Kịp thời cứu nạn 11 ngư dân bị chìm tàu ở cửa biển Quy Nhơn
Rạng sáng 8/10, lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn, thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định đã kịp thời cứu nạn 11 ngư dân bị chìm tàu ở cửa biển Quy Nhơn, đưa vào bờ an toàn.
Theo đó, khoảng 0 giờ 5 phút ngày 8/10, tàu cá mang số hiệu BĐ 97055 TS, công suất 400 CV, hành nghề lưới vây, trên tàu có 11 ngư dân do ông Lê Văn Sưu (44 tuổi trú ở thôn Ca Công Nam, phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng, làm thủ tục xuất bến tại Trạm Biên phòng Mũi Tấn, thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn để ra khơi khai thác hải sản.
Khi đi qua mũi Trần Hưng Đạo, cửa biển Cảng Quy Nhơn, tàu cá BĐ 97055 TS đã đâm vào chiếc tàu sắt bị chìm do bão số 12 vào năm 2017, chưa được trục vớt. Sau cú đâm, tàu cá BĐ 97055 TS vỡ toang ở hông, bị phá nước và chìm hoàn toàn. Nhận được tin báo cứu nạn, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn đã huy lực lượng cán bộ, chiến sỹ dùng ca nô tiếp cận hiện trường, kịp thời cứu vớt 11 ngư dân đang bơi trên biển, đưa vào bờ an toàn; hiện sức khỏe các ngư dân ổn định.
Trước đó, ngày 7/10, tàu cá BĐ 97177 TS của ông Phạm Minh Quyết (trú xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã kịp thời cứu vớt 13 ngư dân Bình Định bị chìm tàu trên biển, đưa vào bờ an toàn.
Đoàn kiểm tra số 2 kết thúc kiểm tra toàn diện tại BĐBP Thừa Thiên Huế
Chiều 30-9, đoàn kiểm tra số 2 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã có buổi kết luận kiểm tra sau 3 ngày tổ chức kiểm tra toàn diện tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, Đồn Biên phòng Nhâm và Hải đội 2, BĐBP Thừa Thiên Huế.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh và đoàn kiểm tra vườn rau xanh tại Đồn Biên phòng Nhâm. Ảnh: Võ Tiến
Tại buổi kết luận về hoạt động của đoàn kiểm tra, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh đề nghị các thành viên trong đoàn báo cáo tập trung vào những thiếu sót để đánh giá thực chất kết quả thực hiện công tác biên phòng và xây dựng lực lượng; kết quả khắc phục những hạn chế yếu kém của các đơn vị trong năm 2019. Bên cạnh đó, đoàn cũng cần nêu ra những mặt tích cực, sáng kiến, mô hình mới của từng đơn vị.
Trong quá trình kiểm tra, đoàn tập trung vào nội dung kiểm tra nhận thức chính trị, điều lệnh, thực hành một buổi chào cờ đầu tuần, huấn luyện thể lực, xử lý tình huống, chỉ huy đơn vị thực hành các hành động để bảo vệ đồn, bảo vệ địa bàn. Thông qua đó, các thành viên trong đoàn kiểm tra đã chỉ ra các thiếu sót để đơn vị khắc phục.
Đoàn kiểm tra cũng nhấn mạnh vấn đề nhận thức về xây dựng đơn vị vững mạnh, chính quy; trong đó không chỉ đơn thuần là xây dựng hệ thống biển bảng, hình thức bên ngoài, mà còn phải từ hệ thống văn kiện, sổ sách, công tác kỹ thuật cho tới hậu cần, tham mưu, chính trị, trinh sát, đến hành động thực hiện.
Nhân dịp này, BĐBP Thừa Thiên Huế cũng kiến nghị Bộ Tư lệnh BĐBP quan tâm, xem xét về một số vấn đề về hậu cần kỹ thuật của đơn vị và chính sách cho cán bộ.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh kết luận kiểm tra. Ảnh: Văn Chương
Kết luận kiểm tra, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh nhấn mạnh mục đích của công tác kiểm tra toàn diện theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh BĐBP là để chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới biển, đảo, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật...của các đơn vị. Để từ đó, các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh cũng giao cho cơ quan tham mưu tiến hành phúc tra lại các nội dung đơn vị đã được nhắc nhở và kiểm tra việc khắc phục, tổ chức chấn chỉnh.
Nhiều thành tích nổi bật trong phòng chống tội phạm ma túy Ngày 18-9, đoàn kiểm tra số 3 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn kiểm tra toàn diện công tác Biên phòng tại Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Long Bình, BĐBP An Giang. Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra. Ảnh: Đ.B Trong thời gian...