Kpop đánh mất sức hút
Chuyên gia nhận định sự đa dạng hóa, cá nhân hóa trong nội dung giải trí và thị hiếu công chúng là điều gây nên tranh cãi về sức hút của Kpop với khán giả ngày nay.
Trong những năm gần đây, thần tượng Kpop liên tục đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc quốc tế. Họ bán ra hàng triệu bản album. MV họ phát hành thu hút tới hàng tỷ lượt xem trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo Korea JoongAng Daily, nhiều khán giả Hàn Quốc thú nhận rằng họ chưa thực sự nghe nhạc, hay thậm chí không biết mặt, biết tên của những ngôi sao Kpop đang “làm mưa làm gió” này.
Tại sao lại có chênh lệch lớn giữa độ nhận diện ngoài đời thực của ngôi sao với công chúng và thành tích ghi nhận trên bảng xếp hạng?
Chia sẻ với Korea JoongAng Daily, nhà phê bình nhạc pop Jung Min Jae giải thích rằng đó là vì “các tiêu chuẩn lỗi thời không thể lên tiếng thay cho khán giả”, đặc biệt khi xã hội ngày càng phân hóa và cá nhân hóa.
Công chúng Hàn Quốc thừa nhận họ chưa từng nghe nhạc của nhiều thần tượng Kpop đang “càn quét” bảng xếp hạng.
“BTS không được yêu thích rộng rãi tới vậy”?
Jung nhận xét: “Hiện nay, cụm từ ‘được công chúng yêu thích’ hầu như không còn ý nghĩa gì. Điều này từng mang ý nghĩa lớn trong thời đại truyền thông đại chúng, khi hầu hết ngôi sao nhạc pop xuất hiện trên cùng show truyền hình và mọi người đều xem chương trình giống nhau”.
Tuy nhiên, trong thời đại bây giờ, văn hóa đại chúng và thị hiếu công chúng ngày càng có sự phân hóa rõ rệt.
Nhóm nhạc nam BTS cũng không phải ngoại lệ.
Jung giải thích rằng đối với công chúng Hàn Quốc, BTS “không được yêu thích rộng rãi tới vậy”. Mọi người biết họ là ai qua truyền thông báo chí, điển hình như tin tức thông báo họ đứng đầu bảng xếp hạng Billboard. Dù vậy, không ít người Hàn Quốc mới nghe nói đến Butter chứ chưa thực sự lắng nghe ca khúc.
“Ở khía cạnh nào đó, BTS cũng không khác biệt mấy so với nhóm nhạc nam khác”, Jung nhận xét.
Trả lời phỏng vấn Korea JoongAng Daily, nhà phê bình Jung cho biết doanh số bán album, lượt xem MV, nghe nhạc trực tuyến không hoàn toàn phản ánh việc bài hát của thần tượng Kpop có phổ biến, được công chúng lắng nghe rộng rãi không.
“Có bao nhiêu người mua CD để thực sự nghe nhạc? Nếu xem xét khía cạnh này, sẽ không hợp lý lắm khi nhóm nhạc nam bán được hai, ba triệu đĩa. Phần lớn doanh thu đến từ việc người hâm mộ mua album với số lượng lớn”, Jung nói.
Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng những con số trên bảng xếp hạng không phản ánh đúng thực tế. Đây thực chất là chủ đề ngày càng “mờ mịt và khó giải đáp”.
Jung giải thích: “Thực tế mọi người nói đến ở đây là gì? Giả sử một ca sĩ có 10 người hâm mộ, mỗi người hâm mộ mua 100 album. Điều này không có nghĩa đã có 1.000 người mua album, nhưng chẳng phải 10 người hâm mộ trung thành kia vẫn là một phần của công chúng sao? Việc ca sĩ có cộng đồng fan vững chắc vẫn mang ý nghĩa lớn, và đó là thực tế quan trọng trong Kpop ngày nay”.
Nhà phê bình Jung Min Jae cho rằng rất khó để đánh giá thực tế dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng.
Nhà phê bình Jung Min Jae cho rằng rất khó để đánh giá thực tế dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng.
Video đang HOT
Nhà phê bình Jung Min Jae cho rằng rất khó để đánh giá thực tế dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng.
Thay vì thành tích trên bảng xếp hạng, công cụ hữu ích, chính xác hơn để đánh giá độ phổ biến của ngôi sao Kpop với công chúng là “mức độ thảo luận”.
Ngày nay, một bài hát được coi như hit nếu khán giả bàn tán rộng rãi về nó. Ví dụ nổi bật trong thời gian gần đây là bài hát Next Level của nhóm nhạc nữ aespa.
Mới đầu, Next Level thu hút sự chú ý từ công chúng với loạt ý kiến trái chiều như “bạn đã thấy lời bài hát và cấu trúc kỳ lạ của ca khúc này chưa?”. Về sau, ca khúc trở thành meme nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ giai điệu “gây nghiện”, vũ đạo, phong cách độc đáo. Video, hình ảnh nói về ca khúc nhận hàng triệu lượt tương tác.
Next Level phổ biến tới mức vào tháng 3, trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc, vũ đạo bài hát được sử dụng làm hình ảnh minh họa lúc đài truyền hình phát sóng khung cảnh kiểm phiếu.
Thị hiếu khán giả ngày càng đa dạng, cá nhân hóa
Jung cho biết không ít khán giả Hàn Quốc than thở rằng Kpop đã đánh mất “sức hút đối với công chúng”.
Họ gọi văn hóa ủng hộ thần tượng, sự cạnh tranh gay gắt trong thành tích, doanh số tại ngành công nghiệp là “giải đấu riêng của Kpop”. Họ cho rằng nhiều ca khúc chỉ đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng vì người hâm mộ nghe đi nghe lại bài hát để “lấy thành tích”, chứ không phải vì công chúng thực sự yêu thích ca khúc.
Nhưng theo Jung, trong thời đại sở thích và thị hiếu ngày càng đa dạng, bản thân cụm từ “được công chúng yêu thích” cũng cần cập nhật để phù hợp với bối cảnh hiện tại.
“Được công chúng yêu thích” từng mang ý nghĩa rất lớn trong thời đại truyền thông đại chúng, khi hầu hết ngôi sao đều xuất hiện trên cùng một hoặc một vài show truyền hình, và đó là những show người dân cả nước theo dõi.
Tuy nhiên, về sau, nội dung giải trí ngày càng trở nên đa dạng, cá nhân hóa nhằm phục vụ thị hiếu khán giả. Nhóm nhạc thần tượng giờ có nền tảng riêng để sản xuất và phân phối show giải trí về họ. Hầu hết khán giả không thể theo kịp tất cả nội dung, thông tin đăng tải trên mạng xã hội. Công chúng có những sở thích rất khác biệt.
Jung phân tích: “Trước khi Kpop, như chúng ta biết ngày nay, nổi lên vào những năm 1990, thế hệ trẻ và cha mẹ thường nghe nhạc của cùng một ca sĩ. Hiện tại, tôi nghe nói nhóm nhạc nam NCT rất nổi tiếng trong giới thanh thiếu niên, nhưng hầu hết khán giả ở độ tuổi 20 trở lên không biết thành viên hoặc bài hát nào của NCT. Điều này có nghĩa thực ra nhóm không được yêu thích? Không. Nó cho thấy rằng nội dung giải trí ngày nay đã được cá nhân hóa”.
Tại Kpop, sự khác biệt trong thị hiếu công chúng và “sức mạnh của người hâm mộ” đối với nhóm nam là điều rất dễ nhận thấy. Khán giả Hàn Quốc chỉ ra rằng có nhiều nhóm nhạc nam bán ra hàng trăm nghìn, hàng triệu bản album, tuy nhiên, công chúng trong nước không thực sự biết đến và lắng nghe bài hát họ phát hành.
Trong mắt khán giả, ca khúc đến từ nhóm nữ có xu hướng “cuốn hút và dễ nghe” hơn so với nhóm nam. Ngược lại, sản phẩm âm nhạc của thần tượng nam hay bị chỉ trích là “khó nghe, khó hiểu”.
Tuy nhiên, cho đến đầu những năm 2010, nhóm nhạc nam như SHINee, Big Bang hay Infinite vẫn thường xuyên tạo ra bản hit được nhiều người biết đến.
Nhà phê bình Jung cho rằng mọi thứ bắt đầu thay đổi từ giữa những năm 2010. Khi ấy, phong cách âm nhạc của nhóm nam, điển hình như EXO và BTS, dần trở nên táo bạo hơn. Kết quả, không ít bài hát họ cho ra mắt bị đánh giá là “quá phức tạp, quá kén” để thu hút công chúng rộng rãi.
Phong cách âm nhạc của thần tượng nam bắt đầu thay đổi từ giữa những năm 2010.
Phong cách âm nhạc của thần tượng nam bắt đầu thay đổi từ giữa những năm 2010.
Phong cách âm nhạc của thần tượng nam bắt đầu thay đổi từ giữa những năm 2010.
Thần tượng nam bắt đầu theo đuổi những concept mới mẻ, độc lạ. Họ đầu tư vào màn trình diễn đem đến cảm giác choáng ngợp về mặt thị giác, điển hình như kalgunmu (vũ đạo đồng đều, phức tạp).
Để Kpop không trở nên quá tách biệt, xa rời với công chúng, người hâm mộ cần tránh thúc đẩy “sự cạnh tranh quá gay gắt” như so sánh, “kèn cựa” thành tích trên bảng xếp hạng của nghệ sĩ.
Ví dụ, người hâm mộ thường mua album số lượng lớn để ủng hộ ca sĩ họ yêu thích. Doanh số bán hàng trong tuần đầu tiên sau khi album ra mắt – còn gọi là “doanh số album tuần đầu” hay “chodong”, thuật ngữ xuất phát từ giới thần tượng Nhật Bản – hay được coi như thang đo đánh giá độ nổi tiếng của nghệ sĩ và lòng trung thành của fan.
Do vậy, fandom (cộng đồng người hâm mộ nghệ sĩ) có khuynh hướng cạnh tranh gay gắt để lập kỷ lục mới về doanh số album cho thần tượng. Sự “ám ảnh” với con số này khiến người hâm mộ tập trung nhiều hơn vào khía cạnh thương mại của album, thay vì chất lượng âm nhạc thực sự.
Dù vậy, theo nhà phê bình Jung, hiện tại, tình trạng này đã “đi xa đến mức không thể quay đầu”, trừ khi có sự thay đổi rộng rãi, mang tính hệ thống xảy ra.
“Cá nhân một công ty, hoặc một nhóm nhạc Kpop không có khả năng tự mình ngăn cản việc này”, Jung nhận định.
Hội idol lễ phép tuân thủ quy tắc cúi chào 90 độ của K-pop
Để tồn tại trong làng giải trí K-pop, các idol không chỉ sở hữu tài năng và ngoại hình xuất chúng mà còn phải trau dồi nhân cách của mình.
Đặc biệt, những idol với thái độ lễ phép, khiêm tốn hay tử tế sẽ được công chúng và đồng nghiệp quý trọng.
Các thần tượng nổi tiếng kính nể với tiền bối. (Ảnh: Pinterest)
Haewon (NMIXX)
Mới đậy, trong lần gặp gỡ Nayeon, Haewon đã cúi gập người 90 độ để chào tiền bối. Điều này làm chị cả nhóm TWICE vô cùng bất ngờ. Hành động của cô nàng nhanh chóng ghi điểm trong mắt fan NMIXX và cả ONCE (tên fandom của TWICE). Được biết, Haewon là một fan cứng của Nayeon, thậm chí cô còn được NSWER (tên fandom của NMIXX) gọi là "Oh mê Nayeon".
Haewon cúi đầu 90 độ, lễ phép chào Nayeon. (Ảnh: Facebook K Crush Động)
Nayeon - chị cả của TWICE và cũng là idol số 1 trong lòng Haewon. (Ảnh: Naver)
Haewon khiến dân tình thích thú vì quá đỗi đáng yêu. (Ảnh: Pinterest)
Rosé (BLACKPINK)
Đã 2 năm kể từ khi How You Like That được phát hành, câu chuyện Rosé gập người 110 độ vẫn được dân mạng truyền tay nhau. Trong lúc nhận cúp và chuẩn bị hát encore cho ca khúc triệu view, Rosé đã cúi chào các nghệ sĩ khác trên sân khấu. Điều này cho thấy Rosé không chỉ tài năng, xinh đẹp mà lại còn vô cùng lễ phép.
Rosé nhận được "cơn mưa" lời khen từ netizen khi cúi chào 110 độ. (Ảnh: Pinterest)
Rosé chính là minh chứng cho việc vừa có tài vừa có đức sẽ được yêu thương. (Ảnh: Twitter @allure love)
BLACKPINK
Không chỉ Rosé mà những thành viên khác của BLACKPINK cũng nổi tiếng lễ phép với các tiền bối. Trên sân khấu SBS Gayo Daejun 2017, nhóm có cơ hội gặp gỡ nữ ca sĩ IU. Hành động lễ phép cúi chào của BLACKPINK nhận được nhiều lời khen từ dân mạng. Bên cạnh đó, vì hâm mộ IU, Rosé và Lisa đã có loạt biểu cảm đáng yêu, khiến fan hy vọng nhóm có thể kết hợp với "em gái quốc dân" trong một sản phẩm âm nhạc.
Rosé, Lisa cúi chào lễ phép, vui mừng khi được gặp IU. (Ảnh: Chụp màn hình instiz.net)
WANNA ONE
Trong một chương trình thực tế mang tên Wanna One Go in Jeju, các chàng trai WANNA ONE đã chào tiền bối Yoona, dù cô chỉ xuất hiện qua màn hình vỏn vẹn 11 giây. Hành động đáng yêu và lễ phép của 11 chàng trai đã khiến nhiều khán giả hài lòng.
WANNA ONE chào Yoona dù chỉ qua màn hình TV. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Innisfree)
Bên cạnh đó, các chàng trai bước ra vô cùng thích thú khi nghe tiền bối hát bài hát của nhóm. Việc này có thể xem như là món quà tuyệt vời của Yoona thay lời cảm ơn.
WANNA ONE cực kỳ mến mộ tiền bối Yoona. (Ảnh: Pinterest)
LOONA
Tại một chương trình âm nhạc hàng tuần, khi chuẩn bị đến màn hát encore của BTS, hai thành viên LOONA liền hạ mình 90 độ để chào Jungkook một cách lễ phép. Điều này nhanh chóng tạo nên tranh cãi khi một bộ phận netizen cho rằng các cô gái đã quá khép nép.
Mặt khác, nhiều khán giả dành lời khen cho họ. Dù đúng hay sai, không thể phủ nhận rằng hành động của 2 nữ idol thể hiện sự kính trọng đối với tiền bối, cũng như tuân thủ đúng với quy tắc ngầm của nghề.
Các thành viên LOONA bị cho cúi chào quá đà trước Jungkook. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok @youthstayy)
G-Dragon (BIGBANG)
Gắn liền với hình tượng nổi loạn, G-Dragon ngoài đời lại là một good boy chính hiệu. Trên thảm đỏ tại sự kiện Paris Fashion Week 2017, G-Dragon đã cúi chào đàn anh đứng lẫn giữa đám đông. Được biết, tiền bối đó chính là diễn viên hài Jo Se Ho. Hành động tinh tế, không mắc bệnh "ngôi sao" của G-Dragon dành được nhiều lời tán dương.
G-Dragon bắt tay và cúi đầu chào đồng nghiệp. (Ảnh: Chụp màn hình từ YouTube - StormShadowCrew)
G-Dragon có phần bất ngờ khi gặp đàn anh nhưng vẫn nhanh nhạy cúi đầu chào. (Ảnh: Twitter @d7thsense_ )
Suho (EXO)
Tại lễ trao giải MAMA 2016, khi nhận giải Daesang, trưởng nhóm EXO đã cúi gập người 90 để bày tỏ lòng biết ơn. Hành động giúp Suho nhận cơn mưa lời khen từ các EXO-L (tên fandom của EXO) và khán giả đang theo dõi buổi lễ. Việc cúi chào 90 độ đã thể hiện đức tính khiêm tốn của trưởng nhóm Suho.
4 năm nhận giải Daesang, năm nào Suho cũng cúi đầu khi được trao cúp. (Ảnh: Pann)
Trưởng nhóm EXO là người luôn khiêm tốn. (Ảnh: Pinterest)
Việc cúi chào khi gặp người có vai vế lớn hơn đã luôn là một quy tắc ngầm của xứ sở kim chi. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng tuân thủ nguyên tắc ứng xử như các idol trên. Đây quả là những tấm gương đáng để dân tình học hỏi.
Nhóm nhạc nam thế hệ mới đang thất thế Theo Allkpop, việc chuyển hướng phát triển sang quốc tế cũng như khó khăn gặp phải khi hoạt động tại quê nhà đã khiến các nhóm nhạc nam thế hệ 4 đang dần thất thế ở Kpop. Trang Allkpop nhận định sự tiến bộ trong công nghệ truyền thông và âm nhạc đã dẫn đến sự hình thành nhanh chóng của thế hệ...