Kinmemai Premium Loại gạo đắt nhất thế giới
Kinmemai Premium là loại gạo được thu hoạch thủ công, giữ Kỷ lục Guinness là loại gạo đắt nhất thế giới với giá 109 USD/kg (gần 2,7 triệu đồng).
Gạo Kinmemai Premium. Ảnh: O.C
Gạo là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất nhưng lại có giá cả phải chăng nhất trên thế giới. Song nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn đặc biệt trong số những loại gạo ngon nhất thế giới, thì không sản phẩm nào sánh bằng Kinmemai Premium.
Được sản xuất bởi Tập đoàn Toyo Rice của Nhật Bản, loại gạo độc quyền này được thu hoạch thủ công từ năm loại gạo từng đoạt giải thưởng của Nhật Bản. Sau đó, gạo được ủ hương vị trong 6 tháng bằng công nghệ đánh bóng hạt gạo độc quyền được phát triển cách đây hơn 17 năm.
Gạo Kinmemay Premium có giá trị dinh dưỡng vượt trội so với gạo thông thường, cũng như vị hạt dẻ thơm ngon. Bản thân các hạt gạo cũng trông giống như những viên kim cương nhỏ nhờ quy trình đánh bóng được cấp bằng sáng chế, chỉ loại bỏ lớp cám không ăn được.
Kinmemai Premium tự hào có giá trị dinh dưỡng mà không loại gạo nào sánh bằng. Loại gạo này chứa lipopolysaccharides (LPS) – một chất tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên giúp duy trì sức khỏe tốt và chống bệnh tật – cao hơn gấp 6 lần so với gạo trắng thông thường. Gạo cũng có nhiều chất xơ hơn 1,8 lần và nhiều Vitamin B1 hơn 7 lần so với các loại gạo thông thường. Không cần vo, gạo vẫn mang hương thơm và vị ngọt độc đáo.
So với các giống gạo quý như Koshihikari và Pikamaru, gạo Kinmemai Premium đặc biệt hơn bởi được các chuyên gia của Toyo Corporation thu hoạch thủ công.
Người trồng giống lúa này được trả cao gấp khoảng 8 lần giá thông thường cho những loại gạo ngon nhất. Điều này giải thích một phần lý do tại sao loại gạo đắt nhất thế giới lại có giá cao ngất ngưởng như vậy.
Được quảng cáo là “gạo ngon nhất thế giới”, Kinmemai Premium được bán theo gói 140 gram, với giá khoảng 120 USD/kg. Loại gạo này đã lập kỷ lục thế giới về “gạo đắt nhất” vào năm 2016, với giá 109 USD/kg, nhưng lạm phát đã đẩy giá gạo lên cao hơn nữa kể từ đó. Ban đầu, Kinmemai Premium chỉ có ở thị trường Nhật Bản, sau đó loại gạo này đã được bán ở Singapore.
Tuy nhiên, gạo Kinmemai Premium *không phù hợp để làm sushi vì thiếu tinh bột cần thiết. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị ngọt ngào, béo ngậy của loại gạo này, nhà sản xuất khuyên khách hàng nên dùng gạo để chế biến các món ăn Nhật Bản đơn giản – như ochazuke (cơm chan nước trà) và Tamago kake gohan (cơm trộn trứng sống).
Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng
Gạo là thành phần chính trong nhiều món ăn đặc trưng của Nhật Bản, nhưng hiện nay quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.
Gạo Nhật Bản được bày bán tại siêu thị. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Nhật Bản đã gặp khó khăn với việc thiếu gạo trong vài tháng gần đây do thời tiết xấu, lượng du khách tăng cao, và các chính sách hạn chế liên quan đến sản xuất lúa gạo của nước này.
Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận định trong suốt mùa Hè 2024, Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt gạo. Kệ để gạo tại các siêu thị trống rỗng khi nhu cầu vượt quá sản lượng trong ba năm qua, khiến lượng gạo dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm. Bộ này cũng cho biết, người tiêu dùng đã tích trữ gạo nhiều hơn để chuẩn bị cho mùa bão và cảnh báo về động đất lớn ở Nhật Bản.
Trong tháng Tám, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng phải hạn chế mỗi người chỉ được mua một túi gạo. Đài NHK cho rằng một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt gạo là do lượng khách du lịch "đổ xô" đến Nhật Bản khiến nhu cầu mua gạo để chế biến các món ăn tăng cao. Trong tháng Tám, giá gạo đã lên tới 16.133 yen (112,67 USD)/bao 60 kg, tăng 3% so với tháng trước và cao hơn 5% so với đầu năm.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, trong tháng Sáu, lượng gạo dự trữ tư nhân của Nhật Bản đứng ở mức 1,56 triệu tấn, mức thấp nhất trong nhiều năm. Bên cạnh việc người dân Nhật Bản tích trữ thực phẩm trước các thảm họa tự nhiên, lượng du khách gia tăng cũng thúc đẩy nhu cầu của ngành dịch vụ ăn uống.
Theo ông Oscar Tjakra, nhà phân tích tại ngân hàng Rabobank, lượng gạo khách du lịch tiêu thụ đã tăng từ 19.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 7/2022-6/2023, lên 51.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 7/2023 -6/2024.
Ông Tjakra lưu ý mặc dù lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch tăng hơn gấp đôi, nhưng vẫn tương đối nhỏ so với mức tiêu thụ gạo nội địa hàng năm của Nhật Bản với hơn 7 triệu tấn.
Ông Tjakra cho biết, sản lượng gạo tại Nhật Bản sụt giảm do nông dân trồng lúa lớn tuổi nghỉ hưu và ngày càng ít người trẻ chọn nghề này. Chuỗi nắng nóng và hạn hán trong nửa cuối năm ngoái cũng làm giảm sản lượng thu hoạch.
Ông Joseph Glauber, chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế cho rằng chính sách về lúa gạo của Nhật Bản vẫn là yếu tố chính góp phần làm giảm nguồn cung ứng gạo.
Nhật Bản áp mức thuế 778% đối với gạo nhập khẩu nhằm bảo vệ nông dân trồng lúa trong nước. Dù Nhật Bản cam kết nhập khẩu tối thiểu khoảng 682.000 tấn gạo mỗi năm theo thỏa thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lượng gạo này phần lớn không đến tay người tiêu dùng Nhật Bản mà chủ yếu được sử dụng trong chế biến và làm thức ăn cho gia súc.
Xuất khẩu gạo từ Nhật Bản cũng đã tăng gấp sáu lần từ năm 2014 đến năm 2022 lên gần 30.000 tấn.
Các tay súng tấn công trường huấn luyện cảnh sát ở thủ đô Bamako Cảnh sát Mali cho biết những tay súng chưa rõ danh tính đã tấn công ít nhất một trường huấn luyện cảnh sát ở thủ đô Bamako vào sáng 17/9 (giờ địa phương). Hiện trường một vụ đánh bom liều chết tại Gao, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Một số cư dân có mặt gần hiện trường cho biết đã nghe thấy tiếng...