Kuo cảnh báo những tác động của coronavirus đối với việc sản xuất Apple iPhone 9
Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của Apple hôm nay đã gửi một lưu ý tới các nhà đầu tư cảnh báo họ phải chú ý đến sự thay đổi dịch bệnh của dịch coronavirus tại Trung Quốc, vì nó có ảnh hưởng đến Foxconn, Pegatron và các nhà cung cấp khác của “Táo khuyết”.
Trong ghi chú, Kuo phác thảo tình trạng của một số nhà cung cấp lớn của Apple khi các công nhân chuẩn bị quay trở lại các nhà máy để tiếp tục sản xuất các sản phẩm của công ty.
Trong đó, nhà máy Trịnh Châu của Foxconn, một trong những nhà máy quan trọng nhất cho iPhone 11 và iPhone 9 sắp tới đang thấy sự chậm trễ đáng kể. Foxconn ban đầu dự định tiếp tục công việc vào ngày 2 tháng 2, nhưng điều đó đã bị hoãn lại ít nhất một tuần. Kuo ước tính rằng tỷ lệ lao động làm việc chỉ đạt khoàng 40-60% so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khi cơ sở mở cửa trở lại.
Trong khi đó, nhà máy của Foxconn tại Thâm Quyến được tập trung cho dòng sản phẩm iPhone 2020, chiếm 30% tổng nhân lực đã không nghỉ ngơi trong kỳ nghỉ lễ. Kuo cho biết kế hoạch ban đầu đã lấp đầy những khoảng trống nhân lực khác, nhưng nó đã bị hoãn lại ít nhất một tuần. Tỷ lệ hoàn vốn lao động được ước tính khoảng 30 đến 50%.
Hiện Foxconn đã chuyển thiết bị sản xuất đến các địa điểm của họ ở nhà máy Thái Nguyên và Ấn Độ vì sự chậm trễ ở Trung Quốc, nhưng năng lực sản xuất bị hạn chế ở những địa điểm đó.
Video đang HOT
Một nhà cung cấp chính khác của Apple là Pegatron cũng đang phải đối mặt với việc ngừng sản xuất do virus này. Được biết, Pegatron đã tiếp tục công việc sản xuất iPhone 11 và phát triển iPhone 12 mới tại nhà máy ở Thượng Hải vào ngày 3 tháng 2 với tỷ lệ công nhân làm việc lên tới 90%. Tuy nhiên, Kuo tin rằng tỷ lệ lao động sẽ giảm xuống mức 60-70% vì nhiều nhân viên nhà máy sẽ nghỉ việc sau khi họ được trả tiền lương.
Nhìn chung, mặc dù Kuo không chỉ sẻ bất kỳ con số nào nhưng nhà phân tích này nói rằng sự bùng phát coronavirus có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc vận chuyển các sản phẩm mới và ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số của iPhone. Một báo cáo trước đó dự đoán rằng doanh số iPhone trong quý 1/2020 của Apple sẽ bị giảm 10%.
Theo FPT Shop
Huawei và các công ty TQ nỗ lực sản xuất giữa đại dịch virus corona
Theo Reuters, một số công ty công nghệ ở Trung Quốc cố gắng duy trì hoạt động trong bối cảnh chính quyền nhiều nơi kêu gọi tạm thời đóng cửa để hạn chế sự lây lan của virus corona.
Hôm 3/2, Huawei tuyên bố nối lại sản xuất thiết bị, cung cấp dịch vụ mạng và các hoạt động thông thường khác. Công ty sản xuất trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bất chấp lời kêu gọi đóng cửa ở một số thành phố và tỉnh của chính quyền Trung Quốc.
Theo đại diện Huawei, phần lớn nhà máy của họ nằm ở một thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, cách khá xa Hồ Bắc, trung tâm bùng phát bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra.
Các công ty công nghệ Trung Quốc nỗ lực duy trì sản xuất trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, một số ngành công nghiệp nhất định vẫn hoạt động, ví dụ như sản xuất thực phẩm, vật tư y tế hoặc lĩnh vực liên quan đến trọng điểm kinh tế quốc gia. Các công ty công nghệ cũng được ưu tiên, đặc biệt là trong thời điểm xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ.
Yangtze Memory Technologies Co Ltd (YMTC), nhà cung cấp chip nhớ flash có trụ sở tại Vũ Hán - thành phố nơi bắt đầu bùng phát virus - xác nhận việc sản xuất vẫn không bị gián đoạn. "Hoạt động tại YMTC diễn ra bình thường theo nề nếp", phát ngôn viên của công ty này cho biết.
Chưa có nhân viên nào của YMTC nhiễm virus corona. Họ cũng áp dụng một số biện pháp ngăn ngừa, cách ly để đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Tập đoàn Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) vẫn duy trì sản xuất xuyên Tết Nguyên đán. Theo bài viết trên mạng xã hội, họ bố trí nhân lực phù hợp để mở cửa nhà máy liên tục, đồng thời bảo đảm an toàn cho nhân viên và tuân thủ quy định của chính quyền. "SMIC cần đảm bảo sản xuất 365 ngày trong năm và 24 giờ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng".
Trong khi đó, TSMC, nhà cung cấp chip bán dẫn khổng lồ của Đài Loan có cơ sở sản xuất tại Thiên Tân, Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải, vẫn tiếp tục duy trì hoạt động tại Trung Quốc và có kế hoạch khôi phục lại toàn bộ dây chuyền sản xuất từ ngày 10/2.
Nhiều công ty khác cũng nỗ lực vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Dây chuyền của TCL Corp hoạt động quanh năm nhưng chi nhánh tại Vũ Hán đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vật liệu sản xuất. Một nhà sản xuất màn hình khác là BOE Technology Group Co Ltd cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự.
Giống như các doanh nghiệp nội địa, Samsung Electronics vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của nhà máy tại Tây An. Đại diện của hãng xác nhận với Reuters họ không nghỉ Tết Nguyên đán.
Samsung Display, SK Hynix và LG Display cũng thông báo mọi hoạt động tại các nhà máy đóng ở Trung Quốc đang diễn ra bình thường.
Theo hãng nghiên cứu thị trường bộ nhớ DRAMexChange, dịch bệnh tạm thời chưa ảnh hưởng đến giá bán nhưng có thể khiến kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất của các công ty bị hoãn lại.
Trong khi đó, phía Samsung đánh giá virus corona ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình cung cầu. "Thông thường, nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ tác động xấu đến ngành công nghiệp. Tôi không biết dịch bệnh diễn ra trong bao lâu", nguồn tin từ công ty chia sẻ với Reuters.
Theo Zing
Chuỗi cung ứng toàn cầu tê liệt vì virus Corona Việc Trung Quốc buộc phải kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona đang làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Financial Times, giá cổ phiếu của Hon Hai Precision Industry hay Foxconn, công ty Đài Loan gia công phần lớn iPhone trên thế giới, đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng...