Kon Tum: Hàng trăm giáo viên, bác sĩ nghỉ việc
Từ năm 2019 đến nay, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum có 161 giáo viên nghỉ việc, ngành y tế có 89 công chức, viên chức và 31 bác sĩ nghỉ việc.
Ngày 17.12, UBND tỉnh Kon Tum cho biết từ năm 2019 đến nay trên địa bàn có hơn 300 giáo viên, bác sĩ bỏ việc. Cụ thể, ngành giáo dục có 161 giáo viên nghỉ việc. Ngành y tế có 89 công chức, viên chức và 31 bác sĩ nghỉ việc.
Vài năm qua, có hàng trăm giáo viên, bác sĩ ở Kon Tum bỏ việc
Theo Sở Y tế Kon Tum, hầu hết các trường hợp xin nghỉ việc đều nêu lý do vì hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, theo tìm hiểu yếu tố chủ yếu, tác động chính đến tình trạng thôi việc là do thu nhập của bác sĩ tại các bệnh viện công lập còn thấp. Trong khi đó điều kiện làm việc tại các bệnh viện tư sẽ tốt hơn hoặc ở những tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, có chính sách thu hút, đãi ngộ hấp dẫn hơn.
Để giữ chân bác sĩ, Sở Y tế Kon Tum đã đề ra các giải pháp tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đối với công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, các bệnh viện cần chú trọng, chủ động thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những tấm gương trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.
Đối với ngành giáo dục, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên nghỉ việc. Trong đó nguyên nhân chính là sức khỏe một số giáo viên không đảm bảo để tiếp tục công tác. Một số giáo viên chuyển đến tỉnh thành khác sinh sống cùng với gia đình.
Cũng có những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khi có cơ hội những người này sẽ nghỉ việc để làm các công việc khác ở vùng thuận lợi hơn. Đặc biệt có nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập nghỉ việc do thu nhập thấp, công việc không ổn định trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng trên, Sở GD-ĐT Kon Tum đã kiến nghị Bộ GD-ĐT nâng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Từ đó góp phần hỗ trợ nâng cao thu nhập và bảo đảm điều kiện cần thiết để nhà giáo có cuộc sống ổn định, yên tâm công tác. Nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Giáo viên bật khóc vì công việc áp lực như 'đội vòng kim cô'
Cử tri là giáo viên tại TP.HCM cho biết bản thân rất chán nản, không phải vì lương thấp mà áp lực công việc quá cao.
Nhiều tiêu chí xét thi đua khiến giáo viên như đội trên đầu một chiếc vòng kim cô, siết ngày càng chặt.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đơn vị số 1 tiếp xúc cử tri TP Thủ Đức - Ảnh: THẢO LÊ
Sáng 16-11, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 1 gồm ông Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM và ông Nguyễn Thanh Sang - phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM - đã tiếp xúc cử tri TP Thủ Đức. Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn đã nhận công tác bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nên không dự buổi tiếp xúc cử tri.
Giáo viên nản vì lương thấp mà áp lực công việc quá cao
Tại buổi tiếp xúc, giáo viên Vũ Thị Minh xúc động nói về tình trạng giáo viên nghỉ việc vì áp lực công việc. Hiện nay ngoài giảng dạy tại trường, đến tối giáo viên còn phải làm rất nhiều sổ sách không cần thiết.
Nói đến đây, cô Minh bật khóc: "19 năm công tác, chúng tôi nản lắm. Nản không vì lương thấp mà lương thấp nhưng áp lực lại quá cao".
Cô Minh cho biết thêm, vừa qua TP có chính sách tăng thu nhập cho giáo viên, nhiều người đã rất vui mừng. Nhưng khi thực hiện mới thấy chính chính sách này lại tạo thêm áp lực thi đua cho đội ngũ giáo viên.
Giáo viên Vũ Thị Minh bật khóc khi nói về áp lực công việc - Ảnh: THẢO LÊ
"Giáo viên phải nỗ lực thi đua để được hưởng chế độ trong khi nhiều trường tiêu chí xét rất khó. Có những ngày nằm viện hay nhà có tang, nghỉ dạy vẫn bị trừ điểm thi đua. Chúng tôi cảm thấy như đang đội trên đầu chiếc vòng kim cô, siết ngày càng chặt, tinh thần không thể nào thoải mái để làm việc", cô Vũ Thị Minh ấm ức.
Hiện nay khi xét thi đua, chuyên môn của giáo viên không còn được chú trọng. Nhiều tiêu chí ngoài lề được đưa vào để xét. Bà cho rằng ngành giáo dục cần có khung tiêu chí để áp dụng chung cho các trường.
"Như việc chúng tôi lên tiết để trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên thực tập chỉ được cộng 1 điểm thi đua nhưng hiến máu lại được cộng đến 3 điểm. Do đó, giáo viên lại rủ nhau hiến máu cho thật nhiều. Hiến máu là công việc cao cả nhưng giáo viên cứ đi hiến máu về lại mệt nghỉ cả ngày, cả lớp phải nghỉ theo. Rất đau lòng", cô kể.
Cô hy vọng hội nghị công nhân viên chức sắp tới, lãnh đạo TP.HCM sẽ dành thời gian đến dự, lắng nghe tâm tư nguyện vọng để kịp thời tháo gỡ những gánh nặng của nghề giáo hiện nay.
Phải xác định động lực tăng trưởng chính cho TP Thủ Đức
Tại hội nghị, cơ chế đặc thù phát triển TP Thủ Đức cũng được nhiều cử tri quan tâm đưa ý kiến. Trong đó, cử tri Trần Canh (phường Tam Bình) cho rằng TP Thủ Đức có nhiều tiềm năng về đất đai và địa lý nhưng chưa có cơ chế để khai thác, phát triển.
Nhiều chính sách đã được các cấp lãnh đạo đề xuất nhưng theo ông, trong điều kiện nguồn lực hạn chế thì TP Thủ Đức nên xác định ngành, lĩnh vực cụ thể nào là động lực tăng trưởng chính.
Ông gợi mở hiện nay TP Thủ Đức có cảng biển, có khu công nghệ cao, có quỹ đất có thể nghiên cứu phát triển ngành logistics. Nên xác định đây là thế mạnh để tập trung phát triển giao thông, xây dựng kiến trúc đặc thù. Từ đó, mọi sản phẩm của ngành logistics sẽ tập trung về TP Thủ Đức.
"Cứ xin cơ chế đặc thù để phát triển nhưng không xác định được trọng tâm, phát triển dàn trải thì sẽ không thành công", ông Canh nói.
Ông cho rằng việc phát triển dàn trải để lại nhiều hậu quả, dự án thì chưa thấy mà đất đai lại lên giá chóng mặt, chính người dân là người chịu khổ.
Đại biểu Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - tiếp thu ý kiến cử tri - Ảnh: THẢO LÊ
Trả lời kiến nghị cử tri, đại biểu Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng các ý kiến đưa ra TP Thủ Đức hiện nay chưa có gì khác so với trước đây nhưng phải xác định đây là mô hình rất mới, cần có thời gian để hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, không thể một sớm một chiều mà làm được.
Theo ông Quân, kỳ họp vừa qua Quốc hội đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã cho phép TP.HCM tiếp tục kéo dài thực hiện nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.
Quốc hội cũng giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù trình Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết thay thế nghị quyết 54. Trong đó, TP.HCM sẽ đề xuất những cơ chế chính sách cho TP Thủ Đức. Khi những chính sách này được thông qua, TP Thủ Đức sẽ có đủ căn cứ để phát triển.
Về các vấn đề xăng dầu, thuốc, biên chế, giáo viên nghỉ việc, phân bổ ngân sách, thực hành tiết kiệm... ông cho biết Quốc hội cũng đã đưa ra thảo luận rất sôi nổi. Ông hy vọng các cử tri tiếp tục có ý kiến đóng góp để các đại biểu có thêm các chất liệu thực tế để có những kiến nghị sâu rộng hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin về dự thảo mức học phí năm học 2022-2023 Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành, trong đó giáo viên công lập là 10.407 người, giáo viên ngoài công lập là 5.858 người. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: PHẠM THẮNG Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi các...