Kuwait ngừng bán dầu cho Mỹ
Trong tháng 9/2018, lần đầu tiên trong 26 năm qua Kuwait đã không cung cấp dầu cho Hoa Kỳ, theo thông tin ngày 1/10 từ giới truyền thông hai nước.
Một tàu chở dầu của Kuwait
Được biết, Kuwait đã liên tục cung cấp dầu cho Hoa Kỳ kể từ năm 1992.
Một năm trước đó, quân đội Mỹ đóng vai trò quyết định trong việc giải phóng Kuwait khỏi sự chiếm đóng gần một năm của quân đội Iraq.
Việc giao hàng đã được thực hiện ngay từ khi cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất còn chưa kết thúc hẳn, mặc cho các vụ hỏa hoạn dầu khí liên tục xảy ra bởi các cuộc tấn công của những người lính Iraq trên đường rút lui.
Trong những năm 2012-2014, Kuwait tích cực tăng cường các chuyến hàng đến Hoa Kỳ. Ở giai đoạn này, xuất khẩu dầu từ Kuwait sang Hoa Kỳ lên tới 400 nghìn thùng dầu mỗi ngày.
Video đang HOT
Nhưng rồi thị trường châu Á trở nên hấp dẫn hơn. Hiện tại, có tới 80% lượng dầu xuất khẩu của Kuwait được vận chuyển đến châu Á.
Dầu Kuwait đang giao dịch ở châu Á ở mức 80 USD/thùng so với giá bán 79 USD/thùng cho Mỹ.
Những điều kiện như vậy là rất thuận lợi cho Kuwait rời bỏ Mỹ để chuyển hướng nguồn cung sang thị trường châu Á đang có nhu cầu rất cao về dầu.
Sự tăng trưởng nhu cầu về dầu cũng được kích thích bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, sẽ có hiệu lực vào ngày 4/11 sắp tới.
Arập Xêút đang cố gắng “chiếm lĩnh trận địa” sau khi Iran rút chân khỏi thị trường (do bị trừng phạt), nhưng Kuwait cũng không muốn đánh mất một thị phần béo bở.
Đối với Hoa Kỳ, việc Kuwait chuyển hướng sang thị trường châu Á không có gì đáng lo ngại. Các nhà cung cấp dầu chính cho Hoa Kỳ là Arập Xêút (khoảng 1 triệu thùng/ngày) và Iraq (khoảng 400 nghìn thùng/ngày). Và sản lượng dầu của chính nước Mỹ cũng đang không ngừng tăng lên.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Tổng thống Mỹ D. Trump đổ lỗi cho OPEC là đầu cơ và yêu cầu tổ chức này phải nhanh chóng giảm giá dầu.
Phát biểu tại phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông D. Trump cảnh báo rằng Hoa Kỳ không có ý định thỏa hiệp lâu dài với mức giá “cao khủng khiếp” như hiện nay.
Xưa nay, việc đưa ra những tuyên bố đao to búa lớn là một tính năng truyền thống của các chính trị gia Hoa Kỳ, nhưng tình hình thực tế có diễn ra theo ý muốn của họ hay không lại là chuyện khác.
Bá Thủy
Theo petrotimes/RT
Triều Tiên không giải giới hạt nhân vì thiếu lòng tin với Mỹ
Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho cho rằng các lệnh trừng phạt kéo dài đang tiếp tục gây mất lòng tin đối với Mỹ.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc AFP
Reuters ngày 30.9 dẫn lời Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho cho rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này thể hiện sự thiếu tin tưởng của Mỹ trong vấn đề giải giới hạt nhân.
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Ri nhấn mạnh Bình Nhưỡng đã có "các hành động thiện chí đáng kể" trong năm qua, trong đó có việc dừng thử tên lửa, hạt nhân, tháo dỡ bãi thử hạt nhân và cam kết không phát triển thêm về công nghệ, vũ khí hạt nhân.
"Tuy nhiên, chúng tôi không thấy bất cứ phản hồi tương ứng nào từ phía Mỹ. Không có sự tin tưởng của Mỹ, chúng tôi cũng mất lòng tin đối với nước này về vấn đề an ninh quốc gia và trong tình huống đó, chúng tôi sẽ không đơn phương giải giới hạt nhân trước", Ngoại trưởng Ri phát biểu.
Ông Ri cũng chỉ trích việc Mỹ khăng khăng đòi Triều Tiên giải giới hạt nhân trước, trong khi lại tăng các lệnh trừng phạt theo kiểu "ép buộc" và chưa chấp nhận chính thức tuyên bố kết thúc chiến tranh.
"Vấn đề là các lệnh trừng phạt kéo dài sẽ tiếp tục khiến chúng tôi mất lòng tin", ông nói.
Trước đó tại Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc tiến hành các bước giải giới hạt nhân, nhưng cho biết còn nhiều việc phải làm và các lệnh trừng phạt cần được duy trì.
Phát biểu tại buổi vận động ở bang Tây Virginia vào ngày 29.9 (giờ địa phương), chủ nhân Nhà Trắng tiếp tục khen ngợi ông Kim. "Ông ấy viết cho tôi những bức thư rất hay", nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Theo Yonhap, Ngoại trưởng Ri rời New York sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 29.9 và từ chối lời đề nghị gặp mặt từ người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha.
Theo TNO
Vì Trung Quốc và Nga, Mỹ phải rút tên lửa hiện đại khỏi Trung Đông ? Theo hãng tin Sputnik, một số quan chức cấp cao cho biết quân đội Mỹ sẽ rút một số hệ thống tên lửa khỏi Trung Đông để đề phòng căng thẳng giữa Mỹ và hai nước Trung Quốc, Nga. Trên báo Wall Street Journal, một số quan chức trong quân đội Mỹ đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút bớt một số hệ...