Kon Tum: Những người mang hạnh phúc cho cộng đồng
Trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xã Tân Lập huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum đã ghi nhận nhiều tấm gương tiêu biểu trong hiến đất làm đường tại địa phương.
Mot ben đau cau đang đuoc thi cong
Trong công tác vận động xây dựng nông thôn mới ở xã Tân lập huyện Kon Rẫy ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên vượt qua mọi trở ngại, công tác dân vận người dân đồng lòng tham gia xây dựng nông thôn mới cùng chính quyền địa phương đã đi vào chiều sâu. “Đảng viên đi trước làng nước theo sau” đó là khẩu hiệu truyền miệng để vận động người dân làm theo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trước đây, khi kể về những con đường giao thông tại thôn 6 (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) nhiều người lắc đầu ái ngại vì gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, giao thương bởi con sông Đăk Pne ngăn cách. Người dân ở đây muốn đi ra ngoài địa bàn hay giao thương buôn bán đều phải lội qua sông. Trước đây, người dân thôn 6 ra huyện bằng cây cầu gỗ. Trong một lần trời mưa, đã có 1 người dân trong thôn đi qua cầu gỗ bị rơi xuống sông nhưng may mắn không bị thương. Năm 2015, cây cầu bị đứt đã làm một con trâu rơi xuống sông chết.
Ong Hung tu nguyen hien phan đat cua gia đinh cho đia phuong lam cau cho dan
Thấu hiểu nỗi khổ của dân, cách đây vài năm, chính quyền địa phương đã làm một cây cầu treo để giúp nhân dân đi lại thuận tiện. Cầu làm bằng khung sắt, rộng 1,5m, tải trọng 300 kg. Tuy nhiên, bề mặt cầu nhỏ, tải trọng ít nên chủ yếu chỉ có xe máy qua lại và lưu thông một chiều rất bất tiện. Trong khi đó, bên này sông có hàng nghìn hécta hoa màu của hàng trăm hộ dân đang canh tác cũng gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc và thu hoạch.
Để vận chuyển nông sản người dân phải chở bằng thuyền qua sông hoặc phải đi đường vòng xa hơn 15km. Thậm chí, khi đến mùa thu hoạch mì, nông sản được thu xong nhưng gặp phải trời mưa liên tục, xe không vào lấy được đành phải để thối trên rẫy.
Trước tình hình trên, UBND huyện Kon Rẫy có chủ trương xây cầu để tiện cho việc đi lại, giao thương, vận chuyển nông sản của bà con. Sau khi nghe chủ trương xây cầu, nhiều hộ dân tại thôn 6 không ngần ngại tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất.
Video đang HOT
Có thể nói là người tiên phong việc hiến đất làm cầu, ông Nguyễn Ngọc Hùng – thôn 6, xã Tân Lập huyện Kon Rẫy cho biết: “khi chính quyền có chủ trương kêu gọi nhân dân hiến đất xây cầu tôi đã bàn bạc, thống nhất với vợ con rồi tự nguyện hiến đất. Bởi tôi nghĩ, việc làm này mang lợi ích cho người dân trong đó có gia đình mình và cũng là đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương, nên gia đình mình có thể hy sinh một chút cũng không sao. Vì vậy, gia đình tôi đã hiến hơn 2.600m2 đất để xây cầu.”
Trong câu chuyện xây cầu mà phóng viên đề cập đến, ông Trần Văn Xuyên – thôn 6 xã Tân Lập huyện Kon Rẫy nheo mắt tâm sự: “gia đình tôi và hàng trăm hộ dân trong thôn mong chờ cây cầu này từ nhiều năm nay. Khi biết cây cầu đi qua đất rẫy trồng cà phê của gia đình, sau khi thống nhất, gia đình tôi hiến cho dự án hơn 2.400m2 đất để phục vụ việc thi công cây cầu.”
Khi người dân đồng lòng hiến đất làm cầu, mang lại hạnh phúc cho nhiều người khác. Tự hào về những công dân của mình, ông Đặng Tuấn Tịnh – Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy nhận xét: “sau khi có chủ trương xây cầu, chính quyền xã Tân Lập kịp thời thông báo đến từng thôn và nhận được sự ủng hộ của bà con. Trong đó, 8 hộ dân ở xã Tân Lập tự nguyện hiến 8.200m2 đất ở, đất sản xuất. Đây là việc làm đầy ý nghĩa, trách nhiệm với cộng đồng của những công dân này.”
Dự kiến cây cầu bê tông mới sẽ hoàn thành vào năm 2021. Cầu có thiết kết dài 460m, rộng 6m với tổng kinh phí 21 tỷ đồng và được khởi công từ tháng 12/2019. Đây là tín hiệu mừng của xã Tân Lập nói riêng mà là của tỉnh Kon Tum nói chung trong việc vận động người dân làm theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Và đây cũng là một ví dụ tốt cho việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kon Tum ngày một đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.
VĂN MINH
Theo Dansinh
Cuối năm dân Đồng Tháp Mười lại ồ ạt đào ao nuôi tôm
37ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch trên đất lúa, cùng hàng chục giếng khoan lấy nước mặn trái phép đang được cảnh báo sẽ hủy hoại hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đe dọa vùng sản xuất lúa.
Đào ao, khoan giếng trái phép
Tại xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) có 2 khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép: Một khu tại ấp 2 rộng gần 10ha, đi vào hoạt động khoảng 2 năm nay và 1 khu khác tại ấp 1, cách đó 2km rộng khoảng 4ha, trong đó một phần ao nuôi mới đi vào hoạt động mấy tháng gần đây. Liền kề 2 khu vực này, máy xúc vẫn đang tiếp tục đào ao, đắp bờ với diện tích vài hécta.
Khu nuôi tôm tại xã Tân Lập, Mộc Hóa nhìn từ trên cao.
Ghi nhận của phóng viên, khu vực ao nuôi được đầu tư hệ thống máy móc khá hiện đại, hoạt động cả ngày lẫn đêm. Trên bờ ao, nhiều chòi canh được người dân dựng lên. Xung quanh khu vực này là nhiều diện tích lúa Đông Xuân của người dân khoảng 1 tháng tuổi.
"Nhà tôi có 1,5ha đất trồng lúa, ở gần khu vực ao nuôi, do các chủ ao khoan giếng lấy nước mặn lẫn rải muối xuống ao nên người dân lo ngại nước mặn sẽ xâm nhập sang các mảnh ruộng bên cạnh" - bà Bùi Thị Liêm (67 tuổi) có ruộng ở gần ao tôm nói. Theo bà Liêm, thời gian qua, nhiều người dân trồng lúa ở gần khu vực ao nuôi tôm đã "cầu cứu" chính quyền địa phương nhờ can thiệp giải quyết.
Ông Bùi Văn Rài (60 tuổi) có 2ha lúa cho biết, do khu vực ao nuôi tôm ở gần kênh nội đồng dùng để lấy nước tưới tiêu cho ruộng lúa nên thời gian qua, người dân lo ngại nước mặn sẽ rỉ xuống con kênh này.
"Giờ ở gần ruộng nhà tôi, 2 ao nuôi nữa đang được máy xúc đào, nếu Nhà nước không can thiệp sớm, khi ruộng lúa vây quanh các ao tôm thì chỉ có nước bỏ ruộng" - ông Rài nói.
Các ao tôm sát ngay ruộng lúa người dân.
Chủ tịch UBND xã Tân Lập - Lê Văn Phân thông tin, toàn xã có 15ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng của 5 hộ dân, trong tổng số 3.000ha lúa. Để có nước mặn nuôi tôm, người dân còn khoan trái phép 21 giếng. "1ha lúa mỗi năm thu vài chục triệu đồng, còn nuôi tôm thẻ 1 năm 3 vụ, lãi từ 1-2 tỉ đồng, người dân vì thế chấp nhận đóng phạt để nuôi" - ông Phân lý giải.
Thông tin từ Sở Tài Nguyên và Môi trường, từ ngày 28/10/2019, UBND huyện Mộc Hóa đã có quyết định xử phạt hành chính 5 hộ dân tại xã Tân Lập, mỗi hộ 7,5 triệu đồng về hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang nuôi trồng thủy sản trái phép. Quyết định xử phạt cũng yêu cầu các hộ khắc phục hậu quả bằng cách khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, thời gian khắc phục hậu quả là 10 ngày.
Nguy cơ hủy hoại sinh thái Đồng Tháp Mười
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Đinh Thị Phương Khanh cho biết, hiện toàn tỉnh có 37ha ao nuôi tôm nước lợ, tập trung tại các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa. Vùng Đồng Tháp Mười có tổng cộng 200.000ha lúa 2 vụ, bình quân mỗi năm đạt sản lượng 2 triệu tấn lúa. Do người dân khoan giếng tầng nông lấy nước mặn, đồng thời hòa thêm muối vào nước với tỷ lệ 100kg muối cho 1.000m3 nước, gây nguy cơ nhiễm mặn cho đất.
"Tỉnh có khu quy hoạch nuôi tôm ở 4 huyện vùng hạ 4.000ha, chủ trương chung là không nuôi tôm nước mặn trên vùng nước ngọt trồng lúa. Một, hai hộ làm được sẽ lan rộng ra toàn vùng, hủy hoại hệ sinh thái và làm sụt lún đất, phải mất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục" - bà Khanh nói.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Võ Minh Thành cũng thông tin, chủ trương của tỉnh là không đồng ý cho khoan giếng lấy nước mặn để nuôi trồng thủy sản. Sở đang yêu cầu các địa phương rà soát lại các diện tích ao nuôi thủy sản trên địa bàn Đồng Tháp Mười.
Ba năm trước, tại vùng Đồng Tháp Mười xảy ra tình trạng người dân bỏ lúa đào ao nuôi cá tra bột, bất chấp cảnh báo của ngành chức năng. Từ vài hécta ban đầu, số ao nuôi sau đó đã tăng lên trên 3.000ha, tập trung chủ yếu tại huyện Tân Hưng và Tân Thạnh. Hiện hàng ngàn hộ nuôi phải lấp ao trồng lúa trở lại hoặc phơi ao bỏ không vì thua lỗ, do giá cá xuống thấp, nhiều người dân lâm cảnh nợ nần.
Tại cuộc họp HĐND tỉnh vào cuối năm 2019, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Phạm Văn Rạnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, các địa phương vùng Đồng Tháp Mười có biện pháp xử lý, cảnh báo tình trạng nuôi tôm trái phép tại khu vực này. Quan điểm của tỉnh là kiên quyết xử lý tình trạng nói trên, không để xảy ra tình trạng như việc người dân đào ao nuôi cá tra bột như trước đây.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị phòng, chống hạn, mặn xâm nhập, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh ở 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại Bến Tre. Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương không được chủ quan với hạn, mặn, đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, theo tinh thần không để hộ dân nào thiếu nước, nơi nào để xảy ra thiếu nước lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm.
Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, hạn, mặn năm nay đến sớm bất thường, được dự báo khốc liệt như năm 2016, đợt hạn mặn lịch sử đã khiến 600.000 người dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng.
Người dân miền Tây mùa này đang dùng mọi cách để chống hạn, mặn như trữ nước ngọt bằng phuy, túi nhựa. Chính phủ cũng đã chi hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư các công trình cống, đập ngăn mặn./.
Theo Thường Sơn-Song Nhi (Báo Long An)
Sơn La: Giá chanh leo rớt thê thảm, nông dân "vỡ mộng" Đầu tư vốn nhiều nhưng giá bán chanh leo hiện tại ở các xã, như: Tân Lập, Chiềng Sơn, thị trấn nông trường Mộc Châu... (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) chỉ từ 3.000 đồng - 6.000 đồng/kg, khiến người trồng chanh leo lao đao và gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình. Trước đây cây chanh leo được...