Kịp thời cứu sống bé sơ sinh có khối u khổng lồ trên mặt
Bệnh nhi sinh non, lại có khối u khổng lồ vùng mặt cổ, có nguy cơ tử vong ngay sau khi mổ do bị chèn ép đường thở.
Ngày 27/8, Bệnh viện Hùng Vương phối hợp Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thực hiện thành công ca mổ lấy thai phức tạp, cứu sống bé sinh non có khối u khổng lồ vùng mặt cổ, nguy cơ tử vong sau mổ do bị chèn ép đường thở.
Theo BS Nguyễn Vạn Thông – trưởng khoa Di truyền y học, Bệnh viện Hùng Vương, đây là trường hợp hiếm gặp, thai nhi là con thứ 3 của sản phụ Nguyễn Thị L. 34 tuổi.
Video đang HOT
(Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố)
Khi khám thai đến tuần 20 thì phát hiện thai có u lớn vùng cổ mặt, nghi do Teratoma kèm theo tình trạng tim lớn hơn bình thường, chọc ối phát hiện vi lặp đoạn NST 8. Tuy nhiên sau khi được tư vấn, gia đình vẫn quyết định giữ thai và hy vọng kỹ thuật y học hiện đại sẽ có thể giúp được bé.
Sau khi mổ, bệnh nhi được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng Thành phố an toàn. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán có khối Lymphagioma khổng lồ và được chuyển điều trị chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức Sơ sinh.
Thông tin thêm về ca bệnh, BS Nguyễn Thị Cẩm Xuyên, khoa Chẩn đoán tiền sản, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhi được lên kế hoạch điều trị hỗ trợ thở máy kháng viêm và kiểm soát nhiễm trùng thật tốt. Khi ổn định, bệnh nhi sẽ được tiêm thuốc chống u, và dự kiến sau khoảng 3-6 tháng sẽ phẫu thuật u.
Trúc Nhi và Diệu Nhi hết sốt, tập ăn sữa
10 ngày sau đại phẫu tách rời, bé Trúc Nhi hết sốt, ổn định sức khỏe, còn Diệu Nhi đã cai máy thở.
Ngày 26/7, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Diệu nhi hết sốt ngày thứ 5, đã cai máy thở từ 22/7, sức khỏe diễn tiến khả quan. Các bác sĩ cho biết bé không còn đau nhiều và uống sữa tốt.
Trúc Nhi đã hết sốt một ngày nhưng vẫn phụ thuộc vào máy thở. Trong cuộc mổ, bé phải chịu những đường mổ phức tạp do cắt nối ruột và tổn thương nhiều hơn. Hiện tại, Trúc Nhi đang được các bác sĩ cho ăn sữa bán phần từ ngày 25/7. Mỗi lần, bé ăn được 20-30 ml sữa, chia thành 6-8 cữ một ngày, tiêu hóa tốt.
Các điều dưỡng chăm sóc hai bé đang tăng dần lượng sữa, kết hợp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Ngày thứ 10 sau đại phẫu tách rời, song Nhi hết sốt và ổn định sức khỏe. Ảnh: BSCC.
Hoàng Trúc Nhi - Hoàng Diệu Nhi được chẩn đoán dính liền bụng chậu bẩm sinh ở tuần 16 thai kỳ. Với quyết tâm bảo vệ con cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hai bé gái được mổ sinh thành công và nuôi dưỡng khỏe mạnh. Ngày 15/7, ca đại phẫu tách rời diễn ra thành công.
GS.TS Trần Đông A, chuyên gia cao cấp, Cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết việc chăm sóc song Nhi giai đoạn hậu phẫu là vấn đề quan trọng như tiến hành phẫu thuật. Do đó, bệnh viện cần lên phương án đầy đủ, bố trí nhân lực theo dõi đặc biệt từng diễn biến của hai bé.
Thời gian tới, khi song Nhi khỏe hơn, các bác sĩ sẽ tính toán việc đóng hậu môn tạm và phẫu thuật đường tiêu hóa cho hai bé.
Bác sĩ lục hồ sơ, nhớ lại ánh mắt quyết giữ con của ba mẹ song Nhi Nghe các bác sĩ khuyên cân nhắc việc bỏ con, vợ chồng chị Thúy tâm sự: "Các con là món quà mà chúng tôi được ban tặng, vì vậy, hai vợ chồng sẽ bảo vệ con bằng mọi giá". 6h sáng 15/7, ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), hai bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi được chuyển đến phòng...