Kpop đối mặt với tình trạng “khủng hoảng” thần tượng
Trong vòng 2 – 3 năm trở lại đây, người ta đã quá quen với khái niệm thần tượng và Kpop. Các bảng xếp hạng ngập tràn tên tuổi thần tượng, các chương trình ca nhạc hằng tuần thường xuyên có ít nhất là 9 nhóm nhạc thần tượng tham gia. Thần tượng Kpop còn tiến ra thị trường nước ngoài, lũng đoạn bảng xếp hạng của các quốc gia khác, trở thành tâm điểm của nền âm nhạc châu Á. Nền âm nhạc Hàn Quốc dần được hiểu thành Kpop.
Sự bùng nổ của cơn lũ thần tượng khiến nền âm nhạc Hàn Quốc dần được hiểu thành Kpop
Tuy nhiên, trong 2012 này, người ta lại được chứng kiến một sự thay đổi. Dù các nhóm nhạc thần tượng vẫn nườm nượp ra mắt và xuất ngoại, nhưng giờ đây những gương mặt này khó có thể chạm đến thành công chỉ nhờ phát hành một album. Cuộc cạnh tranh đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Thêm vào đó, trong khi các thần tượng phải “vật lộn” tìm cách tồn tại, một số thể loại âm nhạc khác bắt đầu được công chúng để ý. Busker Busker, PSY, Naul và Epik High là những tên tuổi không phải thần tượng nhưng vẫn thừa khả năng lôi kéo khán giả trong thời gian gần đây.
Trong khi các thần tượng phải “vật lộn” tìm cách tồn tại, một số gương mặt nghệ sĩ phi-thần-tượng bắt đầu tạo dựng và củng cố chỗ đứng trong nền âm nhạc Hàn Quốc
Video đang HOT
Theo thống kê, khoảng hơn 50 nhóm nhạc thần tượng tân binh đã lên sàn trong năm 2012 này. Phần đông đều chọn Big Bang và SNSD làm hình mẫu lý tưởng, với hi vọng giật giải Tân binh của năm. Thế nhưng dường như chẳng có Big Bang hay SNSD “thế hệ sau” nào xuất hiện cả.
Trên bảng xếp hạng Gaon, chỉ có 2 nhóm nhạc tân binh lọt Top 200 về lượng tải nhạc là EXID và SPICA. Những gương mặt quen thuộc như T-ara, Big Bang, 2NE1, SISTAR… vẫn chiếm ưu thế. Thế nhưng giữa một rừng những thần tượng kì cựu, ca khúc được tải về nhiều nhất trong năm lại thuộc về ban nhạc indie Busker Busker. Chưa hết, vào thời điểm mùa hè – mùa nở rộ của các nhóm nhạc thần tượng, tên tuổi “gây bão” trên thị trường lại là rapper PSY.
Dù các nhóm nhạc thần tượng vẫn trụ hạng cao trên các bảng xếp hạng, nhưng một số thành tích vượt trội lại thuộc về các nghệ sĩ phi-thần-tượng
Nói như vậy không có nghĩa là phong độ của các nhóm nhạc thần tượng đang đi xuống. Thần tượng vẫn là những nhân vật trung tâm của nền âm nhạc Hàn Quốc, vẫn gặt hái thành công qua các hình thức concert, lưu diễn, quảng bá, sự kiện… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các thần tượng Kpop nên học hỏi PSY – rapper chinh phục công chúng trên toàn thế giới bằng cách thể hiện chính phong cách độc đáo và tính cách thật của mình.
Theo TTVN
Choáng với chi phí sản xuất idolgroup Kpop
Để duy trì một idolgroup mới trong 1 năm, các công ty quản lý cần chi số tiền cực khủng.
Bạn có bao giờ thắc mắc: Kpop cần bao nhiêu tiền để gây dựng và cho ra mắt một nhóm nhạc thần tượng?
Lấy ví dụ, nếu muốn tạo ra một nhóm 5 thành viên, thì 1 tháng công ty quản lý sẽ tốn khoảng 40 triệu Won (~ 763 triệu VND) để trả phí cho nhân viên, huấn luyện viên thanh nhạc và vũ đạo, ăn uống, di chuyển và nhiều hoạt động cần thiết khác. Cần ít nhất 6 tháng mới có thể cho nhóm này lên sàn, nên chi phí tổng cộng sẽ vào khoảng 240 triệu Won (~ 4,5 tỉ VND).
Phí đào tạo cho đến khi ra mắt là khoảng 4,5 tỉ VND
Tiếp đến là quá trình thu âm ca khúc. Việc thu âm, chụp ảnh, sản xuất, viết nhạc, thiết kế, tạo mẫu, CD... sẽ tiêu tốn của công ty quản lý khoảng 30 triệu Won (~ 572 triệu VND). Sau đó, họ sẽ phải chi thêm 200 triệu Won (~ 3,8 tỉ VND) để quay MV và tiến hành các chương trình quảng bá.
Sau khi ra mắt độ 6 tháng, một nhóm sẽ cần nhiều tiền hơn nữa để phát hành single hoặc mini album mới. Vì họ phải đầu tư thêm về trang phục, vũ đạo, di chuyển... Như vậy, kinh phí cho một nhóm trong 1 năm sẽ vào khoảng 1 tỷ Won (~ 19 tỷ VND).
Mất 19 tỉ VND để một nhóm tồn tại trong 1 năm
Vài người tự hỏi tại sao phải đổ nhiều tiền như vậy để tạo ra một nhóm thần tượng? Có rất nhiều cách để tiết kiệm, ví dụ như những ban nhạc Indie, họ có thể tự thu âm và sản xuất album của riêng mình. Nhưng các công ty giải trí lại không nghĩ như vậy, họ cho rằng những nhóm nhạc này chính là "sản phẩm" do họ tạo ra và không hề lãng phí chút nào khi phải bỏ tiền ra để hoàn thiện chúng.
Các công ty giải trí đều cho rằng số tiền này là không uổng phí
Hiện nay, làn sóng thần tượng đang lan rộng ra khắp thế giới, mang về nhiều danh tiếng cho cả nghệ sỹ lẫn công ty quản lý. Tuy nhiên, với thực trạng ngày càng nhiều nhóm nhạc ra đời mỗi năm, những tân binh sẽ rất khó để gặt hái được thành công. Giữa một rừng gà mới, chỉ có 3-4 nghệ sỹ có khả năng len lỏi vào tốp đầu. Số còn lại sẽ lặng lẽ biến mất khỏi đấu trường Kpop.
Theo TTVN
Tân binh Kpop mất tăm mất tích Nhìn vào các bảng xếp hạng âm nhạc online, Kpop fan có thể ngay lập tức cảm nhận được "cuộc chiến nảy lửa" giữa các nhóm nhạc thần tượng. Trên bảng xếp hạng thời gian thực Melon ngày 23/10 vừa qua, chỉ có 2 nhóm nhạc thần tượng duy nhất bon chen được vào Top 10 là miss A (ra mắt được 3...