Kon Tum: 3 người trong 1 gia đình bị chủ tài khoản Facebook Lu Li Ánh lừa đảo 330 kg sầu riêng
3 người trong một gia đình tại Đắk Lắk bị 1 nữ quái 17 tuổi tại Kon Tum lừa đảo hơn 3 tạ sầu riêng. Bức xúc, các nạn nhân đã đến công an TP.Kon Tum trình báo sự việc.
Ngày 29.6, Công an TP.Kon Tum (Kon Tum) cho biết đang tạm giữ P.T.N.N (17 tuổi, trú tại TT. Đăk Hà, H.Đăk Hà, Kon Tum) để điều tra về hành vi lừa đảo.
P.T.N.N dùng tài khoản Facebook đăng tải các bài viết mua sầu riêng với số lượng lớn. Ảnh ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cụ thể, khoảng 21 giờ ngày 28.6, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tỉnh Kon Tum tiếp nhận đơn trình báo của chị Phan Thạch Thu Vương và cháu gái là Cao Thị Hồng Sương (cùng trú tại H.Krông Năng, Đắk Lắk) về việc bán sầu riêng cho một người qua mạng xã hội nhưng không nhận được tiền.
Trước đó, ngày 17.6 thông qua Facebook, chị Sương nhận được tin nhắn của tài khoản “Lu Li Ánh” nói có nhu cầu mua sầu riêng. Sau khi thỏa thuận, thống nhất số lượng và hình thức giao hàng, chủ tài khoản nói trên yêu cầu chị Sương cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền thanh toán.
Người này sau đó gửi hình ảnh chụp màn hình nội dung việc đã chuyển tiền vào tài khoản cho chị Sương nhưng rồi lấy lý do cuối tuần, giải thích rằng giao dịch khác ngân hàng có thể tiền sẽ vào tài khoản chậm.
Tin tưởng bạn hàng nên chị Sương đã đóng gói 78 kg sầu riêng với trị giá khoảng 4,2 triệu đồng rồi gửi xe khách đến Kon Tum cho người này. Sau một khoảng thời gian dài, chị Sương vẫn không nhận được tiền nên liên lạc lại nhưng “Lu Li Ánh” đã chặn số và chặn Facebook.
Với thủ đoạn tương tự, cùng ngày 17.6, chủ tài khoản facebook “Lu Li Ánh” cũng đã lừa mua của chị Vương 120 kg sầu riêng với trị giá khoảng 6,8 triệu đồng.
Video đang HOT
P.T.N.N (áo đen) bị tạm giữ khi đang nhận hàng từ xe vận chuyển. Ảnh C.T.V
Đến ngày 28.6, “Lu Li Ánh” đã tiếp cận và thỏa thuận giao dịch với chị Cao Thị Thanh Huyền (chị gái của chị Sương, trú tại H.Krông Năng, Đắk Lắk) mua 140 kg sầu riêng với trị giá khoảng 9,1 triệu đồng. Sau khi thỏa thuận giá cả, chị Huyền gửi xe khách số sầu riêng trên cho “Lu Li Ánh” đến Kon Tum.
Sau khi phát hiện “Lu Li Ánh” cũng chính là người đã lừa cháu và em mình, chị Huyền rủ chị Sương, Vương đón xe từ Đắk Lắk sang Kon Tum để trình báo vụ việc.
Ngay sau đó, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Kon Tum đã xác minh, phối hợp với Công an TP.Kon Tum tổ chức truy bắt kẻ lừa đảo. Sau hơn 2 giờ đồng hồ, lực lượng công an đã tổ chức bắt quả tang P.T.N.N khi đang nhận hàng từ nhà xe vận chuyển.
Tại cơ quan công an, P.T.N.N đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. N. cũng khai nhận đã tạo ảnh chụp màn hình giả mạo giao dịch chuyển tiền thành công qua ứng dụng Internet Banking để lừa đảo.
Hiện vụ việc đang được Công an TP.Kon Tum tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo nhiều sở, ngành ở An Giang bị giả mạo Facebook, Zalo để lừa đảo
Sau khi nhiều lãnh đạo nhiều sở, ngành ở An Giang bị kẻ gian giả mạo tài khoản Facebook và Zalo để lừa đảo, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu lãnh đạo các ngành, các địa phương trong tỉnh nêu cao cảnh giác.
Lấy ảnh từ Facebook, Zalo thật để tạo Facebook, Zalo giả lừa đảo
Theo UBND tỉnh An Giang, gần đây, thông qua mạng xã hội Facebook, một số đối tượng đã vào trang Facebook cá nhân (tài khoản thật) của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh, trong đó có cả lãnh đạo nhiều sở, ngành để lấy hình ảnh các nhân của họ. Sau đó, tạo lập một tài khoản Facebook khác (tài khoản giả) với tên tương tự và sử dụng hình ảnh vừa lấy được làm ảnh đại diện, kết bạn với nhiều người trong danh sách bạn bè của tài khoản thật. Từ đây, đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo.
Zalo cá nhân của một lãnh đạo Sở Y tế An Giang bị giả mạo để lừa đảo, mượn tiền được người quen của ông thông tin cho mọi người cùng cảnh giác. Ảnh TRẦN NGỌC
Qua tìm hiểu, PV Thanh Niên được biết lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh An Giang như Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Nội vụ... bị các đối tượng lừa đảo dùng hình ảnh cá nhân để tạo lập một tài khoản Facebook hoặc Zalo có tên tương tự tên của họ để nhắn tin hỏi thăm một số người quen, bạn bè của những người này nhằm tạo lòng tin để lừa đảo, mượn tiền.
Điển hình, khoảng đầu tháng 3.2022, một lãnh đạo Sở Y tế An Giang bị đối tượng xấu dùng hình ảnh trên avatar Zalo cá nhân để tạo một tài khoản Zalo có tên tương tự như tên ông để nhắn tin mượn tiền của những người quen, bạn bè của ông.
Để lừa đảo, đối tượng sử dụng tên zalo giả danh lãnh đạo Sở Y tế An Giang nhắn tin với người quen của ông rằng, công ty giải gia đình ông cần gấp 1 số vốn lưu động để quay vòng. Tuy nhiên, do bận họp nên không xử lý kịp nhờ họ cho mượn 500 triệu đồng chuyển vào tài khoản của một người lạ vì cá nhân nhận "không tiện". Hứa sau cuộc họp sẽ chuyển trả lại.
Nhờ cảnh giác, người được mượn tiền liên hệ lại lãnh đạo Sở Y tế An Giang và biết sự việc trên chỉ là lừa đảo vì thế không bị mất tiền.
Sau sự việc nhiều người quen của lãnh đạo Sở Y tế An Giang đăng thông tin trên mạng xã hội cho nhiều người cảnh giác. Vị lãnh đạo Sở Y tế An Giang bị đối tượng xấu dùng hình ảnh cá nhân để lừa đảo xác nhận có xảy ra sự việc trên. Cá nhân ông sau đó đã nhanh chóng thay đổi hình ảnh trên avatar Zalo cá nhân và thông tin đến người thân, bạn bè nhằm tránh bị lừa đảo.
Ngoài ra, tại An Giang đối tượng lừa đảo còn lấy thông tin và hình ảnh trên Zalo, Facebook cá nhân của một số cán bộ hưu trí để tạo tài khoản giả Zalo, Facebook mới của họ để lừa đảo.
Cụ thể như Zalo của ông T., nguyên là giám đốc tại một đơn vị trực thuộc Sở Tài chính An Giang đã bị đối tượng lừa đảo nhắm đến. Sau khi lấy thông tin Zalo và hình ảnh của người này để tạo Zalo giả, đã nhắn tin mượn tiền của nhiều người với số tiền từ vài triệu đến này hàng chục triệu đồng và nhiều người đã "dính bẫy" lừa đảo.
Zalo của ông T, nguyên giám đốc một đơn vị trực thuộc Sở Tài chính tỉnh An Giang bị giả mạo và nhắn tin mượn tiền người quen. Sau đó, ông T. cho biết Zalo bị hack để lừa đảo. Ảnh TRẦN NGỌC
Sau khi biết được sự việc, ông T. đã xác nhận lại tài khoản Zalo cá nhân bị kẻ xấu kiểm soát, bản thân ông không có yêu cầu chuyển tiền. Đó chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp cá nhân là cán bộ lãnh đạo sở, ngành hoặc cán bộ hưu trí tại An Giang bị các đối tượng giả mạo tài khoản Facebook, chiếm quyền sử dụng Zalo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhờ được phát hiện và xử lý kịp thời nên kịp thời thông báo cho nhiều người cảnh giác và tránh bị lừa mất tiền bạc, tài sản.
Thủ đoạn tinh vi
Theo ngành chức năng tỉnh An Giang, thủ đoạn của các đối tượng giả mạo tài khoản Facebook, chiếm quyền sử dụng Zalo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường sẽ nhắn tin hỏi thăm, tạo lòng tin với những người vừa kết bạn được để mượn số tiền lớn và yêu cầu gửi tiền vào số tài khoản ngân hàng của một người khác đứng tên chủ tài khoản.
Hoặc đối tượng yêu cầu người được kết bạn bình chọn cuộc thi vẽ cho học sinh bằng cách nhấn vào một đường link (chưa rõ) và nhập số điện thoại có sử dụng Zalo vào trang web. Sau khi có được số điện thoại, đối tượng yêu cầu những người này cung cấp mã số gồm 6 số được gửi qua tin nhắn sim điện thoại. Tuy nhiên, thực chất đây là mã xác thực để kích hoạt, đăng nhập tài khoản Zalo và tắt điện thoại trong 30 phút để hoàn tất việc bình chọn.
Do tin tưởng chủ tài khoản Facebook đang yêu cầu là tài khoản thật nên nhiều người đã làm theo và bị đối tượng đăng nhập chiếm quyền sử dụng tài khoản Zalo của mình. Khi đã chiếm được quyền sử dụng Zalo, đối tượng nhắn tin với nhiều người trong danh sách bạn bè Zalo để nói chuyện hỏi thăm và yêu cầu chuyển tiền cho mượn kèm theo tên chủ tài khoản và số tài khoản ngân hàng của một người khác.
Chủ tịch tỉnh An Giang yêu cầu cán bộ, viên chức cảnh giác
Để tránh tình trạng lừa đảo bằng hình thức giả mạo tài khoản Zalo, Facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mới đây, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã ký văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương khẩn trương tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cảnh giác đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân đối với loại tội phạm này.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang ký công văn yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn nêu cao cảnh giác tình trạng giả mạo Facebook, Zalo lãnh đạo sở, ngành và người dân của tỉnh lừa đảo. Ảnh TRẦN NGỌC
Các biện pháp phòng tránh cụ thể như: không truy cập vào các đường link không rõ nguồn gốc, địa chỉ, không cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản cá nhân, xác nhận lại thông tin trước khi chuyển tiền cho bất kỳ ai, tăng cường bảo mật thông tin cá nhân (hình ảnh, giấy tờ tùy thân...) khi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để không trở thành nạn nhân của tội phạm mạng.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Công an tỉnh là cơ quan thường trực hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương triển khai các mặt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Đồng thời, tiếp tục điều tra, xử lý các vụ việc và hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhằm tạo sự răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội.
Mê nhạc của nhóm ca sỹ Hàn Quốc, hàng trăm người bị lừa Chỉ vì đam mê những sản phẩm âm nhạc, quà lưu niệm có liên quan tới nhóm nữ ca sĩ người Hàn Quốc BlackPink, hàng trăm người đã bị một đối tượng tại Lâm Đồng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Chiều 28/6, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho...