Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp
Để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do dịch COVID-19, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương vào cuộc, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các đối tượng…
Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành bảo hiểm xã hội gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.
Sản xuất hàng may mặc tại Công ty Vina Korea khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Hiện tại, các chính sách này đang được Bảo hiểm xã hội triển khai đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Video đang HOT
Để hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do dịch COVID-19, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương vào cuộc, tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các đối tượng; góp phần thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì thực hiện 2 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành là giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng phối hợp với các đơn vị liên quan, thực hiện xác nhận một số tiêu chí liên quan đến ngành vào các chính sách hỗ trợ thiết thực khác như hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, nghỉ việc không lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn, trả lương ngừng việc.
Đến ngày 20/7/2021, căn cứ dữ liệu đang quản lý, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn tất việc rà soát, xác định các đơn vị được giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định. Theo đó, toàn tỉnh có 3.424 đơn vị với gần 173.700 người lao động được giảm mức đóng với tổng số tiền dự kiến 60,9 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội tỉnh đang tích cực thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất; giải quyết chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo thẩm quyền và thực hiện xác nhận một số các tiêu chí liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, công việc thực hiện phải nhanh chóng, đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, công bằng; đúng đối tượng, không trùng lặp, không bỏ sót đối tượng; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia; không để lợi dụng, trục lợi chính sách…
Thanh Hóa có 6.370 đơn vị, doanh nghiệp được giảm mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do đại dịch COVID-19
Tính đến ngày 23-7, tỉnh Thanh Hóa đã có 7/27 huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch và tổ chức hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, có 7 huyện, thị xã, thành phố ban hành và tổ chức hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ gồm: TP Sầm Sơn, Nga Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Cẩm Thủy. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố còn lại đã hoàn thiện xong dự thảo kế hoạch và trình lãnh đạo UBND huyện xem xét, ký ban hành ban hành.
Đối với chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng khác, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang tiến hành rà soát, xác định các lĩnh vực, ngành nghề bị tạm dừng hoạt động, các khu vực bị phong tỏa để phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Về chính sách giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hiện nay Bảo hiểm xã hội tỉnh đã rà soát và gửi thông báo đến tất cả các đơn vị, doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý thuộc diện được giảm mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo kết quả rà soát có 6.370 đơn vị, doanh nghiệp với 264.336 lao động được giảm mức đóng với tổng số tiền tạm tính giảm mức đóng 12 tháng (tính từ ngày 1-7-2021 đến 30-6-2022) là 74.503.173.321 đồng.
Về chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch, ngày 23-7, Sở VH,TT&DL đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, các hiệp hội du lịch, Ban quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định thành lập Tổ thẩm định Hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Cùng với đó, đối với chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất qua nắm bắt thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hiện có 2 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc (gồm: Công ty may Xuân Lam, huyện Thọ Xuân và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân). Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thọ Xuân hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thiết lập hồ sơ đề nghị vay vốn, nếu đủ điều kiện sẽ giải ngân vốn vay theo quy định.
Đối với chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế, Sở Y tế đang xây dựng văn bản gửi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách trẻ em, người đang điều trị COVID-19, cách ly tế và hướng dẫn thiết lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Đối với chính sách hỗ trợ kinh doanh, hiện nay Cục Thuế tỉnh đang chỉ đạo các chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố, khu vực rà soát, lập danh sách các hộ kinh doanh gặp khó do đại dịch COVID-19 để tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ.
Bình Dương: Hơn một triệu lao động được hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP Đến nay, Bình Dương có hơn 14 đơn vị được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với hơn một triệu lao động, theo đúng tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ngày 28/7, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết: "Công tác hỗ trợ người lao...