Kobe Bryant & ký ức thuở thiếu thời ở Italia
Kobe Bryant đã vĩnh viễn ra đi gần nửa năm sau tai nạn máy bay thảm khốc nhưng đối với nhiều người, ký ức về một trong những kiện tướng thể thao vĩ đại nhất vẫn còn nguyên vẹn.
Một trong trang nhật ký quan trọng về huyền thoại bóng rổ người Mỹ là quãng thời gian anh sống ở Italia từ năm 6 đến 13 tuổi. Đó là góc khuất không phải ai cũng biết trong sự nghiệp đồ sộ đầy vinh quang của Kobe Bryant.
Nơi khởi nguồn huyền thoại
“Đôi khi tôi vẫn nói tiếng Italia trong những giấc mơ, nhưng bây giờ điều đó không còn nữa và tôi hơi tiếc vì điều đó. Tôi cảm thấy như mình đã làm tổn thương các giáo viên thời tiểu học. Việc lớn lên ở Italia dạy tôi thích nghi với các tình huống, mở rộng tầm nhìn bản thân. Bạn bè của tôi ở Mỹ biết mọi ngóc ngách trong thành phố của họ, nhưng họ không bao giờ thoát ra được. Còn tôi, khi mới 13 tuổi, tôi đã nhìn ra cả thế giới, không có điểm mù nào”.
Kobe Bryant không chỉ nói về ý nghĩa của 7 năm sống ở Italia trong cuộc phỏng vấn trên tờ GQ Italy năm 2011, mà anh nhấn mạnh điều đó trong suốt sự nghiệp. Năm 1984, cậu bé 6 tuổi Kobe cùng mẹ Vanessa và hai chị gái Sharya, Sheya đến Italia theo cha, ông Joe Bryant. Ông Joe là một cựu cầu thủ tại NBA (từng khoác áo Philadelphia 76ers, LA Clippers, Houston Rockets), đến Italia khi đã ở ngưỡng tuổi 30 và không còn ở thời kỳ đỉnh cao phong độ.
Gia đình Bryant có 2 năm ở Rieti, 1 năm ở Reggio di Calabria, 2 năm ở Pistoia và cuối cùng đến Reggio Emilia năm 1989. 18 tháng cuối trong thời gian ở Italia, tại khu trung tâm Emilia-Romagna, Kobe Bryant bắt đầu bộc phát tiềm năng của một trong những VĐV bóng rổ vĩ đại nhất giữa những người bạn cùng trang lứa.
Vào cuối những năm 1980, Reggio Emilia là một thị trấn hạnh phúc, thịnh vượng, trông giống như một ngôi làng lớn, nơi những đứa trẻ thoải mái chơi ngoài đường mà không cần sự giám sát của người lớn. “Không có nhiều người da màu ở đây nên Kobe không thể tránh khỏi sự chú ý, nhưng tuyệt đối không có định kiến hay sự kỳ thị nào. Trái lại, trong môi trường bóng rổ, nó đồng nghĩa với đặc điểm chiến thắng”, Matteo Denti – một trong những người bạn thiếu thời thường cùng chơi bóng rổ thể thức 3×3 với Kobe ở công viên Al Noce trong thị trấn chia sẻ.
Kobe trong màu áo đội bóng rổ Los Angeles Lakers
Cậu bé bị ám ảnh bởi bóng rổ và NBA
Trong ký ức những người bạn đồng niên 1978, Kobe Bryant là cậu bé nhút nhát, ít nói và dành hoàn toàn sự đam mê và tập trung cho quả bóng rổ.
“Anh ấy hướng nội, cô độc và có phần xa cách. Sau những trận đấu ở công viên, chúng tôi đạp xe đi ăn kem, còn Kobe trở Montecavolo, một ngôi làng cách đó 10 km ở trên những ngọn đồi để tiếp tục luyện tập một mình. Chúng tôi cũng đam mê bóng rổ, thường xuyên nói về nó, nhưng chúng tôi đều là người bình thường. Chỉ có Kobe luôn bị ám ảnh bởi mong muốn trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Anh ấy như một con robot được lập trình sẵn cho mục tiêu đó”, Davide Gidichi – một người bạn khác, kể lại.
Davide minh họa cho nhận xét của mình bằng một câu chuyện khác. Một ngày nọ, Kobe Bryant được đồng đội phát hiện đang khóc trong phòng thay quần áo. Cậu bé gặp vấn đề với gân dưới xương bánh chè vì phát triển chiều cao quá nhanh ở tuổi dậy thì, một điều bình thường ở lứa tuổi đó. Kobe chỉ vào đầu gối và nức nở: “Thế là tớ không bao giờ chơi bóng ở NBA được nữa.”. Tất cả đều bật cười bởi không ai cho rằng đó là ý định nghiêm túc.
Khi đã là siêu sao bóng rổ, Kobe cho rằng chính khoảng thời gian ở Italia giúp anh trở thành ngôi sao đặc biệt ở NBA. “Ở Italia nói riêng và châu Âu nói chung, những người chơi bóng rổ được đào tạo bài bản và quy củ hơn từ khi còn rất nhỏ. Trong khi ở Mỹ, mọi thứ phụ thuộc khá nhiều vào bản năng. Nếu không có thời gian ở Italia, tôi sẽ không có những động tác kỹ thuật đặc trưng của Kobe Bryant ngày hôm nay”, Kobe trả lời phỏng vấn ESPN năm 2015.
Video đang HOT
Những người bạn thời niên thiếu của Kobe Bryant không có ai theo nghiệp bóng rổ, và đến tận bây giờ, họ vẫn xem việc quen biết một huyền thoại như Kobe là “điều kỳ lạ nhất trong cuộc đời”. Chỉ tiếc, họ sẽ không bao giờ gặp lại nhau được nữa.
Tình cảm đặc biệt với Italia
Kobe Bryant luôn giữ đất nước hình chiếc ủng trong trái tim. 4 con gái của anh đều được đặt những cái tên Italia: Natalia, Gianna (tử nạn cùng Kobe trong vụ tai nạn máy bay trực thăng), Bianka và Capri. Lần cuối Kobe trở lại Italia là năm 2016 và anh đã có cuộc giao lưu nhỏ tại trường học cũ. Trong dịp đó, Kobe đã nêu ý tưởng tổ chức tập hợp lại đội bóng của “Thế hệ 1978″ cùng những người bạn cũ trong tương lai, nhưng kế hoạch đó vĩnh viễn không bao giờ trở thành sự thật.
Fan ruột của AC Milan
Thời điểm Kobe Bryant ở Italia cũng là giai đoạn cực thịnh của AC Milan với bộ ba “Hà Lan bay”. Sự xuất sắc của tập thể Rossonerri khiến Kobe lần đầu tiên trong đời chấp nhận “chia sẻ” sự chung thủy với môn bóng rổ. Theo tiết lộ từ những người bạn, Kobe Bryant là fan của huyền thoại Ruud Gullit. Trang Italy Football TV trích lại câu nói nổi tiếng của Kobe Bryant: “Nếu bạn cắt tay trái của tôi, máu sẽ màu đỏ đen (màu áo của AC Milan), còn nếu cắt tay phải, máu sẽ màu vàng tím (màu áo Los Angeles Lakers)”.
LeBron James - từ chối 100 triệu để ôm mộng 1 tỷ USD
Không chỉ là VĐV số 1 của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA, LeBron James còn thể hiện một phong cách đầu tư thông minh hiếm thấy qua những thương vụ với giá trị cả trăm triệu USD.
Tháng 5/2003, LeBron James khi ấy đang là cái tên gây xôn xao truyền thông bóng rổ khắp nước Mỹ. Cậu thiếu niên tới từ Akron mang những tố chất của một ngôi sao lớn. Giới chuyên môn quả quyết sau Michael Jordan, đây sẽ là tượng đài tiếp theo của NBA.
Cũng vì thế, đôi chân của LeBron đón nhận không ít sự chào mời. Nike, Adidas, Reebok khi ấy nổi lên là 3 hãng thể thao cạnh tranh nhau quyết liệt nhất. Reebok chắc chắn không thể so với 2 cái tên danh giá còn lại về mặt thương hiệu.
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa họ chắc chắn sẽ phá két để có LeBron.
LeBron James vụt sáng ở tuổi 18 trên bầu trời giải bóng rổ khắc nghiệt nhất thế giới NBA. Ảnh: Getty.
Từ chối "lời đề nghị không thể chối từ"
Theo Business Insider, Steve Stout, khi ấy là phụ trách công tác đàm phán của hãng giày này, đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển mộ những gương mặt mới. Từng mang về bản hợp đồng với rapper Jay-Z, ông thuyết phục chủ tịch của Reebok khi ấy là Paul Fireman, ký tấm séc với trị giá cao nhất có thể để thuyết phục LeBron James.
Reebok điều một máy bay cá nhân tới đón Lebron ngay khi buổi học tại trường kết thúc và đưa thẳng tới trụ sở chính của hãng. Khi chàng trai trẻ tới nơi, cậu và mẹ, bà Gloria James, được đưa tới căn phòng của chủ tịch.
Tại đây, Fireman ký một tấm séc 10 triệu USD đưa ra trước mặt James với yêu cầu: "Nhận lấy tấm séc này. Đây là chỉ phần thưởng thêm nếu cậu ký vào hợp đồng trị giá 100 triệu USD trong 10 năm với chúng tôi. Cùng với đó, hãy quên những lời đề nghị ngoài kia đi". Bà Gloria đã khóc khi nhìn thấy tấm séc.
LeBron từ chối 110 triệu USD, và chọn ký hợp đồng chỉ 77 triệu. Ảnh: Getty.
Bản hợp đồng hơn 100 triệu USD vào thời điểm năm 2003 chắc chắn sẽ là một cột mốc lịch sử. Cùng năm đó, Kobe Bryant một tên tuổi đã khẳng định tại NBA với 3 chức vô địch, "chỉ" ký hợp đồng 40 triệu USD với Nike.
Xa hơn, bản hợp đồng tài trợ đầu tiên của Tiger Wood cũng chỉ có giá trị 35 triệu USD. Chàng trai 18 tuổi, chuẩn bị bước vào mùa giải đầu tiên tại NBA như LeBron James đứng trước con số 110 triệu. Với xuất thân của mình, anh đang đứng trước giấc mơ.
LeBron lớn lên trong một gia đình không toàn vẹn. Người cha bỏ lại cậu trai nhỏ tuổi cho bà mẹ Gloria. LeBron lớn lên tại khu tái định cư Elizabeth Park ở Akron, ngoại ô bang Ohio, một trong những nơi bất ổn nhất về an ninh trật tự.
Cậu bé thường nghe tiếng đạn văng vẳng và chứng kiến những nạn nhân bị hành hung trên đường phố. "Tôi đáng lẽ nên làm kế toán", LeBron từng thừa nhận. "Ở nơi tôi ở, đó là con đường duy nhất để giải thoát". Cầm tấm séc 10 triệu USD trên tay, sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu LeBron đồng ý ngay lập tức. Nhưng cậu trai trẻ đã nói không và bước ra ngoài. LeBron James biết giá trị của mình ở đâu ngay từ khi ấy.
Sau đó, tới lượt Nike đưa ra đề nghị. Không có tấm séc nào được chìa ra. Con số cũng thấp hơn đối thủ, 70 triệu cho bản hợp đồng 10 năm, cộng thêm khoảng 10 triệu tiền thưởng. Phil Knight, CEO của Nike, muốn rằng hãng thể thao này không chỉ có sự phục vụ của LeBron James mà còn của tất cả những ngôi sao bóng rổ lớn nhất. Điều này tạo sức ép lớn lên quỹ tiền thương thảo hợp đồng.
LeBron bắt đầu suy nghĩ. Từ lâu, Nike đã là ước mơ của anh. Vì Michael Jordan, vì những mẫu giày đẹp, thời thượng nhất, vì những quảng cáo sáng tạo. James muốn tham gia vào tất cả. Nhưng lời đề nghị của Reebok vẫn còn đó. Ngày quyết định tới gần.
Reebok thậm chí đưa cả luật sư và nhân viên tới cùng khách sạn của LeBron để hoàn thiện giấy tờ. Tất cả những gì họ cần là 1 chữ ký của anh. Nhưng bằng những tính toán của mình, LeBron đã quyết định đặt bút vào bản hợp đồng 77 triệu USD trong vòng 10 năm với Nike.
Cho tới thời điểm này, LeBron James vẫn khẳng định đó là quyết định sáng suốt nhất cuộc đời anh. Reebok mấy năm sau đó sáp nhập vào Adidas. Mảng giày bóng rổ cũng thu hẹp lại.
Trong khi đó, sau khi kết thúc hợp đồng đầu tiên với Nike, LeBron ký hợp đồng trọn đời với giá trị 1 tỷ USD vào năm 2018. Forbes mô tả James "vượt qua giới hạn của một cầu thủ bóng rổ" và là hình ảnh phản ánh trọn vẹn nhất của "Giấc mơ Mỹ".
Tất cả được bắt đầu từ lời từ chối 100 triệu USD tại trụ sở Reebok vào năm 2003.
Bộ óc kinh doanh đại tài
Việc ký hợp đồng với Nike chỉ là 1 trong những quyết định đúng đắn trong sự nghiệp kinh doanh của LeBron James. Kể từ khi bắt đầu gia nhập NBA tới nay, trong hầu hết kế hoạch kinh doanh của mình, LeBron chỉ tham dự khi thật sự bản thân có được tiếng nói và quyền kiểm soát.
Cầu thủ từng 3 lần vô địch NBA nói không với tất cả những đề nghị ở các nhãn hiệu anh không dùng hoặc không có hứng thú, mặc cho số tiền lớn đến bao nhiêu. Một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn tới các quyết định kinh doanh của James là Paul Wachter, người đàn ông có thể kết nối giúp hàng loạt những ngôi sao như Arnold Schwarzenegger hay Bono của U2 đưa ra những quyết định kinh doanh tốt nhất.
Chính Wachter đã mang LeBron đến với huyền thoại của ngành công nghiệp âm nhạc Jimmy Iovine. Từ đây, LeBron biết về kế hoạch sản xuất tai nghe chất lượng cao mà Iovine đang hợp tác với một rapper có tên là Dr. Dre. Iovine mang tai nghe Beats cho James dùng thử và anh thích mẫu tai nghe này.
LeBron James là tượng đài của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ. Ảnh: Foxsport.
LeBron quyết định sẽ sử dụng chúng, đổi lại một phần nhỏ cổ phần của công ty. Thời điểm đó, trong phương án sản xuất chương trình các trận bóng rổ, hình ảnh cầu thủ tới sân thi đấu luôn được chú trọng.
Đoạn hành lang từ bãi gửi xe vào trong nhà thi đấu bỗng nhiên trở thành một sàn catwalk để trình diễn các nhãn hiệu. LeBron lúc nào cũng mang chiếc tai nghe bên mình mỗi khi tới sân. Anh thậm chí còn mua hàng loạt và tặng cho các đồng đội tại đội tuyển quốc gia khi đội tuyển Mỹ tham dự Olympics Bắc Kinh 2008.
Và thế là cứ mỗi khi các vận động viên tới sân, rời sân, trên cổ họ luôn là chiếc tai nghe từ nhãn hiệu chưa ai từng biết này. Nó trở thành một món đồ mà khán giả nào cũng tò mò muốn có. Giá trị của hãng tai nghe ngày càng tăng để rồi tới năm 2014 khi được bán lại cho Apple, LeBron nhận số tiền 50 triệu USD cho số cổ phần của mình trong công ty mà không bỏ một đồng nào.
Năm 2011, trong 1 chuyến đi tới Anfield xem trận hoà 1-1 giữa Liverpool và Manchester United, LeBron đã miêu tả: "Đây là một trong những trải nghiệm thú vị nhất mà tôi từng tham dự".
Anh quyết định mua 2% cổ phần tại đội bóng này với số tiền 6,5 triệu USD, trong bối cảnh họ vẫn chưa vô địch Premier League sau vài thập kỷ. Niềm tin của Lebron được đền đáp vào năm ngoái khi Liverpool vô địch UEFA Champions League. Giá trị câu lạc bộ tăng chóng mặt và số cổ phần của LeBron tại Liverpool có giá trị hiện tại là 32 triệu USD, tăng hơn 5 lần sau 7 năm.
Cho tới thời điểm hiện tại, giá trị tài sản của LeBron khoảng 450 triệu. Anh vẫn chưa thể gia nhập nhóm các vận động viên có giá trị tài sản tỷ USD, hiện mới chỉ có 6 người.
Nhưng Lebron vẫn còn 1 bộ phim Space Jam 2 chưa ra mắt, đồng thời anh vẫn còn có thể ký thêm một hợp đồng nữa với Los Angeles Lakers, và hàng loạt cơ hội kinh doanh khác khi anh đang ở vùng đất giàu có bậc nhất nước Mỹ.
Forbes quả quyết việc vượt qua cột mốc 1 tỷ USD trong sự nghiệp với LeBron James chỉ là vấn đề thời gian. Chỉ riêng hợp đồng trọn đời với Nike rồi sẽ mang về cho "King James" thu nhập với 10 chữ số.
Từ một chàng trai ham mê bóng rổ trong trường đại học, LeBron đã đi một chặng đường dài để vươn mình thành siêu sao của nước Mỹ, một doanh nhân thành đạt và giờ là tỷ phú USD.
Câu hỏi được đặt ra lúc này nên là "Đâu mới là giới hạn của Lebron?"
Lebron James muốn kết thúc sự nghiệp ở Los Angeles Lakers Cầu thủ từng 3 lần vô địch NBA đã chỉ ra đội bóng cuối cùng mà anh muốn khoác áo trước khi giải nghệ. Đó chính là Los Angeles Lakers, CLB hiện tại của James. Chia sẻ trong 1 cuộc phỏng vấn trực tuyến với Sports Yahoo, James hào hứng cho biết: "Vào lúc này thì tôi vẫn đang thi đấu và có...