Kon Tum: Thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng cam kết trả nợ
Sau khi Dân Việt phản ánh 8 nhà máy thủy điện ở Kon Tum nợ hàng tỷ đồng tiền dich vu môi trương rưng, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã có phản hồi, Công ty Cổ phần Tấn Phát cũng cam kết sẽ thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng trong năm 2018.
Liên quan đến việc 8 nhà máy thủy điện ở Kon Tum nợ hơn 11 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng trong nhiều năm qua (Dân Việt ngày 7.7 đã phản ánh), Công ty Cổ phần Tấn Phát ( Khu Công nghiệp Hòa Bình, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) đã có văn bản phản hồi gửi đến Báo Dân Việt.
Công ty Tấn Phát cho biết ngay sau khi báo phản ánh, công ty đã có buổi làm việc với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (QBV&PTR) tỉnh Kon Tum. Theo biên bản làm việc, Công ty cam kết sẽ trả hơn 7,2 tỷ đồng trong 2 năm 2018 và 2019. Cụ thể, trong năm nay Công ty ưu tiên trả trước nợ gốc hơn 4,9 tỷ đồng và năm 2019 sẽ trả dứt điểm tiền lãi chậm nộp từ năm 2011 đến 7.2018 với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng còn lại.
Công ty Tấn Phát cam kết trả tiền DVMTR trong năm 2018
Cũng theo biên bản làm việc với QBV&PTR Kon Tum, Công ty Tấn Phát cho biết, đơn vị luôn xác định có trách nhiệm nộp tiền DVMTR nhưng vì lý do khách quan nên chưa thực hiện đúng theo quy định. Bởi các năm 2011-2017, tình hình kinh tế khó khăn, hạn hán xảy ra liên tiếp nên không đủ nước phát điện theo công suất, từ đó công ty tạm thời chưa có nguồn chi trả DVMTR. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, đơn vị có thi công một số công trình nhưng do chủ đầu tư chưa thanh toán theo hợp đồng nên chưa có nguồn trả cho QBV&PTR.
Video đang HOT
Như Dân Việt đã phản ánh, còn 7 nhà máy thủy điện khác vẫn chưa nôp tiền DVMTR năm 2011 và lãi chậm nộp từ năm 2011-2014 trên 3,8 tỷ đồng. Gồm Đắk Pô Ne 2, Đắk Pô Ne 2AB (thuộc Công ty TNHH Gia Nghi), Đắk Rơ Sa, Đắk Rơ Sa 2 (Công ty CP Thủy điện Đắk Rơ Sa), Đắk Pô Ne (Công ty CP Đầu tư điện lực 3) và Đắk Psi 3, Đắk Psi 4 (Công ty CP Đầu tư & Phát triển thủy điện Đắk Psi). Các doanh nghiệp này cho rằng việc chậm nộp là do EVNCPC chỉ thanh toán tiền DVMTR từ tháng 6.2011 trở đi (không chi trả từ tháng 1-5.2011) và chưa trả tiền lãi chậm nộp từ năm 2011-2014.
EVNCPC khẳng định đã thanh toán tiền DVMTR cho các nhà máy thủy điện theo chỉ đạo của cấp thẩm quyền
Tuy nhiên trong văn bản gửi Báo Dân Việt, EVNCPC khẳng định: Từ năm 2014, đơn vị thực hiện mua điện từ các nhà máy thủy điện có công suất từ 30MW trở xuống theo ủy quyền EVN và chi phí DVMTR thanh toán theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và EVN. Theo đó, EVNCPC đã thanh toán đầy đủ chi phí DVMTR cho tất cả các nhà máy thủy điện từ thời điểm ký hợp đồng mua bán điện theo biểu giá chi phí tránh được.
Riêng các nhà máy thủy điện Đắk Pô Ne 2 (thuộc Công ty TNHH Gia Nghi) và Đắk Rơ Sa đã ký hợp đồng trước tháng 6.2011 theo giá thỏa thuận, không được cấp có thẩm quyền quy định về phí DVMTR nên EVNCPC chưa có cơ sở thanh toán từ tháng 1.2011 đến tháng 5.2011. Như vậy, trách nhiệm trả nợ tiền DVMTR không phải EVNCPC mà thuộc về 7 nhà máy thủy điện đã nêu.
EVNCPC cho rằng 7 nhà máy thủy điện ở Kon Tum có trách nhiệm trả nợ tiền DVMTR
Theo Danviet
Kon Tum: 8 thủy điện nợ hàng tỷ tiền dịch vụ môi trường rừng
Chi riêng đia ban tinh Kon Tum đa co 8 nha may thuy điên nơ tiên dich vu môi trương rưng tư năm 2011 đên nay, trong đo nha may thuy điên cua Công ty CP Tân Phat co sô nơ lơn nhât, lên tới hơn 7,2 ty đông.
Ngày 6.7, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Kon Tum cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 8 nhà máy thủy điện nơ tiên dich vu môi trương rưng (DVMTR) với số tiền hơn 11 tỷ đồng va lai châm nôp, thơi gian nơ tư năm 2011 đên nay.
Trong đó Công ty TNHH Gia Nghi co 2 nha may, Công ty CP Thủy điện Đắk Rơ Sa co 2 nha may, Công ty CP Đâu tư & Phát triển thủy điện Đắk Psi co 2 nha may, Công ty CP Tân Phat...
Cụ thể, Nhà máy Thủy điện Đắk Ne thuộc Công ty CP Tấn Phát (Khu Công nghiệp Hòa, TP Kon Tum) co sô nơ lơn nhât, tinh đên nay la hơn 7,2 tỷ đồng (gôm nợ gốc từ năm 2011 - 2014 gần 5 tỷ đồng, tiền lãi chậm nộp hơn 2,3 tỷ đồng).
Theo cac doanh nghiêp nay, lý do là Tổng công ty Điện lực Miền Trung (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chỉ thanh toán tiền dich vu môi trương rưng từ tháng 6.2011 trở đi (không chi trả từ tháng 1 - 5.2011) và chưa trả tiền lãi chậm nộp từ năm 2011-2014.
Nhiều nhà máy thủy điện dây dưa chi trả tiền DVMTR (ảnh minh họa)
Theo ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum, đơn vi đã nhiều lần gửi văn bản, cư can bô trực tiếp đến yêu cầu trả tiền dich vu môi trương rưng nhưng các doanh nghiêp nay vẫn chưa trả, ro rang la ho đang chiêm dung vôn.
Tinh trang nay đa anh hương đên thu nhâp, đơi sông cua ngươi dân nhân khoan quan ly, bao vê rưng ma phân lơn đêu ơ vung sâu, vung xa con nhiêu kho khăn; anh hương đên công tac bao vê va phat triên rưng.
Trươc tinh hinh trên, Quỹ đã đê nghi UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị Bộ Công Thương yêu cầu Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam (EVN) chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung thanh toán bổ sung tiền dich vu môi trương rưng và lãi chậm nộp để các doanh nghiêp thuy điên có kinh phí chi tra. Riêng đối với Công ty CP Tấn Phát, Quỹ sẽ có buổi làm việc, báo cáo UBND tỉnh Kon Tum.
Trước đó tháng 2.2018, Sở Công Thương Kon Tum đã có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực miền Trung đề nghị giai quyêt theo tinh thân noi trên, nhưng đến nay vân chưa co kêt qua.
Theo Danviet
Tiếp vụ phá rừng ở Kon Tum: Chủ tịch xã trần tình về nhà gỗ 3 gian Ông Định Ngọc Hải - Chủ tịch UBND xã Đắk Ruồng cho rằng, việc ông dựng nhà gỗ 3 gian bị người ta phản ánh là do "bị đám kia chơi" (lâm tặc bị bắt gỗ - PV). Chiều 11.7, ông Trần Văn Độ - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy (Kon Tum) cho biết, hôm nay vừa đi kiểm tra...