Kon Tum: Vô tư đi ngược chiều trên đường Hồ Chí Minh
Từ người lớn đến các em học sinh thôn 2, xã Diên Bình, huyện Đắk Tô ( Kon Tum) đều thường xuyên đi ngược đường HCM.
Xe máy chở 3 vô tư đi ngược chiều trên đường HCM để vào thôn
Cuối năm 2018, dự án Nâng cao độ và mở rộng tuyến tránh thủy điện Plei Krông trên đường Hồ Chí Minh (HCM) đoạn Tân Cảnh – Kon Tum hoàn thành, tạo nên 2 đoạn đường HCM song song dài khoảng 2km, và thiết kế lưu thông một chiều. Đoạn giữa tuyến đường tránh này có ngã 3 nối với đường vào thôn 2 xã Diên Bình, huyện Đắk Tô (Kon Tum). Trên cổng thôn ghi rõ chữ “Thôn văn hóa”.
Ngay đầu lối rẽ vào thôn, ngành giao thông đã cắm biển chỉ dẫn hướng và cấm đi ngược chiều, nhưng người dân “thôn văn hóa” này vẫn phớt lờ. Mỗi lần từ trong thôn đi ra cổng thôn, nếu người dân muốn đến trung tâm xã Diên Bình, hoặc học sinh THCS muốn đến trường thì họ liền rẽ trái đi ngược chiều trên đường HCM hơn 1km.
Ngược lại, người dân từ trung tâm huyện Đắk Tô muốn vào làng đến đầu đường tránh một chiều họ vô tư đi ngược đường HCM khoảng hơn 500m để đi vào cổng làng.
Đã có biển báo cấm ngay đầu đường vào thôn, nhưng người phụ nữ đi xe máy không đội MBH vẫn cố tình rẽ trái để đi ngược đường HCM
Chiều ngày 25/8, chỉ trong 15 phút phóng viên đã đếm 12 trường hợp điều khiển xe máy đi ngược đường để ra vào thôn 2.
Một chủ quán cà phê đầu đường tránh này cho biết: Mỗi ngày có đến hàng trăm xe máy của người dân đi ngược chiều trên đoạn đường một chiều này, bất chấp có đầy đủ biển báo theo quy định ở đầu các đoạn đường tránh mà không thấy lực lượng chức năng xử lý.
Cũng trên đường HCM qua Kon Tum, cách đường 1 chiều Diên Bình khoảng 5km mới phát sinh một điểm đen nguy hiểm khiến 4 xe tải lật liên tục, nhiều người bị thương. Đó là đoạn đường HCM qua thôn 3 xã Đăk La (huyện Đắk Hà) .
Video đang HOT
Đoạn đường gây 5 vụ lật xe tải, được cắm bảng tạm yêu cầu đi chậm
Cụ thể, từ khi có chốt kiểm dịch động vật (tháng 3/2019), tại đoạn đường này đã xảy ra 4 vụ xe ô tô tự lật làm 5 người bị thương. Tất cả các vụ việc xảy ra đều liên quan đến xe ô tô.
Vụ TNGT mới đây nhất xảy ra chiều ngày 17/8. Xe tải biển kiểm soát 82C-034.60 đang lưu thông trên đường HCM hướng thành phố Kon Tum đi thị trấn Đắk Hà đến đoạn qua thôn 3, xã Đắk La, huyện Đắk Hà bất ngờ mất lái đâm vào cột mốc lộ giới bên đường rồi lật ngang đường. Cả ba người ngồi trên xe (kể cả tài xế) gồm Trần Quang Hiển (61 tuổi) và Nguyễn Văn Nam (29 tuổi, cùng trú tại huyện Ngọc Hồi) và ông Trần Văn Cấp (90 tuổi, trú tại thành phố Kon tum) bị thương.
Lái xe tải Lê Công Ca cho biết, anh thường xuyên điều khiển xe tải qua đây, thấy đoạn đường này dốc thẳng dài nên lái xe rất dễ chủ quan. Mặt khác, độ nghiêng mặt đường không được chuẩn, chạy xe nhanh có cảm giác như mặt đường bị vặn vỏ đỗ, nên khi chở nặng dễ bị mất lái, và lật xe.
“Ngành giao thông cần phải kiểm tra sửa chữa lại mặt đường cho chuẩn mới hy vọng bao đảm an toàn cho người điều khiển phương tiện lưu thông qua đây”, anh Ca cho biết.
Văn Tư
Theo Baogiaothong
Bác sĩ năn nỉ xin cứu bé 9 tuổi, gia đình quyết từ chối
Sau khi được cha mẹ đưa về nhà, vết phỏng của bé trai 9 tuổi xấu đi rất nhanh, có thể tử vong.
"Đau ... đau ... đau", là những từ duy nhất mà bé A Huyên (9 tuổi, thôn Đắk Kang Piêng, xã Diên Bình, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) kêu lên khi được các bác sĩ từ TP Hồ Chí Minh tình nguyện đến nhà thăm sức khỏe rồi thay băng điều trị vết phỏng vào sáng 12-5.
Từ cõi chết trở về
Khoảng cuối tháng 12-2018, A Huyên không may bị bỏng xăng rất nặng. Sau khi đưa đi chữa trị tại một cơ sở y tế ở địa phương, A Huyên được gia đình xin về nhà vì không có tiền chữa trị. Về nhà với tình trạng của A Huyên ngày càng nặng, vết thương phỏng trên người bắt đầu thối rữa, bốc mùi khó chịu. A Huyên từ cậu bé khỏe mạnh, lúc này người đã teo lại nhỏ như con sóc.
Các bác sĩ thiện nguyện từ TP Hồ Chí Minh lên Kon Tum thay băng, rửa vết thương cho A Huyên
Thấy tình trạng bệnh của A Huyên nguy kịch, khả năng cao sẽ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, giáo viên chủ nhiệm A Huyên đã liên hệ với một nhóm từ thiện trên địa bàn huyện Đắk Tô để kêu gọi, mong cùng chung tay giúp đỡ cho em.
Đến đêm 19-1, nhóm từ thiện tới nhà và phát hiện A Huyên đang trong tình trạng phỏng rất nặng, vết phỏng lan hết cơ thể đang bốc mùi hôi khó chịu.
Ngay tối cùng ngày, nhóm dùng xe chở A Huyên xuống Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum chữa trị. "Lúc này các lớp da cơ thể A Huyên gần như đã dính hết vào chăn, nệm giường mà cha mẹ A Huyên đã đắp cho em. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải dùng xe tải chở cả giường A Huyên nằm tới bệnh viện" - chị Chung Kiều Oanh, một thành viên nhóm từ thiện chia sẻ.
Sau đó, A Huyên tiếp tục được các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân hỗ trợ đưa đi Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) điều trị vào ngày 20-1. Tại đây, các bác sĩ điều trị chẩn đoán A Huyên bị phỏng lửa cấp độ II, III với trên 65% cơ thể và bị nhiễm trùng huyết. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tận tình, dùng nhiều phương pháp điều trị, đặc biệt qua 3 lần ghép da thì thương tích của A Huyên đã giảm đáng kể, sức khỏe ổn định. Lúc này vết thương phỏng chỉ còn chiếm khoảng 15% diện tích cơ thể. A Huyên đã trở về với hình dáng là một cậu nhóc tinh nghịch thuở nào.
Những vết thương trên người A Huyên đang diễn biến rất xấu sau khi về nhà cho gia đình chăm sóc
Các bác sĩ đang chuẩn bị tiến hành ghép da lần tư 4 vào ngày 7-5. Chỉ cần xong lần ghép này, thương tích A Huyên sẽ lành lặn, chỉ chờ ngày bình phục thì ngày 6-5, bà I Húi (mẹ em A Huyên) cương quyết xin cho con mình ra viện. Các bác sĩ đã hết lời vận động, thậm chí nhờ cả công an can thiệp, nhưng đều bị khước từ. A Huyên được mẹ đưa về căn nhà nơi nhỏ, nơi núi rừng Tây Nguyên và... đang chờ chết...!
Vô cảm tột cùng
Trong căn nhà xây tình thương, A Huyên nằm thoi thóp trên chiếc giường nhỏ. Ánh nắng gắt chiếu thẳng vào căn phòng khiến mùi hôi của vết thương lan tỏa ra khắp phòng. Bà I Húi nói từ hôm về, A Huyên được nằm nguyên tại đây...
Bà I Húi bảo bản thân đang mang thai gần đến ngày sinh, đã chăm con nhiều tháng ở bệnh viện rất mệt mỏi, muốn đưa con về nhà để chăm sóc. Bên cạnh đó, A Ngụy - chồng bà - cũng không thể vào bệnh viện chăm sóc được do phải ở nhà chăm khi bà đẻ và chăm 5 đứa con khác.
Bác sĩ Nguyễn Bảo Lộc - Bác sĩ chuyên khoa I, Bệnh viện Vạn Hạnh (TP HCM) cũng là người hỗ trợ bé A Huyên ngay từ đầu sau khi thăm khám - cho biết sau khi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng I, A Huyên đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi được chuyển về nhà, một phần da đã được ghép đã bị hư hỏng hết, bệnh nhân trở nặng lên rất nhiều. "Nếu được điều trị đúng, kịp thời thì bé sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu để tình trạng như hiện tại thì nguy cơ tử vong rất là cao" - bác sĩ Lộc nói và đau lòng.
Tuy nhiên hiện nay bố mẹ em nhất quyết không chịu cho A Huyên tiếp tục đến các cơ sở y tế để chữa trị. Các bác sĩ thiện nguyện đã bay từ TP HCM tới thăm khám, thay băng và vận động gia đình đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế chữa trị. Gia đình không cần chịu bất cứ phí tổn nào. Thậm chí không chăm sóc thì có thể gửi lại để bệnh viện chăm sóc nhưng gia đình nhất quyết từ chối. Một cách được các bác sĩ đưa ra là sẽ tình nguyện đưa A Huyên đi chữa trị và đưa về mỗi ngày nhưng gia đình cũng tiếp tục từ chối.
Đáp lại những lời này, bà I Húi nói gọn lọn đầy vô cảm: "Sống hay chết cũng để nó ở nhà thôi" - khiến tất cả mọi nỗ lực thuyết phục của mọi người rơi vào bế tắc.
Bà I Húi quyết không để cho con mình được chữa trị
Ông A Blút, trưởng thôn Đắk Kang Piêng, nói bản thân ông không cầm được nước mắt khi chứng kiến A Huyên chịu đau đớn. Tuy nhiên, vận động gia đình để cho A Huyên đi bệnh viện thì gia đinh nhất quyết không chịu.
Còn ông Thái Ngọc Châu, Phó chủ tịch UBND xã Diên Bình, sau khi vận động không được đã nghĩ tới cách phải "dọa sẽ xử lý" mong thay đổi tình hình.
Trong nỗ lực giúp cháu bé, phóng viên đã liên hệ với ông Chủ tịch UBND huyện Đắk Tô để thông báo sự việc và đề nghị can thiệp nhưng không nhận được phản hồi.
Trái lại, ông Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, sau khi nghe thông tin vụ việc đã hứa có những chỉ đạo cụ thể để cứu mạng sống A Huyên.
Theo Hoàng Thanh (Người lao động)
Dự báo mùa khô năm 2019 ở Kon Tum sẽ khắc nghiệt Dự báo mùa khô năm 2019 ở Kon Tum sẽ khắc nghiệt và kéo dài. Để quản lý và bảo vệ hàng trăm ngàn héc-ta rừng, ngành chức năng tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng. Kon Tum chủ động phòng, chống cháy rừng trước nguy cơ mùa khô năm 2019. Ảnh minh họa: TTXVN Trong...