Kon Tum: Khen thưởng đột xuất thành tích phá án vi phạm về khai thác, bảo vệ rừng
Sáng 20/9, tại trụ sở Công an huyện Sa Thầy, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang đã biểu dương và khen thưởng đột xuất 20 triệu đồng cho tập thể Công an huyện Sa Thầy vì có thành tích trong phá án.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum biểu dương và đề nghị Công an huyện Sa Thầy tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. Ảnh: Dư Toán/TTXVN
Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, Công an huyện Sa Thầy đã tập trung điều tra, nhanh chóng xác định và bắt giữ các đối tượng liên quan trong vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra tại khoảnh 6, tiểu khu 692, địa giới hành chính xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, thuộc lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý. Bên cạnh khen thưởng, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang đề nghị Công an huyện Sa Thầy tiếp tục mở rộng điều tra, tổ chức truy bắt các đối tượng còn lại, sớm đưa vụ án ra xử lý nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Sa Thầy tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng; thường xuyên tuần tra, truy quét, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản để giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.
Huyện ủy Sa Thầy tặng hoa, biểu dương và khen thưởng đột xuất Công an huyện Sa Thầy. Ảnh: Dư Toán/TTXVN
Trước đó, như TTXVN đã đưa tin, ngày 2/9, trong quá trình tuần tra trên lâm phần quản lý, lực lượng bảo vệ rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Sa Thầy phát hiện hàng chục gốc cây vừa bị chặt hạ. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng xác định có 84 gốc cây bị chặt hạ với khối lượng khoảng 147 m3. Sau đó, cơ quan Kiểm lâm đã khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ sang Công an huyện Sa Thầy tiếp tục điều tra mở rộng.
Sau một thời gian ngắn, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Sa Thầy đã xác định được các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, tiến hành bắt giữ một số đối tượng và đang tiếp tục vận động các đối tượng khác ra trình diện để củng cố hồ sơ, xử lý vụ việc.
Video đang HOT
Công an nói gì về vụ việc "đình đám" ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum?
Công an huyện Sa Thầy xác định đủ căn cứ để xử phạt hành vi "chiếm giữ tài sải của người khác" với người đàn ông đào được gỗ dưới lòng đất ở Kon Tum.
Ngày 22-7, ông Lê Quang Vinh (trú thôn 2, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) cho biết đã nhận được văn bản trả lời về vụ việc con trai ông là Lê Quang Nam bị xử phạt về hành vi "chiếm giữ tài sản của người khác" từ Công an huyện Sa Thầy.
Ông Nam là người đào được cây gỗ bị vùi lấp dưới đất, báo chính quyền địa phương rồi tiến hành trục vớt nhưng vẫn bị Công an huyện Sa Thầy tạm giữ, xử phạt, tịch thu số gỗ. Không đồng ý với quyết định này, ông Lê Quang Vinh đã làm đơn đề nghị công an trả lời.
Ông Nam buộc phải trả lại tài sản là cây gỗ đã đào dưới lòng đất cho nhà nước.
Theo Công an huyện Sa Thầy, ngày 30-3, nhận được tin báo có người đang đào cây gỗ trong lòng đất tại thôn Sơn An, xã Sa Sơn nên đã cử lực lượng kiểm tra. Tại đây, tổ công tác thấy ông Nam đang sử dụng máy đào để đào, đưa cây gỗ ra khỏi lòng đất.
Do trời mưa lớn, tổ công tác đề nghị ông Nam giữ nguyên hiện trạng khi ngừng mưa sẽ xử lý theo quy định. Tuy vậy, tối cùng ngày ông Nam đưa người và phương tiện đến đào, vận chuyển cây gỗ trên đi. Phát hiện vụ việc, Công an huyện Sa Thầy đã tiến hành lập biên bản kiểm tra, mời ông Nam về trụ sở Công an huyện làm việc. Qua quá trình làm việc, ông Nam đồng ý sẽ bảo quản, giữ nguyên hiện trạng số gỗ trên để đợi thời tiết ngừng mưa sẽ tiến hành xử lý sau.
Đến ngày 4-4, ông Nam có đơn trình gửi đến UBND xã Sa Sơn trình báo việc phát hiện cây gỗ nằm dưới lòng đất. Sau đó, ông Nam tiếp tục sử dụng xe máy đào để đào, đưa cây gỗ trên về rẫy cao su gần đó. Công an huyện đã cử lực lượng đến kiểm tra thì lúc này ông Nam có xuất trình giấy tờ do UBND xã Sa Sơn xác nhận việc đồng ý cho đào, trục vớt cây gỗ. Văn bản của UBND xã Sa Sơn ghi rõ: "Yêu cầu ông Nam khi trục vớt cây gỗ lên phải báo cáo về UBND xã để cử lực lượng chức năng xuống kiểm tra cụ thể và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Đồng thời nghiêm cấm khi trục vớt xong không được buôn bán, trao đổi thương mại".
Sau đó, ngày 20-5, khi ông Nam đã cưa xẻ, chuyển số gỗ đến cơ sở mộc để gia công thì Công an huyện Sa Thầy đã phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Sa Thầy tiến hành kiểm tra, tạm giữ do nguồn gốc lâm sản chưa rõ ràng.
Ông Nam buộc phải trả lại tài sản là cây gỗ đã đào dưới lòng đất cho nhà nước.
Qua quá trình xác minh, lực lượng chức năng xác định khi trục vớt số gỗ trên, ông Nam đã cưa xẻ, rao bán cho chủ xưởng mộc giá 170 triệu đồng nhưng người này không mua. Sau đó, ông Nam đã chuyển đến đây để gia công.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum đã có kết luận giám định và xác định toàn bộ số gỗ trên đều là chủng loại Phay, thuộc nhóm VI. Kết quả định giá tải sản xác định số gỗ ông Nam đã xẻ hộp trị giá trên 68 triệu đồng.
Theo kết quả xác minh, số gỗ do ông Nam trục vớt được trong lòng đất là tài sản bị vùi lấp và không xác định được chủ sở hữu. Do đó, căn cứ quy định pháp luật thì số gỗ do ông Nam trục vớt được thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Ông Nam có trách nhiệm phải thông báo cho UBND xã Sa Sơn và trong quá trình đợi các cấp có thẩm quyền giải quyết ông Nam không được tự ý sử dụng số gỗ trên.
Ngoài ra, vì giá trị của số gỗ trên là trên 68 triệu đồng , lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định nên số gỗ trên không thuộc sở hữu của người tìm thấy mà thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Việc ông Nam cố ý cưa, xẻ, rao bán và vận chuyển gỗ trục vớt được từ lòng đất lên mà chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của nhà nước. Ông Nam cũng không thông báo, giao nộp cho cơ quan chức năng nên không được thưởng theo giá trị tài sản tìm thấy theo Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Qua thu thập tài liệu, chứng cứ có đủ căn cứ xác định ông Lê Quang Nam đã có hành vi "chiếm giữ tài sản của người khác". Ông Nam buộc phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép. Công an huyện Sa Thầy đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính tỉnh Kon Tum tiếp nhận, xử lý đối với tài sản là số gỗ trên.
Vì vậy, Công an huyện Sa Thầy đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức "phạt tiền" đối với ông Nam về hành vi "chiếm giữ tài sản của người khác", mức phạt: 4 triệu đồng và buộc trả lại tài sản đã chiếm giữ trái phép.
Ông Nam cũng cho biết đã làm đơn khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "chiếm giữ tài sản của người khác" của Công an huyện Sa Thầy.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin vào tháng 3-2022, ông Nam nhận san lấp mặt bằng thuê cho người dân xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy. Trong quá trình san lấp, ông Nam phát hiện một cây gỗ lớn được vùi sâu trong lòng đất. Ông Nam đã thỏa thuận với chủ nhà để được lấy cây gỗ này thay cho tiền công san lấp.
Sau đó, ông Nam đã báo việc phát hiện khúc gỗ trên cho UBND xã Sa Sơn và đề nghị cho phép được đào khúc gỗ để sử dụng. UBND xã Sa Sơn đã cho người kiểm tra, lập biên bản hiện trường xác minh sự việc. Sau khi đào được khúc gỗ lên, ông Nam xẻ hộp, đưa đến cơ sở mộc để gia công và bị Công an huyện Sa Thầy bắt giữ.
Tây nguyên 'khát' nhân lực bảo vệ rừng Các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên còn có nhiều diện tích rừng như: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum... đang đối mặt với thực trạng nan giải, đó là có nhiều nhân viên làm công tác quản lý, bảo vệ rừng xin nghỉ hưu sớm hoặc chuyển công tác, xin thôi việc. Lý do phần lớn là lương và các chế độ...