Kremlin hy vọng Nhà Trắng không tiết lộ nội dung điện đàm Putin-Trump
Theo giải thích của đại diện Điện Kremlin, những thông tin như vậy thông thường phải được giữ bí mật.
Điện Kremlin hy vọng rằng trong mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Mỹ, Nhà Trắng sẽ không công bố các đoạn băng ghi âm cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo. Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Peskov, nhấn mạnh rằng những thông tin như vậy cần phải được giữ bí mật.
Bình luận theo yêu cầu của các phóng viên về việc công bố đoạn băng ghi âm cuộc điện đàm giữa các Tổng thống Mỹ và Ukraine – Donald Trump và Volodymyr Zelensky, đại diện của Điện Kremlin lưu ý rằng, dĩ nhiên, hành động công bố này là khá bất thường.
Kremlin hy vọng Nhà Trắng không tiết lộ nội dung điện đàm Putin- Trump. (Ảnh: Reuters)
“ Theo quy tắc, các tài liệu liên quan đến những cuộc nói chuyện ở cấp nguyên thủ quốc gia như vậy sẽ được đóng dấu mật – hoặc là ‘mật’, hoặc là ‘tuyệt mật’. Đó là thông lệ trên thế giới và, theo quy định, tất nhiên, chúng không được phép công bố” – ông Peskov giải thích.
Theo ông, “ trong mọi trường hợp, việc Mỹ công bố tài liệu này chắc chắn được thực hiện theo thỏa thuận chung với Ukraine“.
“ Tất nhiên, chúng tôi hy vọng rằng trong mối quan hệ song phương vốn đã có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng giữa hai nước, hai bên sẽ không phải rơi vào tình huống như vậy” – phát ngôn viên của Tổng thống Nga nói.
Trả lời câu hỏi liệu Kremlin có “ sẵn lòng” công bố các đoạn băng ghi âm, nếu các đối tác Mỹ cần chúng, ông Peskov nhấn mạnh: “ Không thể có câu trả lời cuối cùng. Mỗi trường hợp cụ thể cần phải được xem xét“. “ Chưa từng có ai đưa ra những đề xuất kiểu như vậy đối với chúng tôi” – ông nói.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Điện Kremlin cũng lưu ý rằng việc công bố băng ghi âm cuộc trò chuyện giữa ông Trump và ông Zelensky là “ vấn đề nội bộ của riêng Mỹ“. “ Chúng tôi không có ý định can thiệp vào chuyện này” – ông kết luận.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Những tiết lộ bất ngờ về 'người tố giác' Tổng thống Trump
New York Times dẫn nguồn tin thân cận cho biết "người tố giác" các thông tin trong cuộc điện đàm của Tổng thống Trump là quan chức CIA.
Theo New York Times, người này từng có thời gian làm việc tại Nhà Trắng và quay trở lại CIA sau khi tố giác Tổng thống Trump. Luật sư của người này từ chối xác nhận thông tin trên, khẳng định việc công bố thông tin liên quan sẽ gây nguy hiểm cho thân chủ của mình và việc ẩn danh là quyền lợi chính đáng trong trường hợp này.
Trong khi đó, các đồn đoán ban đầu cho rằng "người tố giác" có am hiểu về luật pháp cũng như nắm rõ chính sách đối ngoại với châu Âu của Mỹ và chính trị Ukraine
"Vai trò của người tố giác, bao gồm uy tín và vị trí của ông ấy trong chính phủ là điều cần thiết để hiểu một trong những vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt là Tổng thống có lạm dụng quyền lực hay không và Nhà Trắng có che đậy nó hay không?", cây viết Dean Baquet của New York Times cho hay.
"Người tố giác" Tổng thống Trump được cho là một quan chức CIA. (Ảnh: Getty)
Ông này nói thêm rằng việc cung cấp thông tin của "người tố giác", bao gồm các thông tin làm việc cho một tổ chức phi chính trị và khiếu nại dựa trên sự thân thuộc và hiểu biết về Nhà Trắng là để mọi người đánh giá độ tin cậy trong thông tin mà người này cung cấp.
"Nhà Trắng mới biết được rằng người này là một quan chức CIA", Baquet cho hay.
Cả Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, CIA đều từ chối bình luận về thông tin bất ngờ mà New York Times đăng tải.
Người phát ngôn của quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Joseph Maguire cho biết việc bảo vệ "người tố giác" là ưu tiên cao nhất trong văn phòng hiện nay.
"Chúng tôi phải bảo vệ những can đảm, dám báo cáo các hành sai trái", ông Maguire nói trong phiên điều trần hôm 26/9, cho biết thêm rằng ông không nắm được danh tính "người tố giác".
Theo New York Times, trong thời gian làm việc tại Nhà Trắng, người tố giác hết sức quan ngại về việc Tổng thống Trump đang tìm cách gây áp lực với chính phủ Ukraine để thực hiện các cuộc điều tra mang lại lợi ích chính trị.
Người này không trực tiếp nghe cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Ukraine hồi tháng 7, nhưng được một số đồng nghiệp trong Nhà Trắng nói lại rằng họ chứng kiến Tổng thống lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân.
Một tuần sau cuộc gọi, người tố giác chuyển thông tin mà mình nghe được tới luật sư CIA là bà Courtney Simmons Elwood. Bà Elwood sau đó chuyển các cáo buộc tới Nhà Trắng, CIA và Bộ Tư Pháp Mỹ để xem xét.
Tuy nhiên, sau khi biết bà Elwood liên lạc với Nhà Trắng, người này kết luận CIA không xem trọng các cáo buộc của mình nên tiếp tục gửi nó cho Tổng thanh tra cộng đồng tình báo Michael Atkinson. Lời tố giác sau đó tới tay quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Joseph Maguire, nhưng ông này từ chối chuyển đơn khiếu nại của người tố giác cho quốc hội bất chấp quy định rằng đơn khiếu nại phải được gửi đi nếu được đánh giá là đáng tin cậy và khẩn cấp.
Không rõ vào thời điểm hiện tại, Tổng thống Trump đã nắm được danh tính của người tố giác mình hay chưa, nhưng trong phát biểu mới nhất ông ví người này như gián điệp và rằng hình phạt đang chờ đợi trước mắt.
Theo New York Times, mặc dù ông Trump không đề cập nhưng hình phạt cho tội phản quốc và gián điệp có thể bao gồm án tử hình.
"Người tố cáo" trước đó khẳng định có ít nhất 6,7 quan chức chính phủ, bao gồm một số người làm việc cho Nhà Trắng có thể chứng minh cáo buộc của ông. Ông Atkinson đã phỏng vấn một số người và nhận thấy các tuyên bố của người tố giác là đáng tin cậy.
Các quan chức, sỹ quan và nhà phân tích từ cơ quan quân sự, tình báo và thực thi pháp luật thường xuyên làm việc tại Nhà Trắng. Thông thường, họ làm việc trong Hội đồng An ninh Quốc gia hoặc giúp quản lý liên lạc, như cuộc gọi giữa tổng thống với các nhà lãnh đạo các nước.
Với trường hợp của "người tố giác" Tổng thống Trump, ông này được cho là không làm việc trong nhóm truyền thông xử lý các cuộc điện đàm giữa ông Trump với nguyên thủ các nước.
(Nguồn: NYT)
SONG HY
Theo VTC
Cơn ác mộng với Tổng thống Ukraine sau khi cuộc điện đàm với ông Trump bị rò rỉ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bất đắc dĩ trở thành tâm điểm vụ bê bối toàn cầu sau khi cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Trump bị tiết lộ. Ở Kiev, các đối thủ chính trị gọi cuộc điện đàm hồi tháng 7 của ông Zelensky là "thảm họa" bất chấp những người ủng hộ ca ngợi nhà lãnh đạo Ukraine...