Kỳ 1: Ch’pơơr – độc dược kỳ bí của người Cơtu
Không chỉ giúp đồng bào Cơtu săn bắn, tự vệ, kịch độc Ch’pơơr còn làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó phải kể đến Anh hùng C’lâu Nâm – huyền thoại sống về người dũng sĩ diệt Mỹ không cần súng giữa đại ngàn.
Đồng bào Cơtu ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) thường lập làng sinh sống ở những vùng núi đá cheo leo, giữa lưng chừng trời. Địa hình hiểm trở và xa xôi ấy đã làm nên một tộc người Cơtu với bao huyền thoại kỳ bí về những độc dược có thể gây chết người chỉ sau vài phút giữa những cuộc giao tranh giữ đất, giữ làng.
Từ bao đời, người Cơtu sinh sống giữa núi rừng Trường Sơn vẫn thường truyền lại cho nhau về những câu chuyện huyền thoại một thời của cha ông. Ch’pơơr – thứ vũ khí nhỏ bé nhưng lợi hại giúp người Cơtu tồn tại giữa núi rừng, không chỉ chế ngự những loài thú dữ, mà còn giúp những người con Cơtu đánh thắng giặc qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Những huyền thoại ly kỳ gắn liền với kịch độc Ch’pơơr như “hút hồn” chúng tôi bên ánh lửa bập bùng…
Già làng Bh’riu Prăm đang giới thiệu về cách chế tác kịch độc Ch’pơơr – Ảnh: Vương Hoàng
Chế tác bí truyền
Chúng tôi tìm gặp già làng Bh’riu Prăm một ngày đầu xuân khi đặt chân đến huyện vùng cao Đông Giang. Trong góc nhà Gươl ở thôn văn hóa Bhờ Hồông, những câu chuyện về kịch độc Ch’pơơr – một loại kịch độc làm nên huyền thoại của người Cơtu giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ đã dần được già làng Bh’riu Prăm hé lộ.
Bên ánh lửa bập bùng, ngôi nhà Gươl càng thêm lung linh, huyền ảo và ấm áp xua tan những cơn rét đặc thù ở các vùng miền núi. Một ít mật ong rừng được pha với mật nhân sâm mà già làng Bh’riu Prăm mang ra để tiếp những vị khách quý dưới xuôi khiến chúng tôi ấm lòng.
Già làng Bh’riu Prăm (85 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, nguyên ĐBQH khoá VI,VII,VIII) – người được coi như “từ điển sống” về văn hoá của đồng bào Cơtu – rung chòm râu bạc trắng kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện làm nên huyền thoại về loại kịch độc bí truyền của người Cơtu. “Loại kịch độc Ch’pơơr là kết tinh của cả một quá trình sáng tạo của tổ tiên người Cơtu. Và chỉ có những người có uy tín, hoặc có tài săn bắn giỏi, được cả buôn làng tin tưởng mới được truyền lại công thức chế tạo. Không phải ai cũng có thể chế biến được kịch độc, thông thường ngoài người Cơtu thì tuyệt đối không ai có thể biết được bí quyết chế tác món kịch dược này” – già Prăm bắt đầu câu chuyện về .
Video đang HOT
Lấy cho chúng tôi xem một mũi tên được cất giấu trong một chiếc ống tên bằng lồ ô đã lên bóng, già làng Bh’riu Prăm chỉ vào đầu tên chỉ được gắn 1 mẩu sắt nhỏ, tẩm một ít mủ đen đầu mẩu sắt. “Ngó rứa đó, chứ con nai, con sóc đến con cọp, con gấu,… chỉ cần bị chất độc này dính vào thì chắc chắn không thể sống được quá 5 phút” – già Prăm khẳng định.
Trông thì đơn giản, bởi Ch’pơơr mà chúng tôi được xem chỉ là một vết nhựa màu xỉn ở đầu mũi tên, nhưng công thức để chế tác loại kịch độc này là cả một sự sáng tạo kì diệu của người Cơtu. “Ví dụ nhé! Rắn độc cắn bác sĩ dưới xuôi có thể cứu chữa được, chứ cái này (độc Ch’pơơr) dính vào thì không ai chữa được đâu!” – già Prăm xua tay nói.
“Bây giờ số người Cơtu biết làm Ch’pơơr không nhiều đâu, nếu không muốn nói là chỉ có người già mới biết. Phần vì người Cơtu không còn đi săn như xưa nữa, phần vì các cuộc giao tranh, chiến đấu cũng không còn xảy ra” – già làng Bríu Prăm cho biết thêm.
Những đầu sọ con thú rừng vẫn thường được đồng bào Cơtu giữ gìn như một “chứng tích” còn sót lại cho quá trình săn bắt xa xưa của mình – Ảnh: Vương Hoàng
Kịch độc chống thú dữ
Sống ở những vùng non cao, hiểm trở giữa thời thiết khắc nghiệt, từ xa xưa đồng bào Cơtu luôn phải đối mặt với những nguy hiểm do thú dữ tấn công. Chính vì sống giữa mối hiểm hoạ đang đe doạ rình rập mà người Cơtu đã biết chế tác ra những thứ vũ khí lợi hại nhằm duy trì cuộc sống cho buôn làng mình.
“Ngày ấy, thú dữ còn nhiều lắm. Đồng bào ngủ ở nhà Gươl bắt gặp cọp về tận bản bắt trâu, bắt bò là chuyện không hiếm” – già làng Bh’riu Prăm kể. Kịch độc Ch’pơơr là một trong những giải pháp hữu hiệu chống lại sự tấn công của thú dữ giúp người Cơtu tự vệ và sinh tồn.
Khuya. Vùng cao rét đậm, những màn sương giăng ngang trên đỉnh nhà Gươl một lúc càng nhiều khiến chúng tôi phải ngồi yên một chỗ cho ấm. Già Prăm vẫn đang say sưa kể những câu chuyện về món độc dược bí truyền này. Một lát sau, già cho người gọi thêm một cụ ông nữa để tiếp chuyện. Đốt mạnh những nhánh củi khô cho ánh lửa cháy bùng lên sưởi ấm, già Prăm chỉ tay về phía một cụ ông vừa đến nói: “Đây là anh Bảy (cựu chiến binh Alăng Bảy – PV), một người con Cơtu đã dùng chất độc Ch’pơơr giết hàng chục con hổ, gấu, heo rừng,… bảo vệ buôn làng”.
Rít mạnh điếu thuốc còn đang cháy dở, ông Alăng Bảy nhả khói thuốc liên hồi tạo thành những vòng tròn xoáy trên không trung. Ông cười hào sảng, mắt sáng lên vẻ tự hào: “Năm đó, buôn làng mình sống ở giữa núi, hoang vu lắm nên các loài thú thường hay đến phá làng, bản. Ngày xưa, đồng bào làm gì có súng đạn như bây giờ, chỉ toàn dùng nỏ tẩm độc Ch’pơơr vào mũi tên để chống lại muôn thú dữ”.
Rồi ông Bảy trầm tư một hồi và chợt loé sáng mắt lên như nhớ ra một điều gì đó rất tự hào. Già Bảy tiếp: “Một lần, tôi theo người cha đến giữ đồi lúa trên một mái chòi được dựng trên sườn núi gần rẫy. Hôm đó khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi phát hiện một đàn heo rừng đến phá rẫy của nhà mình. Cha tôi cầm chiếc dụ (cây giáo của người đàn ông Cơtu) lao đến phóng thẳng vào đàn heo rừng đang ăn lúa khiến một con bị thương ở đùi. Do bị thương nên đàn heo càng hung dữ, chúng tiến đến rượt đuổi cha tôi mà tấn công. Được sự trợ lực của tôi kịp thời nên cha tôi đã thoát nạn.
Khi cha tôi bị thương, đàn heo rừng vẫn ở đó. Cuối cùng chúng tôi phải dùng đến nỏ tẩm độc Ch’pơơr để đối phó. Trận “giao chiến” với lũ heo rừng đó đã cho tôi nhiều bài học quý về phương án đối phó với loài thú dữ”.
Khi thú dữ không còn về phá làng, đồng bào Cơtu lại thường vui múa hát cồng chiêng trong ngày hội buôn – Ảnh: Vương Hoàng
Về sau, chính ông Alăng Bảy là một trong số những thanh niên, trai bản giữ được “kỷ lục” trong việc dùng nỏ chống thú dữ đến phá buôn làng. Và sau này, những kinh nghiệm quý báu từ việc vận dụng nọc độc Ch’pơơr đã được đồng bào Cơtu áp dụng trong việc đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ buôn làng.
Ch’pơơr là một loại cây rừng, thường mọc ở những vùng núi cao dọc các thượng nguồn sông suối, thác ghềnh. Mủ cây Ch’pơơr được người Cơtu chứa trong một chiếc lá, sau một quá trình thêm thắt các nguyên vật liệu, nấu kĩ, phơi sương, lại được cô đặc lại mất gần 2 ngày mới có thể làm được Ch’pơơr. Loại kịch độc này được dùng để phết lên đầu mũi tên để đi săn là chủ yếu. Tùy vào từng người có thể “thêm thắt” thêm một số chất liệu như nọc rắn, bồ hóng ở bếp hay mủ cây sơn…, nhưng điều quan trọng nhất của Ch’pơơr là một loại mủ lấy từ cuống lá của một loại cây đặc biệt. “Loại cây ấy thường mọc ở đầu nguồn những con thác, rất hiểm trở. Và chỉ có những người được “làm phép” mới có thể lấy được mủ để làm Ch’pơơr” (?!)
(Còn nữa)
Vương Hoàng
Theo Dân Trí
Vĩnh biệt mẹ Thứ anh hùng!
Mẹ Thứ bên mâm cơm 9 cái bát và lư hương đợi các con về... (Ảnh: Công an Đà Nẵng)
Ngày mẹ Thứ ra đi, nắng vàng ươm trong tiết trời se lạnh, nắng đầu đông lung linh như những sợi tơ mà người thôn nữ xóm Rừng bên dòng sông Thu Bồn ngày nào miệt mài dệt lụa cùng với ước mơ giản dị, được sống bình an bên người chồng lực điền vạm vỡ, ngày ngày chăm chỉ việc ruộng đồng, yêu thương vợ con nhất mực.
Mẹ về gặp lại các conTrong ký ức của những người cao tuổi ở thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng, mẹ Thứ là một trong những thiếu nữ đẹp nhất xóm Rừng thời đó. Mẹ mang nghề dệt lụa về nhà chồng vốn thuần nông. Gia đình mẹ sống thuận hòa, hạnh phúc, các con lần lượt ra đời. Hơn 20 năm chung sống, mẹ sinh được 12 người con, gồm 1 gái và 11 trai. Hồi còn khỏe, mẹ từng khoe nếu không có chiến tranh thì vườn nhà mẹ sẽ đầy ắp con cháu...
Lễ viếng mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ bắt đầu lúc 19 giờ 30 phút ngày 10-12. Lễ truy điệu lúc 9 giờ 30 phút ngày 14-12. An táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn.
Hôm nay, mọi người tụ họp trong khu vườn năm xưa, tiễn đưa mẹ về với các anh, những người con đã hy sinh cho Tổ quốc. Bà con, hàng xóm láng giềng, những người thân quen từ mọi miền Tổ quốc nghe tin mẹ mất cũng đã kịp đến tiễn biệt.
Tượng đài mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ đang được thi công tại xã Tam Phú, TP Tam Kỳ - Quảng Nam
Bà Hai Trị (Lê Thị Trị), con đầu lòng của mẹ Thứ, năm nay đã 86 tuổi, được con gái dìu đến bên thi hài mẹ Thứ. Bà Trị cũng là mẹ VN anh hùng, có chồng và con gái hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Bà Trị nhìn mẹ lần cuối, cố không khóc. Người mẹ gánh trọn nỗi đau mất người thân đằng đẵng gần một thế kỷ đã ra đi nhẹ nhàng. Dường như những năm tháng mẹ đã sống chỉ để chuẩn bị cho cuộc ra đi này. Đi để trở về và gặp lại những người con thân thương mà mẹ đã dứt ruột sinh ra, nuôi nấng trưởng thành, rồi lần lượt ra đi vì độc lập, tự do cho quê hương.Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, 3 người con của mẹ Thứ vào Vệ quốc quân và du kích. Trong cùng một năm 1948, mẹ lần lượt nhận tin cả 3 hy sinh. Sau đó, 6 người con khác của mẹ lần lượt lên đường, người vào bộ đội, người đi du kích, người là biệt động thành, hoạt động ở nhiều địa phương khác nhau. Trong số đó, 5 người hy sinh trong lửa đạn chiến tranh, riêng anh Lê Tự Kiệt (Lê Tự Chuyển) là biệt động thành Sài Gòn, hy sinh đúng vào ngày 30-4 lịch sử. Mỗi người con ra đi, một khúc ruột của mẹ Thứ như bị cắt rời. Sống trong lòng địch, mẹ chỉ biết nuốt nước mắt vào trong...Những năm sau khi ông Lê Tự Nghị, chồng mẹ Thứ, qua đời (năm 1989), mẹ Thứ sống cùng bà Hai Trị. Hai mẹ con - hai người anh hùng - có cùng nỗi đau mất con, mất người thân trong kháng chiến, đã hết mực thương yêu, dìu đỡ nhau. Người con trai áp út của mẹ Thứ, ông Lê Tự Thạnh (68 tuổi), kể những ngày cuối cùng của mẹ rất thanh thản. Mẹ nằm nghiêng quay mặt vào tường như tĩnh tại và siêu thoát rồi nhẹ nhàng ra đi... Huyền thoại bất tửTin mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ từ trần gây xúc động cho mọi người. Cuộc đời mẹ đã trở thành huyền thoại, thành tượng đài của lòng yêu nước, đức hy sinh. "Mẹ thoát thai từ mảnh đất anh hùng, sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hóa thân vào đất, vào non nước VN. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời với các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau". Đó là ý tưởng mà nhà điêu khắc - họa sĩ Đinh Gia Thắng muốn chuyển tải vào công trình tượng đài mẹ VN anh hùng lấy nguyên mẫu từ mẹ Thứ, hiện đang được gấp rút thi công hoàn thành tại Núi Cấm, thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ - Quảng Nam (khởi công từ ngày 27-7-2007).Nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo từ lâu cũng đã trở thành những người thân trong gia đình mẹ Thứ. Mẹ chính là nguồn cảm hứng sáng tạo để các tác phẩm nghệ thuật của họ thăng hoa. Nữ họa sĩ Dư Dư cho biết chị bần thần khi nghe tin mẹ Thứ ra đi. Bức tranh lụa chị vẽ chân dung mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ đoạt giải nhất trong cuộc thi tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang năm 2004 là cái duyên gắn kết họa sĩ này với mẹ Thứ. Năm nào cũng một vài lần, chị đến thăm mẹ.Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tỉnh Quảng Nam có hơn 6.000 mẹ VN anh hùng. Mẹ Thứ là mẹ VN anh hùng sống thọ nhất tỉnh Quảng Nam. Bây giờ mẹ đã về bến bình yên vĩnh hằng nhưng trong lòng con cháu người Việt bao thế hệ, mẹ vẫn là biểu tượng bất tử!
11 lần khóc thầm lặng lẽBốn người con của mẹ Thứ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp gồm Lê Tự Xuyến, Lê Tự Hàn (anh), Lê Tự Hàn (em), cùng năm 1948 và Lê Tự Lem, năm 1954. Bảy người con, rể, cháu hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ gồm các con trai: Lê Tự Nự, năm 1966; Lê Tự Mười, năm 1972; Lê Tự Trịnh, năm 1972; Lê Tự Thịnh, năm 1974 và Lê Tự Kiệt (Chuyển), năm 1975; con rể Ngô Tường, năm 1957 và cháu ngoại Ngô Thị Cúc, năm 1973.
Theo Người lao động
Đôi vợ chồng chống lại 'lời nguyền chết chóc' Hai đứa trẻ sinh đôi, đứa đầu được giữ lại để nuôi còn đứa thứ hai buộc phải chôn sống; người mẹ khi sinh nở không may bị chết thì đứa con cũng phải chôn theo... Đó là hủ tục rùng rợn đã cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em dân tộc Ma Coong (Quảng Bình). Bằng ý chí chống lại cái ác,...