Kịp thời đưa nguồn lực hỗ trợ đến tay người dân
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương đưa gói an sinh này đến các đối tượng bị ảnh hưởng.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc triển khai giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 tới các huyện, thành phố.
Việc chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đã giúp người dân nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sản xuất và kinh doanh.
Với quyết tâm đưa nguồn lực trợ giúp đến tay người dân sớm nhất, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động tham gia giám sát quá trình rà soát, lập danh sách, thực hiện chi trả. Việc chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đã giúp các đối tượng nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sản xuất và kinh doanh.
Tính đến thời điểm này toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện xong việc trả hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gồm người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ với tổng số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Để giám sát quá trình hỗ trợ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kiểm tra công tác giám sát tại 9 đơn vị cấp huyện. Qua kiểm tra cho thấy Ủy ban MTTQ các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch, báo cáo Thường trực cấp ủy, thống nhất, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát ngay từ bước rà soát, lập danh sách và quá trình chi trả kinh phí hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.
Tại các địa phương, Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ rà soát, giám sát tại các khu dân cư do Trưởng Ban CTMT làm tổ trưởng, phối hợp cùng với chi bộ, trưởng thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, rà soát, lập hồ sơ đề nghị và giám sát quá trình chi trả chế độ đến người dân.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Tuấn Khanh, đến nay Mặt trận các huyện, thành phố đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tại các xã, phường, thị trấn. Qua giám sát cho thấy việc hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 bảo đảm tiến độ, công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời, không trùng lặp, đảm bảo nguyên tắc mỗi người chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất và hỗ trợ đúng đối tượng.
Trong quá trình giám sát việc rà soát, lập danh sách đối tượng đề nghị hưởng chế độ và quá trình chi trả, Ban Công tác Mặt trận và Ủy ban MTTQ cấp xã đã kịp thời phát hiện, sàng lọc các đối tượng trùng chế độ, hoặc một số đối tượng phát sinh.
Như tại TP Phúc Yên phát hiện có đối tượng thuộc nhóm được hỗ trợ nhưng không có tên danh sách chi trả, UBND cấp xã đã báo cáo Phòng LĐTBXH ứng tiền và cấp phát kịp thời cho nhân dân. Hay như, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Vĩnh Tường đã giám sát, phát hiện việc lập trùng danh sách, sai đối tượng, đối tượng đã chết nhưng báo giảm không kịp thời. Cụ thể có 32 trường hợp trùng danh sách nhận cùng lúc 2 chế độ; 10 trường hợp đối tượng đã chết nhưng báo giảm không kịp thời; 5 trường hợp sai đối tượng (không thuộc diện được hỗ trợ), đề nghị trả lại ngân sách: 59.750.000 đồng. Lập thiếu, lập sót danh sách 15 trường hợp, đã kiến nghị bổ sung ngân sách 15.750.000 đồng chi trả cho nhân dân….
Được biết, sau khi hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng: người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện các bước để thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh. Tại các địa phương, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp với UBND cùng cấp triển khai thực hiện quy trình các bước rà soát, hoàn thiện hồ sơ, trình tự thủ tục trong tháng 5 và dự kiến thực hiện hỗ trợ xong trước ngày 30/6.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều đối tượng hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh, không có mã số thuế; nhiều người dân lao động ở các lĩnh vực mà Chính phủ chưa quy định hỗ trợ như: thợ xây, thợ mộc, lái xe taxi, giáo viên hợp đồng tại các trường tư thục… Từ thực tế đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị UBND tỉnh kiến nghị LĐTBXH đề xuất Chính phủ bổ sung chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này.
Bên cạnh đó, Mặt trận tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh, Sở LĐ TBXH đôn đốc, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và các ngành đẩy nhanh tiến độ với 4 nhóm còn lại để kịp thời hỗ trợ cho người dân theo quy định; đồng thời đề nghị Bộ LĐTBXH tiếp tục có văn bản hướng dẫn cụ thể các vướng mắc cho các địa phương công tác hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ cho triển khai thực hiện và công tác thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng sau này.
Ngành VHTTDL Lai Châu tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thông tin lưu động; Nâng cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong thực hiện nếp sống văn minh, phòng, chống dịch Covid-19 là những thông tin văn hoá tiêu biểu tại các tỉnh Lai Châu và Yên Bái.
Lai Châu: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19
Sở VHTTDL Lai Châu đã ban hành văn bản số 534/SVHTTDL-QLVH&GĐ về việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19.
Để tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, với tinh thần: "Nhanh hơn nữa, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chủ động hơn nữa và sẵn sàng hơn nữa", Sở VHTTDL yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở; phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm trên tinh thần phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời báo cáo vấn đề phát sinh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ảnh minh hoạ/Nguồn: Sở VHTTDL Lai Châu
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của Sở VHTTDL, tiếp tục tăng cường, đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền phòng, chống Covid-19 bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan. Trong đó đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các hình thức như: Xe thông tin lưu động, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích...
Thường xuyên theo dõi cập nhật, cung cấp những văn bản, thông tin chính thống; tăng cường đấu tranh phản bác các tin xấu, độc có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tránh gây hoang mang trong nhân dân; tổng hợp báo cáo ngày, tuần, tháng đúng thời gian quy định.
Sở VHTTDL chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở lưu trú trên địa bàn có đủ điều kiện tham gia làm cơ sở cách ly phòng, chống Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Cũng tại Lai Châu: Trong tháng 4, toàn ngành VHTTDL đã tập trung thực hiện hoàn thành tốt các mặt công tác theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ VHTTDL và các nhiệm vụ đột xuất khác khi có yêu cầu. Tổ chức và thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền công tác phòng, chống Covid -19 của tỉnh: tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tập trung triển khai thực hiện quyết liệt đợt cao điểm phòng, chống Covid-19; tăng cường tuyên truyền và nâng cao vai trò của cộng đồng, gia đình trong phòng, chống Covid-19; tăng cường công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19; tham gia ý kiến dự thảo hướng dẫn khoanh vùng cách ly y tế trong phòng, chống dịch bệnh Covid19...
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, trong tháng 5, Sở đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên; Tập trung xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025"; Đề án "Phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2020 - 2030"; dự thảo "Nghị quyết đặt tên, đổi tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020"; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự thảo đề án "Phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2020 - 2030".
Tập trung chỉ đạo xây dựng phương án tổ chức quảng bá, giới thiệu du lịch văn hóa - ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh tại Hà Nội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thông tin lưu động, hoạt động nghiệp vụ, cổ động trực quan, chiếu phim lưu động, văn hóa thông tin cơ sở; Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp tỉnh danh lam thắng cảnh động Bản Giang, xã Bản Giang, huyện Tam Đường.
Yên Bái: Nâng cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong thực hiện nếp sống văn minh, phòng, chống dịch Covid-19
Theo thông tin được đăng tải trên Cổng TTĐT Sở VHTTDL Yên Bái, ngày 09/4/2020, đơn vị đã ban hành văn bản số 365/VHTTDL-NSVH về việc nâng cao vai trò của gia đình, cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh, phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở VHTTDL đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo nâng cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong thực hiện nếp sống văn minh, phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo quán triệt thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương và của tỉnh về phòng, chống dịch; Tuyên truyền, vận động nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và mỗi cá nhân tự giác chấp hành các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch; thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo về bản thân, gia đình, cộng đồng, trách nhiệm trong các hoạt động phòng, chống dịch; chia sẻ, động viên, hỗ trợ kịp thời các trường hợp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tạo sức mạnh đoàn kết cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh.
Tuyên truyền, vận động các gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân theo yêu cầu: Không tổ chức liên hoan, gặp mặt và các hình thức tập trung đông người khác trong thời gian có dịch bệnh.
Đối với việc cưới: Cân nhắc lùi thời gian tổ chức vào thời điểm phù hợp khi đã công bố hết dịch; khuyến khích hình thức báo hỷ hoặc chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình.
Đối với việc tang: Việc tổ chức lễ tang tại gia đình đảm bảo văn minh, gọn nhẹ; các cơ quan, tổ chức và gia đình nên cử đại diện đi viếng, không tổ chức đoàn viếng đông người; vận động các gia đình không làm cỗ mời khách, tối giản các thủ tục, giảm tối đa quy mô và thời gian tổ chức lễ tang, khuyến khích thực hiện hỏa táng; đồng thời, khi tổ chức lễ tang phải đảm bảo các quy định theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn (Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường...) và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19.
Hằng Đinh
BĐBP Thành phố Hồ Chí Minh Phát động đợt thi đua "60 ngày hành động kiểu mẫu" Chiều 12-6, Cụm thi đua khối cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu BĐBP lần thứ XV và Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tham gia nhắn tin ủng hộ Chương...