa thuận, Tân hạ tiền chuộc xuống 20 lượng vàng và hướng dẫn vợ chồng Kim Cương lái xe đi lòng vòng để cắt đuôi trinh sát.
Đến một đoạn đường vắng, hai tên đàn em của Tân chạy xe máy ra lấy vàng và giao chiếc áo của cháu bé cho vợ chồng Kim Cương làm tin.
Vài ngày sau, nhóm của Tân bí mật thả cháu Taro trước cửa bưu điện thành phố, còn chúng biến mất.
Đêm 26/11/1978, sau khi diễn, vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga cùng con trai 5 tuổi được vệ sĩ lái xe đưa về nhà trên đường Ngô Tùng Châu.
Tân cùng đàn em chạy xe máy bám theo với mục đích bắt cóc cháu bé đòi tiền chuộc.
Hiện trường vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. Ảnh tư liệu.
Khi chiếc ôtô vừa vào gara, chúng nhanh chóng xuất hiện quật ngã vệ sĩ rồi giật lấy bé trai. Vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga phản ứng lại liền bị bọn bắt cóc rút súng bắn chết.
Đội SBC vào cuộc, nhưng do vụ án xảy ra giữa đêm khuya, thời điểm này ở Sài Gòn lại có rất nhiều băng nhóm tội phạm nên không lần ra được manh mối gì.
Việc điều tra rơi vào ngõ cụt thì vài tháng sau, ngày 6/2/1979, con trai của bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ tiếp tục bị nhóm Tân bắt cóc. Chúng đưa con tin về nhà Tân ở Sóc Trăng giam giữ và đòi vị bác sĩ trả 100 lượng vàng để chuộc con.
Nhận định vụ án này nhiều khả năng là thủ phạm gây ra hai vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga nên Đội SBC đã cử nhiều trinh sát giăng bẫy bắt bằng được băng nhóm này.
Mấy ngày sau, Tân cùng đàn em tên Hóa xuất hiện tại điểm hẹn trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh nhận vàng và bị các trinh sát phục kích vây bắt.
Tân chạy xe máy chở Hóa bỏ chạy, các đội SBC buộc phải bắn hạ nhưng viên đạn trúng vào lưng Hóa, hắn ném lựu đạn về hướng công an rồi cùng Tân biến mất.
Tân ngoan cố bỏ chạy buộc các trinh sát phải bắn hạ và viên đạn găm vào lưng Hóa. Ảnh tư liệu.
Quyết không để chúng thoát, đại úy Hai Thành cử người theo dõi khắp các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Đúng như dự kiến, ít giờ sau Hóa đến bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và bị tóm gọn.
Từ lời khai của tên này, bé trai được giải thoát.
Đêm 9/4/1979, Tân cũng bị đội SBC bắt giữ khi đang trốn trong một con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Tại cơ quan điều tra hắn đã khai nhận đã gây ra 3 vụ trọng án nói trên.
Bắt giữ băng nhóm thảm sát tại nhà "quận chúa" Mộng Hoa
Mộng Hoa tên thật là Từ Mộng Hoa, sinh năm 1952 tại Hà Nội. Hoa được gì ruột là bà Đặng Thị Liên nhận làm con nuôi và đón vào Sài Gòn từ nhỏ. Cô gái Hà thành ấy càng lớn càng xinh đẹp và làm người mẫu áo dài tại thương xá Tax (quận 1).
Sở hữu vẻ đẹp "chim sa cá lặn" nên Mộng Hoa được nhiều người quen, khách hàng mua áo dài đặt cho biệt danh "quận chúa".
Sau đó, cô gái này cưới một bác sĩ quân y của chế độ cũ và sinh sống ở căn nhà trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình. Sau khi giải phóng, chồng Mộng Hoa phải đi học tập cải tạo, cô sống cùng người em con gì là Đào Thị Ngọc Hoa.
Chiều 25/8/1978, hai chị em Mộng Hoa bị một nhóm thanh niên sát hại dã man, một người bạn của Mộng Hoa là chị Bích Ngọc cũng bị đánh trọng thương.
Từ lời khai của người còn sống duy nhất trong vụ thảm sát cùng với các chứng cứ thu thập được, chỉ 9 ngày sau, 4 kẻ gây ra vụ án gồm 2 cặp anh em Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Kiệt và Võ Ngọc Thuận, Võ Ngọc Thành bị đội SBC bắt giữ.
Ngoài 3 vụ trọng án kể trên, dưới sự chỉ huy của đại úy Hai Thành, đội SBC còn điều tra nhiều vụ án lớn khác như bắt tướng cướp Điền Khắc Kim, Tín Mã Nàm, triệt phá băng cướp Bông Hồng Trắng,...
Đội SBC trở thành khắc tinh của các băng nhóm tội phạm, góp phần giữ gìn sự bình yên cho người dân thành phố.
Theo Tri Thức
Kỳ 1: Con trai nghệ sĩ Kim Cương bị bắt cóc như thế nào? Những ngày sau giải phóng, Sài Gòn có rất nhiều băng nhóm sử dụng vũ khí nguy hiểm gây ra hàng loạt vụ cướp của giết người, bắt cóc tống tiền gây hoang mang dư luận. Mở đầu là vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương vào cuối tháng 6/1977. Ngày 26/6/1977, rời nhà hát sau ca diễn, nghệ sĩ Kim Cương...