Kỳ 1: Chuyện văng tục, chửi bậy và sự hình thành những ngôn ngữ mạng
Cách đây hơn chục năm, khi làn sóng của game online bùng nổ tại Việt Nam, đã có một thời gian từ các nhà ngôn ngữ, những nhà nghiên cứu xã hội học, đến các nhà giáo dục… đã đau đầu vì “thứ” ngôn ngữ không theo bất cứ một quy luật nào của hệ thống ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Và 10 năm sau, thì ngôn từ trao đổi trên mạng xã hội một lần nữa khiến các nhà nghiên cứu ngán ngẩm.
Chuyện văng tục, chửi bậy của “cư dân” mạng xã hội
Còn nhớ cách đây không lâu, thời điểm cả nước đang chung tay, sát cánh để phòng, chống dịch Covid-19, thời điểm mà nước nhà đang dang tay đón những người con xa xứ về quê mẹ “lánh nạn”, trên các mạng xã hội đã ầm ĩ đến cả vài tuần lễ vì một số ngoại kiều có những hành vi chửi bậy, văng tục trên mạng xã hội. Hành vi của những người ấy là đáng phê phán, nhưng cũng câu chuyện sẽ không lan truyền rộng rãi nếu như không có phản ứng đồng loạt của cư dân mạng xã hội. Thay bằng lên án hoặc bày tỏ thái độ không hài lòng, dân cư mang lao vào xỉa xói, chửi bới bằng những ngôn từ “hoa mỹ” không kém “chính chủ” là mấy.
Việc xử lý tréo ngoe kiểu lấy cái xấu hơn để “điều trị” cái xấu khiến việc đôi co không hề có chút văn hóa này kéo dài và phát sinh thêm nhiều những cuộc cãi vã mới. Và tất nhiên, cuộc cãi vã sau căng thẳng, ầm ĩ hơn cuộc cãi vã trước với những ngôn từ chửi rủa thậm tệ và bậy bạ hơn. Có thời điểm khi mở mạng xã hội, người ta chỉ thấy, chỉ nghe, chỉ đọc được những câu… chửi bậy.
Và không chỉ đến lúc đó, người ta mới biết về chuyện chửi bậy, văng tục… của những người sử dụng mạng xã hội nó kinh khủng thế nào. Bởi không quá khó khăn, chỉ cần gõ vào mục tìm kiếm trên thanh công cụ của facebook từ khóa “chửi”, người dùng sẽ nhận được vô cùng nhiều những kết quả cho từ khóa không phải lúc nào cũng sử dụng này. Và một điều ngạc nhiên là những group, fanpage đó lại sở hữu lượng thành viên, lượng người theo dõi vô cùng lớn. Chửi thuê, chửi mướn, bóc phốt… hay chỉ đơn giản là “chửi”, có lẽ không cần vào xem cụ thể, bất cứ ai cũng hiểu mục đích hoặc những bài đăng, những bình luận… liên quan đến động từ gì.
Không chỉ người bình thường, trước đây trong giới văn nghệ sĩ, không ai không biết nghệ sĩ T, tài năng thì ít người biết, nhưng cái tài chửi bậy của nghệ sĩ này thì bất cứ ai cũng đều hiểu. Việc nghệ sĩ này chửi thường kèm theo những lần live stream, phát sóng trực tiếp để nói về một chủ đề nào đó. Và “đặc sản” của câu chuyện đó là những tiếng chửi bậy rất nặng khiến không ít người chỉ nghe mà thấy đỏ mặt, tía tai vì xấu hổ. Nhưng khốn nỗi, lượng người theo dõi những buổi phát này hoặc theo dõi trang của nghệ sĩ này lên đến hàng chục nghìn người. Không chỉ đăng tải công khai các video chửi, người này cũng chia sẻ nhiều ảnh chụp màn hình đã chửi nhau với người hâm mộ của mình bằng những từ ngữ khó nghe khác.
Việc “chửi” trên mạng xã hội có lẽ đã trở thành một vấn nạn. Bởi hàng ngày, hàng giờ từ các tài khoản cá nhân, đến các nhóm, các trang… câu chuyện hút người ta nhiều nhất đó là câu chuyện tiêu cực. Rất dễ dàng để cư dân mạng có thể bê tất cả những từ ngữ không có trong từ điển ra để chửi rủa. Câu chuyện đơn giản có thể chỉ là sự nhầm lẫn của một người phục vụ, việc tắc đường giờ cao điểm, không hài lòng với lãnh đạo, với đồng nghiệp… thậm chí chỉ cần tự bản thân mình thấy khó chịu là người ta có thể đăng đàn để chửi. Và kéo theo đó là hàng trăm, hàng nghìn… bình luận của những người khác chửi theo. Thôi thì “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, không có bất kỳ một người nào chịu thua người nào xả ra những câu chửi sâu cay mà có khi chẳng cần biết đối tượng “hứng đạn” là ai.
Việc chửi khiến nhiều người “quen” đến nỗi nói 1 câu bình thường, hoặc nói 1 lời đơn giản với bạn bè cũng phải thêm vài ba câu chửi để thể hiện sự… chân ái!
Mặc dù như anh P.T.B, quản lý một fanpage đã có lần thừa nhận, việc anh lập ra trang và có những từ ngữ thô thiển chỉ để xả stress. Anh cho rằng, mỗi người chúng ta bên ngoài luôn phải sống theo khuôn phép, có những người ngồi cả ngày im lặng trước máy vi tính để làm việc, bởi do công việc cũng như các quan hệ xã hội nhiều người không dám sống thật với chính mình. Thế nên với anh, việc lên mạng thể hiện mình bằng việc… chửi bậy là để giải trí (?!). “Chúng tôi nói bậy trên mạng thôi nhưng ngoài đời rất ngoan”. Mặc dù B khẳng định vậy, nhưng quả thực theo tư duy logic, thì câu nói đó e rằng hơi khiên cưỡng và có tính chất bao biện. Chửi bậy ở trên mạng hay ở ngoài đời thực cùng chung bản chất.
Việc chửi bậy trở thành một vấn nạn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa
…hình thành những ngôn từ mạng
Liên tục thay đổi, cập nhật và ban hành những “điều lệ” mới là việc mà mạng xã hội facebook thường xuyên làm. Mỗi lần cập nhật mới, là một lần ông lớn facebook lại ra một số những quy định khắt khe hơn. Một trong số đó, là có một số ngôn ngữ… “thuần Việt” sẽ không được hiển thị trên bảng tin facebook. Những “rào cản” đó không khiến các facebooker “nghiện” chửi nản lòng. Và từ đây xuất hiện một thứ ngôn ngữ facebook, một lẫn nữa lại khiến các nhà ngôn ngữ học đau đầu.
Nếu như thời gian đầu, người ta lạ lẫm với những từ vk, ck, vs (vợ, chồng, với)… rồi sau đó chấp nhận vì mặc dù nó không phù hợp với quy luật ngữ pháp Việt Nam, nhưng chí ít nó cũng không quá lố nếu như câu chữ chỉ dành để nói chuyện riêng với nhau, không đưa vào văn bản. Tuy nhiên, đến vcl, vcc, vcd… thì bất cứ ai khi rõ nghĩa những từ này đều cảm thấy rất khó chịu.
Việc chửi tục như vốn có, đó là đưa hết các từ nhằm chỉ bộ phận sinh dục hoặc những từ có ý nghĩa dơ bẩn. Và nếu trước kia người ta ám chỉ, viết tắt, viết tránh đi… thì giờ được người sử dụng mạng xã hội viết thẳng, đầy đủ và trần trụi. Và để đối phó, có chăng họ chỉ đổi từ, ví dụ như “I” thành “y” và tương tự vậy. Nhiều người coi rằng, việc viết thẳng, nói rõ là một cách thể hiện cá tính mạnh mẽ và bất cần của mình…
Một cách sử dụng ngôn ngữ khác đang thịnh hành đó là cách xưng hô “tao, mày” trên bài viết. Họ không quan tâm người đọc đang ở độ tuổi nào, già trẻ lớn bé ra sao, chỉ đơn giản là đại từ nhân xưng là “tao” và “các mày” là đại từ ngôi thứ hai chỉ người đang đọc.
Như vậy, sự bôi đen và làm biến dạng ngôn ngữ là có thật. Không ít những trường hợp trong thực tế đưa cả những ngôn ngữ mạng xã hội vào câu chữ, bài viết của mình. Cách sử dụng ngôn ngữ ấy lan ra trong cả cách nói chuyện hàng ngày, thậm chí vào cả văn chương và âm nhạc. Thực tế ấy, có đáng báo động hay không?
(Còn nữa)
Cư dân mạng quan tâm: Màn ẩu đả vì nghi án sàm sỡ phụ nữ
Bị tố sàm sỡ cô gái trẻ, người đàn ông đã có thái độ "hổ báo" với nam thanh niên (được cho là người yêu của cô gái), kết quả là ông này bị "dạy cho một bài học" về thái độ thách thức của mình.
Ảnh: Mai Thanh
Vụ việc xảy ra tối 25.5 trước một cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội. Xem clip có thể thấy người đàn ông (mặc áo trắng) luôn miệng chửi bậy và thách thức: "Mày biết bố mày là ai không?".
Vụ việc đã thu hút hàng ngàn bình luận từ dân mạng, đa số đều lên án cách hành xử thiếu kiềm chế của hai bên.
Cây phượng bật gốc gây tai nạn thương tâm
Vụ việc cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng, Q.3 (TP.HCM) bất ngờ bị bậtgốc sáng qua ngay thời điểm học sinh chuẩn bị vào lớp, làm 1 em tử vong và hơn 10 em khác bị thương, khiến mạng xã hội rúng động.
Vụ việc cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng bị bật gốc khiến mạng xã hội rúng động
Cộng đồng mạng bày tỏ tiếc thương cùng chia buồn đến gia đình các nạn nhân sau tai nạn cây phượng bật gốc; đồng thời nêu ra những vấn đề liên quan đến việc trồng cây xanh cũng như nhắc nhở con em khi đến trường vào thời gian này - bắt đầu vào mùa mưa ở TP.HCM, cần tránh xa các gốc cây, cột điện, những nơi nguy hiểm... để tránh tai nạn.
Vụ cây phượng đè chết học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng: hiệu trưởng nói gì?
Nàng thơ tennis xinh đẹp bậc nhất nước Nga khiến fan bất ngờ vì văng tục sau khi chia tay bạn trai cũ, tìm hiểu mới biết nguyên nhân ẩn sau hành động này Kalinskaya có lẽ sắp thoát khỏi anh chàng "bad boy" Kyrgios sau những gì cô mới đăng tải lên MXH. Anna Kalinskaya, tay vợt được fan ví von là Maria Sharapova đệ nhị vừa khiến tất cả phải tròn mắt với màn văng tục trên MXH. Cụ thể cách đây 2 hôm, cô đăng tải một bức ảnh đen trắng chụp chính mình...