Kon Tum: Người dân lại đổ xô bắt bọ 3 sọc bán cho thương lái Trung Quốc
Ngày 24/8, bà Nguyễn Thị Thương, một chủ cửa hàng tạp hoá ở xã Đăk K’roong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết khoảng một tuần nay có người phụ nữ nói giọng Bắc thường xuyên vào quán của bà mua loài bọ 3 sọc với giá 1,5 triệu đồng/kg.
Bọ 3 sọc còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu
Bọ 3 sọc còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu
“Bà ta nói là bán sang Trung Quốc chứ mình không biết họ mua làm gì. Tôi đặt mua của người dân còn thương lái đến buổi tối tới gom loài bọ này”- Bà thương kể. Mỗi ngày bà mua của người dân và bán lại từ 4-5kg.
Tại 3 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Đăk Hà, thương lái cũng đang thu mua loại bọ cánh cứng này với giá từ 1-2 triệu đồng/kg. Bọ cánh cứng hay còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu. Trước việc bán sâu được tiền, nhiều người dân đổ xô đi săn lùng trong đó có cả trẻ em. Theo người dân địa phương, loại sâu này thường phá hoại đậu, bí, lúa nhưng số lượng không nhiều.
Bà Hoàng Thị Thủy- chủ tịch UBND xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei cho biết, đã nghe người dân báo có thương lái đến mua côn trùng là loại bọ 3 sọc với giá cao, chúng tôi đã khuyến cáo người dân không nên bắt vì loại bọ này có độc, gây bỏng.
Em A Ngãi bị phồng rộp, lở loét sau khi đi bắt loài bọ 3 sọc
Video đang HOT
gia đình phải A Ngãi đưa đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện
Ông Võ Văn Út – trưởng phòng NN-PTNN huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho hay trước đây chưa từng xảy ra tình trạng thu mua này, đơn vị đang cho kiểm tra và đã báo cáo cấp trên. Dù giá cao, bà con cũng không nên bỏ công, bỏ việc khác để lùng bắt loại côn trùng này. Bản thân bọ cánh cứng có chất tự vệ, nếu chất đó xịt vào người gây rộp da, gây bỏng.
Được biết, loại bọ cánh cứng mà thương lái thu mua ở tỉnh Kon Tum có tên gọi là sâu đậu, sâu ban miêu, có công dụng làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hoặc làm thuốc tụ bệnh. Do loại bọ này có độc tố nên quá trình sử dụng làm thuốc, săn bắt cần hết sức thận trọng.
Ngày 20/8, em A Ngãi (10 tuổi, trú làng Đăk Môn, xã Đăk K’roong, huyện Đắk Glei) cùng 2 em khác đi vào rẫy lúa trong làng đi săn bắt bọ 3 sọc, đã bán được 10 nghìn đồng để chia nhau. Sau đó A Ngãi bị nóng, rát, lở loét quanh cổ và miệng, gia đình phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Ngọc Hồi.
H.HÀ
Theo tienphong
Nghề hái ra tiền ở Kon Tum: Sấy măng rừng chỉ 1 vụ đã lãi "khủng"
Đầu tư một lò sấy chỉ khoảng 2 triệu đồng, mỗi mùa măng kéo dài 3 tháng, lãi được 200 triệu đồng nên nghề sấy măng rừng từ lâu đã giúp nhiều hộ dân ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) hái ra tiền.
Măng rừng Đắk Psi củ to đều, vàng óng nên được thương lái rất ưa chuộng
Do đặc thù thổ nhưỡng nên măng rừng Đắk Psi "đẻ" rất khỏe, măng lại to, mềm ngọt, được sấy thơm ngon, vàng đẹp nên thương lái khắp nơi ưa chuộng và đặt hàng với giá cao.
Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN, chị Lê Thị Khánh Phương (chủ một lò măng tại thôn 6, xã Đăk Psi) chia sẻ, gia đình chị làm nghề sấy măng này đã gần 20 năm. Lúc mới vào lập nghiệp, gia đình chị buôn bán tạp hóa nhỏ, sau đó học được nghề sấy măng khô thủ công rồi gắn bó luôn tới bây giờ.
"Nghề sấy măng khô rất cực nhọc, được cái vào mùa mưa măng rất nhiều, làm liên tục mà giá bán rất cao nên gia đình có thêm động lực để làm", chị Phương nói.
Chị Phương tỉ mỉ chẻ măng cho vào thùng ép
Cũng theo chị Phương, để tạo ra những sản phẩm măng khô chất lượng tốt, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và biết nghề. Măng tươi được lấy từ rừng về phải cắt bỏ những đoạn gốc xơ, rồi luộc chín, sau đó dùng dao sắc chẻ ra. Chẻ măng cũng phải thật tỉ mỉ, không được chẻ quá mỏng hoặc quá dày, nếu dày thì măng không khô đều và đẹp, còn mỏng khi sấy sẽ nát vụn. Chẻ xong thì cho vào thùng gỗ ép 2 - 3 ngày cho ráo nước rồi cho lên lò sấy.
Muốn măng có màu vàng óng, đẹp thì phải sấy bằng lò đất, khi sấy phải canh lửa, đảo măng liên tục suốt 7 giờ để măng không bị cháy thì mới bán được giá cao.
Xếp măng vào thùng gỗ để ép
Còn theo anh Nguyễn Ngọc Tín (chủ một lò măng tại thôn 7, xã Đăk Psi), gia đình anh làm nghề này được 17 năm nay, hàng ngày gia đình anh mua vào 4 tạ măng tươi với giá 5.000 đồng/kg để sấy.
"Cứ 15kg măng tươi thì được 1kg măng khô. Mỗi mùa măng, gia đình anh xuất bán khoảng 1,5 tấn măng khô, với giá 180.000 - 220.000 đồng/kg, trừ hết chi phí còn lãi 150 - 200 triệu đồng", anh Tín nói.
Những phụ nữ khéo léo ở Đắk Psi được chị Phương thuê chẻ măng
Vì khoản thu nhập khá cao trong thời gian ngắn (mùa măng chỉ kéo dài khoảng 3 tháng) nên tại xã Đăk Psi có hơn 20 hộ xây dựng lò sấy thủ công để làm nghề, trung bình mỗi lò sấy măng xuất bán khoảng 1 tấn măng khô một mùa.
Nghề sấy măng khô này trên địa bàn đã có từ lâu nên anh Tín và nhiều hộ dân ở Đăk Psi đều mong muốn sản phẩm của quê hương được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá rộng rãi để được nhiều người biết đến hơn, không bị thương lái ép giá.
Sau khi cho măng lên lò sấy, phải đảo liên tục suốt 7 giờ để măng khô đều, có màu vàng óng và bán được giá cao
Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN, ông Nguyễn Phúc Đoan - Chủ tịch UBND xã Đăk Psi cho biết, hiện nay xã đang vận động người dân làm tốt việc khai thác, quản lý tài nguyên măng rừng, tránh tình trạng khai thác bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất nguồn măng và làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng.
"Về lâu dài, xã sẽ lên kế hoạch hỗ trợ các hộ dân làm nghề sấy măng khô xây dựng thương hiệu măng le Đăk Psi sạch, chất lượng. Đặc biệt là vận động các hộ dân liên kết thành lập hợp tác xã để tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư trang máy móc hiện đại, đưa sản phẩm đến nhiều địa phương trong cả nước", ông Đoan cho biết.
Theo Danviet
Bếp ăn dã chiến - tấm lòng thầy cô vùng sâu mong níu chân trò Dù còn nhiều thiếu thốn, nhưng bếp ăn dã chiến mang đầy tình thương với những đầu bếp chính là các giáo viên nhà trường sau giờ học Trường tiểu học thị trấn Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) có 370 học sinh. Dù các giáo viên thường xuyên đến nhà vận động nhưng 59 học sinh dân tộc Hà Lăng ở thôn Long...