Kịp thời đưa một thuyền viên bị nạn nguy kịch trên biển về bờ an toàn
Tối 22/1, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa một thuyền viên bị nạn trên biển trong khi hành nghề đánh bắt thủy hải sản về bờ tại thành phố Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ chức năng theo quy định.
Nạn nhân đưa được về bờ an toàn tại thành phố Đà Nẵng và chuyển tiếp vào bệnh viện địa phương đê tiếp tục điều trị. Ảnh: TTXVN phát
Nhờ được cấp cứu kịp thời, nạn nhân bước đầu đã bảo toàn được tính mạng, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đã tiếp nhận và chuyển nạn nhân vào viện để tiếp tục điều trị.
Trước đó, vào 8 giờ 21 phút ngày 22/1, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin tàu QB 91439 TS do ông Nguyễn Văn Hùng làm thuyền trưởng, khi đang hành nghề trên vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý, trên tàu xảy ra tai nạn lao động, thuyền viên Hoàng Phong (sinh năm 1986) bị dây neo đánh vào vùng mặt, mất nhiều máu, hôn mê. Nhận thấy tình hình nguy cấp đe dọa tính mạng thuyền viên, thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng đã liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam yêu cầu được hỗ trợ khẩn cấp.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã yêu cầu thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng lập tức cho tàu ngưng hành nghề và hướng dẫn hải trình nhanh nhất để khẩn trương chạy về đất liền, đồng thời phối hợp cùng Đài thông tin duyên hải Hải Phòng kết nối thông tin đến Viện y học biển để tư vấn y tế từ xa cho tàu, đội tàu tìm kiếm cứu nạn khu vực gần nhất được đưa vào trạng thái báo động, sẵn sàng phương tiện triển khai nhiệm vụ.
Qua quá trình thăm khám từ xa, các y bác sỹ nhận thấy tình trạng nạn nhân hết sức nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng, tổn thương vùng mặt, mất nhiều máu, hôn mê bắt buộc phải sớm tiếp cận y tế để bảo toàn tính mạng và tránh các di chứng nguy hiểm về sau.
Nạn nhân đưa được về bờ an toàn tại thành phố Đà Nẵng và chuyển tiếp vào bệnh viện địa phương đê tiếp tục điều trị. Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Lúc 11 giờ 10 cùng ngày, tàu SAR 412 đã được lệnh rời bến, triển khai cứu nạn cấp cứu cho nạn nhân tàu QB 91439 TS, Trung tâm cấp cứu y tế thành phố Đà Nẵng (115 Đà Nẵng) cũng điều một ê-kíp y bác sỹ cùng trang thiết bị theo tàu thực hiện nhiệm vụ.
Bằng tốc độ hành trình nhanh nhất, lúc 14 giờ 45 phút cùng ngày, lực lượng cứu nạn hàng hải đã tiếp cận được tàu QB 91439 TS. Ê-kíp y bác sỹ cùng nhân viên cứu nạn lên tàu QB 91439 TS để thực hiện ca cấp cứu. Lúc này tình trạng của nạn nhân hết sức nguy kịch: Lơ mơ, đa chấn thương vùng mặt, gãy xương chính mũi, mất nhiều máu đã được ê-kíp cứu nạn nỗ lực triển khai cấp cứu tại chỗ để xử lý các vết thương và ổn định tình trạng. Nạn nhân sau đó tiếp tục được chuyển lên tàu SAR 412 để được chăm sóc y tế tích cực và khẩn trương đưa về đất liền.
Người đàn ông ôm cháu nội mới sinh, đỏ mắt chờ tin con trai mất tích ở Rào Trăng
Người đàn ông trung niên ngồi túc trực suốt trước cổng bệnh viện, vừa ôm cháu nội mới sinh vừa cố nuốt nước mắt vào trong chờ tin con trai mất tích ở Rào Trăng 3.
Sáng 15/10, PV VTC News có mặt tại khu vực đối diện Bệnh viện Đa khoa Bình Điền (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) - nơi một số nạn nhân bị thương trong vụ sạt lở ở Thuỷ điện Rào Trăng 3 đang nằm điều trị. Nhiều người dân cũng túc trực tại đây để ngóng thông tin về người thân đang mất tích.
Bố của công nhân L. ôm cháu nội mới sinh, đỏ mắt chờ tin con trai mất tích trong vụ sạt lở kinh hoàng ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
Tại đây, không ai cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người đàn ông trung niên vừa ôm đứa cháu nội mới sinh vừa nuốt nước mắt vào trong chờ tin con trai mất liên lạc với gia đình suốt nhiều ngày qua.
Được biết, con trai ông là anh T.V.L (25 tuổi, quê Đắk Nông). Người nhà cho biết, anh L. quê Đắk Nông nhưng lấy vợ ở Quảng Trị. Anh mới đi làm công nhân ở Nhà máy Thuỷ điện Rào Trăng 3 được hơn 1 năm. Vợ chồng anh L. sinh được 2 con, cháu lớn hơn 2 tuổi, cháu út mới sinh khoảng 2 tháng.
Mẹ vợ của nạn nhân L. cho hay, khu vực mà anh L. làm việc sóng điện thoại chập chờn nên thi thoảng anh L. mới gọi được điện thoại về nhà. Lần gần nhất anh L. gọi điện cho gia đình là ngày 9/10 để hỏi thăm tình hình mưa lũ ở nhà, rồi mất liên lạc từ đó đến nay.
Người thân của công nhân L. được một chiếc xe 7 chỗ chở về khu vực TP Huế.
Câu chuyện giữa PV và gia đình anh L. bị ngắt quãng khi bố anh nhận được cuộc gọi báo gia đình đến một bệnh viện ở TP Huế để nhận diện thi thể nạn nhân vừa được đưa ra khỏi vụ sạt lở Thuỷ điện Rào Trăng 3.
Họ tức tốc lên chiếc xe ô tô 7 chỗ để trở về TP Huế với tâm trạng hoang mang, rối bời.
Trước đó, chiều 14/10, tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4, đoàn cứu hộ đã gặp được 19 người chạy thoát khỏi vụ sạt lở (gồm 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam, trong đó có một phụ nữ quê tỉnh Quảng Trị). Tất cả vẫn an toàn, không ai bị thương.
Sau khi được chăm sóc sức khỏe, tiếp tế thức ăn, nước uống, 19 người trên được đưa lên ca nô để lên bờ, chuyển về bệnh viện.
Thi thể đầu tiên trong vụ sạt lở ở Thuỷ điền Rào Trăng 3 được lực lược chức năng tìm thấy để tổ chức nhận dạng.
Cũng trưa 14/10, lực lượng công an tìm thấy thi thể đầu tiên. Nạn nhân được phát hiện tại một vũng nước, bùn lầy do sạt lở vùi xuống.
Hàng chục cán bộ, chiến sĩ công an rất vất vả mới vớt được thi thể lên. Họ sử dụng cây gỗ để buộc chặt, khiêng võng vượt đồi núi, khe suối, chuyển xuống thuyền để đưa vào bờ...
Hiện đoàn cứu hộ do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế dẫn đầu cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4, Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng... vẫn khẩn trương tìm kiếm người gặp nạn.
Đêm 11/10, mưa lớn khiến nửa quả đồi sạt xuống nhà điều hành Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vùi lấp 17 công nhân.
Ngày 12/10, đoàn công tác 21 người tiến vào Thủy điện Rào Trăng 3 để cứu hộ. Đêm cùng ngày, đoàn đến tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm Sông Bồ và dừng nghỉ tại đây.
Lúc 0h ngày 13/10, núi đất đá sụt trùm lên các gian nhà đoàn đang nghỉ, 8 người kịp chạy thoát, 13 người mất tích.
Gia cảnh đáng thương của học sinh lớp 5 bị tường sập đè tử vong Trong lúc ra chơi, bất ngờ bức tường đổ sập đè lên người một em học sinh. Mặc dù đã được các thầy cô đưa đi cấp cứu ở bệnh viện nhưng do vết thương quá nặng nạn nhân tử vong ngay sau đó. Nhà trường nói gì? Ngày 11/9, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An...