Kit xét nghiệm giá rẻ ở Mỹ
Trong kế hoạch ứng phó Covid-19 công bố ngày 9/9, tổng thống Joe Biden dự kiến mở rộng xét nghiệm nCoV bằng cách giảm giá và bán đại trà các bộ kit.
Dựa vào năng lực sản xuất của các hãng dược, chính quyền hy vọng phân phối hàng trăm triệu bộ xét nghiệm nhanh, sử dụng tại nhà, phòng khám địa phương đến các trường học trên toàn quốc. Điều này giúp phát hiện ca nhiễm dễ dàng và ngăn chặn dịch bệnh sớm hơn. Các nhà bán lẻ cũng cung cấp kit test nhanh cho người dùng với mức giá thấp hơn hai phần ba so với bình thường trong ba tháng tới.
Kit thử tại nhà sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược dập dịch quốc gia (trước kia chỉ dựa vào xét nghiệm ở bệnh viện là chính) nhằm phát hiện ca nhiễm và đưa ra quyết sách y tế.
Thay vì xét nghiệm PCR và chờ đợi nhiều ngày, người Mỹ có thể tự kiểm tra trước khi trở lại trường học, đi dự đám cưới hoặc tham gia hội thảo chỉ trong vài phút. Đây là một phần trong tiến trình nới lỏng hạn chế tồn tại từ năm ngoái đến nay, hướng tới các biện pháp mang tính cá nhân hơn, giúp người dân tự bảo vệ trước căn bệnh đang dần mang tính đặc hữu.
“Xét nghiệm từng bị đánh giá thấp, không được phân bổ nguồn lực thích hợp. Đây là lúc để nhận định đúng đắn về tầm quan trọng của nó trong chương trình ứng phó Covid-19″, Mara G. Aspinall, giáo sư chẩn đoán y sinh, Đại học bang Arizona, cho biết.
Nhu cầu xét nghiệm tại nhà cao hơn lên do biến thể Delta, khi số ca nhiễm tăng lên chưa từng thấy kể từ đỉnh dịch vào mùa đông năm ngoái. Tại các quầy dược phẩm, loại kit phổ biến như BinaxNOW và những sản phẩm từng được cơ quan y tế phê duyệt luôn cháy hàng trong vài tháng nay. Số lượt tìm kiếm “xét nghiệm Covid-19 tại nhà” trên Google tăng chóng mặt, cùng thời điểm với đợt bùng phát mới và ngày tựu trường.
Trên toàn quốc, số xét nghiệm PCR gần chạm đỉnh, đạt hai triệu lượt mỗi ngày vào cuối tháng 8 và 7,7 triệu lượt tổng cộng trong tuần vừa qua. Song con số vẫn thấp hơn mức cần thiết để đón đầu virus mà chuyên gia đưa ra.
Scott Becker, giám đốc điều hành của Hiệp hội Phòng thí nghiệm Sức khỏe Cộng đồng, cho biết tình trạng thiếu xét nghiệm lộ rõ hơn vào tháng trước, khi trường học thành trọng tâm cho kế hoạch mở cửa trở lại, làm eo hẹp nguồn cung vốn đã hạn chế. Mỹ đã bỏ qua xét nghiệm, không coi đây là khía cạnh then chốt của việc dập dịch.
“Chúng tôi không thiết lập các điểm xét nghiệm hàng loạt như trước đây, vì nguồn lực chuyển sang chương trình tiêm chủng đại trà. Thành thật mà nói, đầu mùa hè, trước khi có biến thể Delta, tình hình thật sự tốt và nhu cầu xét nghiệm không cao. Giờ đây, biến thể quét qua và kit thử dần cạn kiệt”, Becker cho biết.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu hôm 9/9, ông Biden thẳng thắn đặt vấn đề: “Ngay từ đầu, Mỹ đã không thực hiện đủ xét nghiệm Covid-19″.
Nhân viên tại Cơ quan Y tế Quận Pitt, Mỹ, phân phát bộ xét nghiệm Covid-19 tại nhà, ngày 21/4. Ảnh: Washington Post
Để tăng nguồn cung kit thử tại nhà , chính quyền sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng. Luật được đưa ra trong suốt đại dịch. Ông Biden lần đầu nhắc đến nó vào tháng 2 nhằm tăng tốc sản xuất vaccine, xét nghiệm và găng tay phẫu thuật.
Chính phủ lên kế hoạch chi hai tỷ USD cho khoảng 280 triệu bộ xét nghiệm và phân phối chúng đến hàng loạt cơ sở, gồm trung tâm y tế cộng đồng, điểm bán lẻ và các nhà tạm trú. Các hiệu thuốc cũng mở rộng xét nghiệm. Medicaid (chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo) sẽ bắt đầu cung cấp kit miễn phí cho người dùng bảo hiểm.
Công ty tư nhân cũng đóng vai trò lớn trong kế hoạch. Kể từ tuần tới, Walmart, Amazon và Kroger sẽ bán xét nghiệm nhanh với giá gốc, chiết khấu 35% so với giá thị trường, trong vòng ba tháng.
“Điều này quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt với phụ huynh và học sinh, với những em chưa đủ tuổi tiêm vaccine. Bạn có thể xét nghiệm cho chúng và những người xung quanh ở nhà”, ông Biden nói.
Theo tuyên bố của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh: “Ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên tăng cường sản xuất, các kit xét nghiệm sẽ được phân phối đến những nhóm dân cư dễ tổn thương, giúp kiểm soát và giảm sự lây lan của dịch bệnh”.
Giáo sư Aspinall ước tính tháng này, Mỹ có sẵn khoảng 277 triệu kit xét nghiệm nhanh tại nhà. Bà kỳ vọng sản lượng tương tự vào tháng tới.
Bà và các đồng nghiệp cảnh báo xét nghiệm mở rộng chỉ có tác dụng khi kết hợp với tiêm chủng và khẩu trang. Và hiệu quả của nó sẽ hạn chế nếu bộ kit không được phân phối đến nơi cần thiết nhất.
“Xét nghiệm rất hữu ích, đó là một kiểu tiếp cận cá nhân. Nhưng tôi lo rằng nó không đến tay được tất cả mọi người. Chúng ta còn chặng đường dài để đảm bảo an toàn cho những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề”, bà Aspinall nói.
Hầu hết các bộ kit dùng tại nhà là xét nghiệm kháng nguyên, tìm kiếm đoạn protein của virus. Trong khi đó xét nghiệm PCR phát hiện vật chất di truyền.
Xét nghiệm tại nhà ít nhạy cảm hơn PCR, hiệu quả hơn với người có triệu chứng rõ ràng so với người không có dấu hiệu. Nhưng lợi thế chính của chúng là cho kết quả sau 10 đến 15 phút, dễ dàng sử dụng ở nhà dưỡng lão, phòng khám, trường học và doanh nghiệp tư nhân. Trong khi hầu hết xét nghiệm PCR được thực hiện ở địa điểm chính thức, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm, thời gian chờ đợi là 48 giờ hoặc hơn.
Gerald E. Harmon, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho biết mở rộng khả năng xét nghiệm tại nhà là “bước ngoặt” với các bác sĩ có phòng khám nhỏ, đặc biệt ở những khu vực khó có thể thực hiện bất kỳ loại xét nghiệm nào. Các trung tâm y tế cộng đồng cũng được hưởng lợi.
Tuy nhiên, chiến lược sẽ phản tác dụng nếu người dân không chủ động báo cáo kết quả dương tính để thực hiện theo dõi, cách ly. Marcus Plescia, giám đốc y tế của Hiệp hội Y tế Liên bang, cho biết nhiều người vẫn sẽ ra đường kể cả biết mình nhiễm virus.
Nước Mỹ tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố bi thảm nhất trong lịch sử
Sáng 11/9 (theo giờ địa phương), nước Mỹ đã bắt đầu các hoạt động tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ khủng bố bi thảm nhất trong lịch sử nước này xảy ra cách đây tròn 20 năm.
Thắp đèn lồng tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố 11/9 tại Shanksville, Pennsylvania (Mỹ) ngày 10/9/2021 (giờ địa phương). Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden khởi động lễ tưởng niệm năm nay, trước tiên tại New York. Ông Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ đến thăm 3 địa điểm đã bị tấn công 20 năm trước. Phó Tổng thống Kamala Harris cùng chồng Doug Emhoff sẽ đến Shanksville trước khi cùng vợ chồng Tổng thống Biden có mặt tại Lầu Năm Góc.
Tại thành phố New York, Đài tưởng niệm và bảo tàng 11/9 cũng tổ chức buổi lễ, trong đó tên của tất cả nạn nhân sẽ được xướng lên. Buổi lễ sẽ kéo dài 4 giờ với sự tham dự của Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Barack Obama. Sự kiện bắt đầu bằng phút mặc niệm lúc 8h46 sáng đánh dấu thời điểm chiếc máy bay thứ nhất bị bọn khủng bố kiểm soát lao vào tòa tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Hoạt động đọc tên tiếp tục diễn ra trong suốt buổi sáng, với những khoảng dừng để đánh dấu thời điểm tòa tháp phía Nam của WTC và Lầu Năm Góc bị tấn công, khi chuyến bay số hiệu 93 rơi ở Pennsylvania và khi hai tòa tháp sụp đổ.
Lễ tưởng niệm sự kiện 11/9 năm nay diễn ra trong điều kiện an ninh được siết chặt. Nhiều vành đai an ninh đã được dựng lên xung quanh Đài tưởng niệm 11/9 và chỉ có gia đình các nạn nhân mới được phép đi vào khu vực này.
Hiện trường đổ nát sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York, Mỹ, ngày 11/9/2001. Ảnh: AFP/TTXVN
Cách đây đúng 20 năm, ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố của nhóm Hồi giáo Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines. Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.
Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía Tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng và làm toàn bộ 64 người trên máy bay (trong đó có 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất thiệt mạng. Sau vụ tấn công tại Lầu Năm Góc, toàn bộ không phận Mỹ trở thành vùng cấm bay. Tuy nhiên, vẫn có một chiếc máy bay bất tuân.
Đó là một chiếc Boeing 757 thuộc Chuyến bay 93 của Hãng United Airlines bị 4 tên không tặc khống chế. Do chuyến bay cất cánh trễ, phi hành đoàn và hành khách đã kịp nghe về vụ tấn công tại New York. Các hành khách trên máy bay quyết định chống lại bọn không tặc khiến máy bay rơi xuống Shanksville, bang Pennsylvania lúc 10h03.
Vụ khủng bố ngày 11/9 khiến tổng cộng 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Có trên 300 lính cứu hỏa và cảnh sát thiệt mạng khi tham gia giải cứu người kẹt trong tòa tháp đôi WTC. Khói bụi từ vụ tấn công tháp đôi WTC bốc lên tại khu vực hạ Manhattan cao đến mức có thể được nhìn thấy trong ảnh chụp của vệ tinh của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.
Vụ tấn công đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ. Sau cuộc tấn công, chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là ông George W. Bush phát động cuộc chiến chống toàn cầu chống khủng bố, dẫn tới việc Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan ngay trong năm 2001.
Ba đời tổng thống Mỹ cùng dự lễ kỷ niệm vụ khủng bố 11/9 Tổng thống Joe Biden cùng người tiền nhiệm Barack Obama và Bill Clinton cùng dự lễ tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 ở New York. Lễ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố được tổ chức tại Đài Tưởng niệm 11/9 ở thành phố New York, nơi từng có tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, với sự...