Kon Tum lần đầu tiên có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Sau ngay khi phát hiện các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, UBND tỉnh Kon Tum đã triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, 8 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên được ghi nhận tại Kon Tum vào tối 21/10. Trong đó, huyện Đắk Hà có 5 trường hợp và huyện Tu Mơ Rông 3 trường hợp.
Chính quyền tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng, chống Covid-19.
Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu huyện Đăk Hà, Tu Mơ Rông tổ chức khoanh vùng dịch tễ tạm thời tại khu vực dân cư có ca bệnh để triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Ngay sau khi ghi nhận các trường hợp mắc Covid – 19 trong cộng đồng, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản yêu cầu triển khai các biện pháp cấp bách đáp ứng ca Covid-19 trong cộng đồng (Ảnh: CTV).
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm diện rộng, khẩn trương xem xét quyết định và tổ chức thực hiện thiết lập cách ly y tế vùng có dịch Covid-19. Triển khai phương án cách ly y tế vùng có dịch và áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng phù hợp để phòng, chống dịch Covid-19 theo thẩm quyền.
UBND huyện Đăk Hà cũng đã thiết lập vùng cách ly y tế tại cụm dân cư nhóm 3 và nhóm 4, thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà. Phong tỏa tạm thời 33 hộ, 103 nhân khẩu trên địa bàn các khu vực có yếu tố dịch tễ.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid – 19 huyện Đăk Hà cũng yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động tôn giáo, vui chơi giải trí, các nhà hàng, quán ăn; các cuộc họp, làm việc không cần thiết kể từ 15 giờ, ngày 21/10 để tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, giải trí trên địa bàn các xã Hà Mòn, Đăk La, Đăk Mar, Đăk Hring và thị trấn Đăk Hà tạm dừng hoạt động kể từ 14 giờ, ngày 21/10 cho đến khi có thông báo mới.
Tương tự, Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid-19 huyện Tu Mơ Rông yêu cầu Trung tâm Y tế huyện tiến hành phun hóa chất y tế khử khuẩn và sắp xếp các trường hợp F1 vào các phòng cách ly. Khẩn trương lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho các xã Đăk Hà, Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri, Tu Mơ Rông. Phong tỏa toàn bộ Trung tâm Y tế huyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thông báo cho học sinh các trường trên địa bàn cho học sinh nghỉ từ ngày 22/10 cho đến khi có thông báo mới.
Gia Lai thêm 50 ca mắc Covid-19 mới
Ngày 22/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai thông tin, tính từ 9h ngày 21/10 đến 9h ngày 22/10, tỉnh Gia Lai đã lấy mẫu xét nghiệm cho 4.258 người và ghi nhận 50 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.
Theo đó, 50 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới ghi nhận tại Gia Lai, có 40 trường hợp từ vùng dịch trở về và một ca là F1 đã được cách ly tập trung; 9 ca liên quan đến bệnh nhân N.T.A. (test nhanh dương tính với SARS CoV-2 tại Trung tâm Y tế TP Pleiku)
Lan tỏa yêu thương nâng bước học sinh vùng khó khăn Kon Tum đến trường
Kon Tum có trên 92.000 học sinh dân tộc thiểu số. Nhiều em không có sách vở, quần áo và đồ dùng học tập khi đến trường.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, các thầy cô giáo đã có cách làm hiệu quả lan tỏa tình yêu thương nâng bước học sinh đến trường
Sau thời gian học tập ở nhà phòng dịch COVID-19, 275 em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà vừa được tới trường học tập trung. Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, học sinh của trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số Xơ đăng. Dù đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tâm thế nhưng thầy cô vẫn không tránh khỏi tâm trạng xót xa khi thấy nhiều em đến trường trong tình trạng chân không giày dép, quần áo có thế nào mặc thế ấy, sách vở cũng em có, em không.
Cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ là quần áo cho học sinh.
"Trước sự khó khăn và thực tế tại đơn vị trường như vậy nhà trường đã phát động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, vận động các nhà hảo tâm khác để xây dựng một mô hình, chúng tôi tạm gọi đó là mô hình "Vui đến trường" để trang bị cho các em một số đồ dùng cơ bản, như quần, áo, dép làm cho các em vui khi mà bước chân vào trong ngôi trường của mình"- thầy Dũng nói.
Được bố trí một phòng riêng trong khuôn viên trường, mô hình "Vui đến trường" do Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ xây dựng mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi cho các em học sinh. Trong căn phòng này trên 300 bộ quần áo học sinh được thầy cô giặt, là phẳng phiu treo ngay ngắn.
Các em Y Trâm, Y Chừng lớp 1B; A Tiến, A Hậu, A Vinh lớp 3B... cùng nhiều học sinh khác đã rất bất ngờ khi được thầy cô giáo đưa tới phòng "Vui đến trường" để lựa chọn bộ quần áo phù hợp nhất cho mình. Xoay người một vòng ngắm bộ đồng phục vừa vặn, hai em Y Trâm và A Tiến nói thế này: "Cô cho áo trắng mặc quần xanh, đi học thì rất vui".
"Ở nhà không có áo trắng, đến trường cô cho áo trắng đẹp con mặc con rất vui. Từ nay con sẽ đến trường, cố gắng học tốt".
Tất cả các em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ đều có đồng phục khi đến trường.
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên Tổng phụ trách Đội, người được Ban Giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ giao phụ trách mô hình "Vui đến trường", cho biết: "Khi mà được các mạnh thường quân trao tặng những áo quần, các cô giặt sạch sẽ, kiểm tra xem áo quần có hư hỏng gì không. Nếu có các cô sẽ dùng kim chỉ để khâu lại. Áo quần nhăn các cô ủi treo lên giá. Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn các cô đưa lên đây tìm cho những bộ áo quần để các em mặc đến trường".
Cùng với mô hình "Vui đến trường" trao tặng quần áo cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ còn hình thành được tủ sách dùng chung giúp gần 100 học sinh có sách giáo khoa để học tập; mô hình "Thư viện yêu thương" khuyến khích các em xây dựng văn hóa đọc để mở mang kiến thức. Còn nhiều việc làm thầm lặng của các thầy cô giáo ở ngôi trường vùng đặc biệt khó khăn này khiến ai biết tới cũng xúc động, như việc may vá quần áo, cắt tóc, cắt móng chân, móng tay, vệ sinh thân thể cho học sinh...
Niềm vui đến trường của học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà.
Ông U Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương mà các thầy cô giáo dành cho học sinh: "Trường có nhiều học sinh gia đình khó khăn. Trường có những sáng kiến kêu gọi giáo viên, người thân giáo viên có điều kiện tốt hơn, góp quần áo, sách vở, giày dép để hỗ trợ cho học sinh đặc biệt khó khăn. Đối với chính quyền tôi thấy mô hình rất là hay cũng cần nhân rộng đối với trường khác nữa. Xã mình xã khó khăn giáo viên có những sáng kiến như thế rất tốt".
Từ sự quan tâm đầy tình yêu thương của các thầy cô giáo đối với các em học sinh , trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum luôn duy trì tốt tỷ lệ học sinh chuyên cần. Thông qua việc làm của các thầy cô cũng có tác động rất tích cực đến cha mẹ học sinh trong việc chăm lo tới việc học hành của các con./.
Trên đường chở gỗ lậu đi tiêu thụ thì gặp CSGT Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe tải chở 5 phách gỗ (chưa xác định chủng loại) có tổng khối lượng 1,402m3. Lái xe là Thái Văn Tr. không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số gỗ trên. Sáng 21/4, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an...