KSV và luật sư phải ngồi ngang nhau
Số trước, Pháp Luật TP.HCM đã phản ảnh quan điểm của lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc cần có quy định bố trí chỗ ngồi của kiểm sát viên và luật sư ngang bằng nhau. Thẩm phán Phạm Công Hùng ( Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) cũng cho rằng quan điểm này là hợp lý.
Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng, việc dự thảo BLTTHS (sửa đổi) vẫn quy định vị trí chỗ ngồi của kiểm sát viên (KSV) cao hơn luật sư (LS) là một thiếu sót. Chỗ ngồi của các bên dù chỉ là hình thức nhưng lại liên quan đến nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa hình sự.
Ngang bằng nhau mới hợp lý
. Phóng viên:Thưa ông, ông có thể lý giải kỹ hơn vì sao việc dự thảo BLTTHS (sửa đổi) quy định như vậy là thiếu sót?
Thẩm phán Phạm Công Hùng: Tôi nghĩ việc thay đổi vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa hình sự trong BLTTHS sửa đổi lần này là rất cần thiết.Thứ nhất, nó thể hiện tinh thần của Hiến pháp mới là đề cao vai trò tranh tụng trong xét xử (nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm).Thứ hai, nó thể hiện thái độ dứt khoát của Nhà nước thông qua BLTTHS trước một sự việc có nhiều quan điểm tranh luận nhiều năm qua. Rất tiếc dự thảo lại không đưa vào để lấy ý kiến rộng rãi trước khi thông qua. Tuy nhiên, qua những cuộc hội thảo, buổi tổ chức lấy ý kiến, chúng ta vẫn nên đưa vấn đề này ra vì tôi tin nhiều người rất quan tâm.
.Thưa ông, giới LS cho rằng tại phiên tòa, bên buộc tội và bên gỡ tội phải bình đẳng với nhau, bắt đầu ngay từ chỗ ngồi để đảm bảo vị thế của LS, giúp LS có tâm lý tốt khi tranh tụng. Là người làm nghề xét xử, ông nghĩ sao về lập luận này?
Tôi hoàn toàn đồng ý với cách nhận định và đánh giá như trên. Chúng ta không nên coi nhẹ hình thức phiên tòa vì nếu như vậy, ngay từ đầu đã không thấy được sự bình đẳng của các chủ thể tham gia trong tố tụng. KSV là người tiến hành tố tụng, LS là người tham gia tố tụng nhưng tại phiên tòa họ lại bình đẳng. LS là người gỡ tội trên cơ sở buộc tội của VKS và họ cần được pháp luật tôn trọng ngay từ đầu, thông qua việc bố trí chỗ ngồi.
Hiện nay, luật sư thường được bố trí chỗ ngồi thấp hơn kiểm sát viên . Ảnh minh họa: T.TÙNG
Theo tôi, vị trí ngồi tại phòng xử án cần sửa đổi theo hướng bục ngồi của HĐXX là cao nhất, trang trọng nhất vì về mặt nhận thức, nó thể hiện vị thế của HĐXX đang nhân danh Nhà nước phán xét một hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm. Đồng thời nó tạo ra sự uy nghiêm của HĐXX tại phiên tòa và tính nghiêm túc trong phòng xử. KSV và LS cần ngồi phía dưới, ngang hàng nhau để thể hiện sự bình đẳng về mặt hình thức khi các chủ thể này đưa ra các chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội để trình HĐXX xem xét tại phiên tòa. Chỗ ngồi của thư ký phiên tòa cũng nên bố trí ở ngay phía dưới bục của HĐXX vì thư ký là người giúp việc cho thẩm phán ghi chép diễn biến phiên tòa, không đóng vai trò quan trọng như các thành viên của HĐXX.
Thúc đẩy chất lượng tranh tụng
.Thưa ông, một số KSV cho rằng tại phiên tòa, KSV không chỉ giữ quyền công tố, giữ vai trò buộc tội mà còn thực hiện chức năng kiểm sát xét xử nên họ phải ngồi cao hơn LS, ngang bằng với HĐXX. Ông nghĩ sao về lập luận này?
Tôi nghĩ không nên xem VKS có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự là lý do để bố trí chỗ ngồi ngang bằng với HĐXX. Bởi lẽ làm như thế sẽ tạo ra sự lẫn lộn trong nhận thức của cộng đồng xã hội đối với vai trò, địa vị pháp lý của HĐXX và KSV tại phiên tòa.
Video đang HOT
.Cũng có ý kiến cho rằng thay đổi vị trí chỗ ngồi của KSV với LSchưa chắc tạo nên bình đẳng mà quan trọng vẫn là thực chất, thưa ông?
Đành rằng sự bảo đảm về mặt luật pháp để các bên được trình bày, tranh luận các vấn đề liên quan đến vụ án và kỹ năng tiến hành việc tranh tụng của KSV, LS là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng tranh tụng. Nhưng nếu chúng ta giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến hình thức của phiên tòa, trong đó thiết kế chỗ ngồi hợp lý dựa theo địa vị pháp lý mà pháp luật quy định cho các chủ thể tham gia phiên tòa như KSV và LS thì sẽ có tác dụng thúc đẩy chất lượng tranh tụng tốt hơn.
Theo tôi, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo BLTTHS sửa đổi, VKSND Tối cao đã có nhiều quan điểm rất tiến bộ và sát với thực tiễn. Tuy nhiên, nếu đầu tư nghiên cứu kỹ hơn nội dung này theo hướng sửa đổi vị trí ngồi tại phiên tòa như trên thì sẽ không làm giảm đi mà còn nâng cao hơn vị thế của VKS và KSV trong xã hội.
Xin cám ơn ông.
Công bằng, bình đẳng Trên chuyên trang Netluat (netluat.phapluattp.vn), rất nhiều bạn đọc đã bình luận cách bố trí chỗ ngồi của KSV và LS tại phiên tòa hình sự bên cao bên thấp như hiện nay nhìn “rất phản cảm”, “tạo uy thế ngầm” cho bên buộc tội. Có những tòa xây bục cho HĐXX và KSV quá cao khiến mỗi lần tranh luận với KSV, LS cứ phải ngước cổ lên, nhìn rất bất bình đẳng. Theo LS Nguyễn Duy Bình (Đoàn LS TP.HCM), vị thế của một LS trong xã hội và trước công đường là rất quan trọng. Chỗ ngồi của LS thể hiện sự tôn trọng; vị trí ngang hàng với chỗ ngồi của KSV thể hiện sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong tố tụng và quan trọng nhất là thể hiện tinh thần cải cách tư pháp.
Theo Thanh Tùng
Pháp luật TP HCM
Chuyện ghi từ gia đình tử tù Hồ Duy Hải sau khi tạm dừng thi hành án
Vụ án Hồ Duy Hải giết hại dã man và cướp tài sản 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An) ngày 13.1.2008, từng chấn động dư luận, tưởng chừng sẽ chấm dứt vào ngày 5.12.2014 khi Hội đồng thi hành án Tỉnh Long An ra quyết định thi hành án tử hình đối với Hải.
Thế nhưng, ngày 4.12.2014, Văn phòng Chủ tịch nước đã chuyển công văn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đề nghị Chủ tịch hội đồng thi hành án tỉnh Long An tạm dừng thi hành án để VKSND Tối cao, TAND Tối cao xem xét lại trình tự điều tra vụ án, sau đó đưa ra kết luận cuối cùng trước ngày 4.1.2015.
Suốt 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Loan (54 tuổi, mẹ ruột Hồ Duy Hải) cùng người thân một mực cho rằng Hải bị oan và liên tục "vác" đơn kêu oan tới các cấp cơ quan có thẩm quyền từ Nam chí Bắc.
Mỗi tháng gửi 1-2 đơn kêu oan ra Hà Nội
Ngay sau khi nhận được tin tức về vụ việc, PV đã tìm về nhà riêng của Hải tại Long An để tường tận sự việc.
Vừa bước vào đã cảm nhận được tiếng cười nói rôm rả của hơn 20 người đang có mặt trong căn nhà nhỏ hẹp. Gần chục trang thiết bị truyền thông đang "chĩa" về phía bộ salon - nơi có bà Nguyễn Thị Loan (mẹ Hải) và người thân đang "trò chuyện" về sự việc Hồ Duy Hải bất ngờ được tạm hoãn thi hành án tử hình ngay trước giờ G.
"May mắn và hạnh phúc cho gia đình tôi quá. Cuối cùng thằng Hải cũng có cơ hội được minh oan rồi, các lãnh đạo Nhà nước đã có chỉ đạo về việc điều tra lại vụ án của Hải theo đúng trình tự pháp luật. Niềm tin bao lâu nay đã có tín hiệu tốt, mong rằng nó sẽ được trả tự do trong nay mai", bà Loan nói.
Sau câu nói ấy, giọng bà chuyển thành trầm khàn, ho liên tục và có dấu hiệu thở gấp. Hỏi ra mới biết bà bị bệnh tim, không thể nói to hay nói trong lúc xúc động mạnh.
Bà Nguyễn Thị Rưởi (SN 1957, dì ba của Hải) cho biết: "Chúng tôi kêu oan cho thằng Hải từ lúc nó bắt đầu bị bắt giam cho tới nay. Bởi nó hiền lành và ngoan ngoãn từ nhỏ, lại đẹp trai nữa nên chẳng ai trong số chúng tôi tin nó có thể ra tay giết hại dã man cùng lúc 2 người cả.
Bà Nguyễn Thị Loan và con gái vui mừng khi nghe tin con trai - Hồ Duy Hải được hoãn án tử
Trong khi tình tiết, vật chứng trong vụ án còn khá nhiều mâu thuẫn mà tòa đã tuyên nó tử hình là tôi thấy không hợp lý nên phải kêu oan, xét xử phải đúng người, đúng tội mới công tâm và tâm phục khẩu phục chứ...
Mỗi tháng gia đình chúng tôi lại gửi đơn kêu oan ra Hà Nội từ 1 đến 2 lần, chẳng tháng nào quên cả. Trong 6 năm ấy, em tôi (tức bà Loan) không biết bao nhiêu lần bay ra Hà Nội để đệ đơn kêu oan. Khi trở về nó chỉ mang theo hai chữ "thất bại" cùng gương mặt tiều tụy đến thảm".
Theo tìm hiểu của chúng tôi từ nhiều người hàng xóm, Hồ Duy Hải vốn là thanh niên ngoan hiền, học khá và có lý tưởng tương lai. Thế nhưng, càng trưởng thành Hải càng có những biểu hiện của kẻ ăn chơi, thường xuyên nhậu nhẹt, tham gia cá độ đá gà, bóng đá hoặc đánh số đề.
Chính việc này đã khiến Hải vướng vào vòng lao lý, rồi giết người cướp của như bản án đang "đeo" trên người.
Tiếp xúc với anh Huỳnh Duy Sơn (26 tuổi, anh con dì của Hải) được biết, ngày còn học phổ thông, Hải đã học khá xuất sắc trong trường. "Hải rất hòa đồng với mọi người và nhiệt tình trong mọi việc. Tôi còn nhớ, năm lớp 5 Hải từng được nhà trường cử đi thi cờ vua cấp huyện và tỉnh đều có giải. Chính Hải đã dạy tôi chơi môn này sau đó việc Hải chơi cá độ bóng đá hay đánh lô đề tôi có biết nhưng cụ thể, chỉ biết trước khi công an bắt nó về tội giết người thì nó bị triệu tập về tội đánh cờ bạc", anh Sơn cho hay.
Ông Ngô Văn Thanh (58 tuổi), trưởng ấp nơi gia đình Hải ngụ cư cho biết: "Gia đình bà Loan sống rất chan hòa với mọi người, chưa từng xảy ra xích mích với hàng xóm, láng giềng. Hải trước đây là một đứa trẻ ngoan, nhưng khi lớn lên thường tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, chơi cá độ, cờ bạc. Bản tính của Hải vốn hiền lành nên khi hay tin nó là hung thủ tôi và mọi người ở ấp này chẳng ai tin cả. Mấy ngày nay, do bận việc nhà nên tôi cũng không biết gì về việc Hải được tạm hoãn thi hành án".
"10 đồng cũng phải kiếm để đi kêu oan"
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị Hồ Thị Thu Thủy (23 tuổi, em gái Hải, hiện làm kế toán cho một bệnh viện ở địa phương) cho biết gia đình chị chỉ có 2 anh em. Ngày Hải lên 6 tuổi, người cha đã bỏ mẹ và 2 anh em chị để đi theo tiếng gọi của một tình yêu khác. Thế nhưng, ông vẫn luôn luôn dõi theo bước đi của hai đứa con mình và chu cấp cho cả hai anh em đầy đủ.
"Ngày biết anh Hải vướng vào lao lý, cha tôi luôn ủng hộ gia đình bên ngoại đội đơn kêu oan cho con trai mình. Tuy có gia đình mới trên TP.HCM nhưng ông ấy vẫn rất quan tâm tới chúng tôi", chị Thủy nói.
Theo lời chị Thủy, từ ngày cha chị bỏ đi, mẹ chị ở vậy nuôi 2 anh em chị lớn khôn. Trước khi bị bắt, Hải đang là sinh viên năm cuối Khoa Điện Lạnh, Trường Cao đằng Hùng Vương TP.HCM.
"Mẹ tôi từng đi xuất khẩu lao động ờ nước ngoài và về nước trước năm 2007, xây được căn nhà thì sức khỏe mẹ bắt đầu yếu đi. Nhà không một tấc ruộng, cũng không có nghề nghiệp gì cả nên hàng ngày mẹ tôi phải bán thức ăn sáng tại nhà để sinh sống, nuôi tôi và anh trai ăn học. Sau đó, mẹ lại chuyển sang làm công việc phụ giúp nấu ăn cho một trường mầm non gần nhà.
Gia đình bà Nguyễn Thị Loan tại nhà riêng
Khi anh Hải bị bắt và bị kết án tử nhiều lần, tinh thần mẹ tôi suy sụp. Nhiều năm đội đơn từ Nam chí Bắc cũng khiến mẹ già yếu đi nhiều. Giờ bệnh tim mẹ ngày một nặng, chúng tôi rất lo lắng", chị Thủy chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Lan (SN 1967, dì út của Hải) cho biết gia đình bên ngoại của Hải có cả thảy 6 người con, 5 gái, 1 trai. Trong đó, mẹ Hải là người con gái thứ tư. Bà ngoại Hải là Mẹ Việt Nam Anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm. Từ ngày Hải bị kết án tử và bị biệt giam, chị Loan tôi dường như bỏ bê tất cả công việc vì suốt ngày chỉ nghĩ tới con trai, mọi chỉ phí đi lại kêu oan cho Hải đều do bên nội và bên ngoại nuôi hết.
Cũng vì theo án kêu oan suốt 6 năm ròng, tiệm cầm đồ của đại gia đình chúng tôi đã đóng cửa. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải bán một mảnh đất trị giá 120 triệu đồng với giá 80 triệu đồng để có tiền nhanh đi đệ đơn kêu oan cho Hải...", bà Lan nói.
Trong câu chuyện kể cho chúng tôi nghe về những lần ra Hà Nội đội đơn kêu oan cho cháu, bà Rưởi (dì ba của Hải) liên tục nhắc nhớ tới những khó khăn mà bà và em gái Loan đã trải qua.
Những lần đi đầu tiên ra Hà Nội, bà và em mình đều di chuyển bằng taxi và ở khách sạn trong trung tâm với giá đắt đỏ. Trong khi, mỗi cơ quan đệ đơn lại nằm ở một vị trí khác nhau nên tần suất di chuyển khá nhiều. Vì thế, bà và mọi người phải tiết kiệm để còn sức mà "chạy đường dài".
Bà bảo: "Đang di chuyển bằng taxi, chúng tôi chuyển sang đi xe ôm, rồi xe buýt hay nếu gần sẽ đi bộ để tiết kiệm chi phí đi lại. Chúng tôi cũng quyết định chuyển nhà nghỉ sang bến xe Mỹ Đình vì bên đó rẻ hơn. Dù tốn kém không biết bao nhiêu tiền của nhưng thực chất nỗi đau tinh thần mới là quan trọng nhất đối với chúng tôi...".
Nhấp ly nước lọc, bà Rưởi nói tiếp: "Chúng tôi kêu oan cho Hải cũng là kêu oan cho đại gia đình này. Bởi rằng, sau khi Hải bị bắt giam và mang danh giết người cướp của, gia đình chúng tôi bị xã hội đẩy xuống đáy của sự xấu xa, ra đường phải bịt khẩu trang không dám nhìn mặt làng xóm láng giềng, cả làng ai cũng xì xầm này nọ.
6 năm qua là khoảng thời gian quá dài đối với chúng tôi, nó dài tới độ ai nấy trong gia đình cũng phải thề sống chết để giành lại được sự xem xét của pháp luật về tiến trình vụ án của thằng Hải. Ngày nào chúng tôi cũng phải tự thắp niềm tin cho nhau để hy vọng Hải sẽ được trở về sau dịp lễ.
Tội nhất vẫn là em gái tôi, mẹ thằng Hải, đã không biết bao nhiêu lần nó ngất xỉu khi chứng kiến những quyết định mới về số phận cùa Hải... Gần đây, chúng tôi quan niệm, ai nấy trong gia đình đều phải lao động hết mình, sống tiết kiệm và dù là 10 đồng cũng phải kiếm về tích góp đặng đi kêu oan...", bà Rưởi nhấn mạnh.
Theo NTD
Đã có lịch xét xử vụ 5 công an đánh chết người ở Phú Yên Tối 4.3, ông Nguyễn Phi Đô, Phó Chánh án TAND tỉnh Phú Yên cho biết, ngày 25.3 tòa sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xử vụ 5 sĩ quan công an dùng nhục hình, đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên). HĐXX do Thẩm phán Nguyễn Phi Đô làm chủ tọa. Trước đó, ngày 21.11.2014, VKSND...