Kính viễn vọng Trung Quốc có thể phát hiện dấu hiệu về bão Mặt Trời
CLST có khẩu độ 1,8m đã ghi lại được hình ảnh của bề mặt Mặt Trời một cách chi tiết, cho thấy thiết bị quang học này có thể phát hiện các dấu hiệu cảnh báo khi sắp có bão Mặt Trời.
Ảnh minh họa. (Nguồn: irna.ir)
Kính viễn vọng Mặt Trời cỡ lớn của Trung Quốc (CLST) mới đây đã ghi lại được hình ảnh của bề mặt Mặt Trời một cách chi tiết.
Điều này cho thấy thiết bị quang học này có thể phát hiện các dấu hiệu cảnh báo khi sắp có bão Mặt Trời.
CLST có khẩu độ 1,8m, được Viện Quang học và Điện tử phát triển dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Kính viễn vọng Mặt Trời này đã chụp được loạt ảnh đầu tiên có độ phân giải cao của bầu khí quyển Mặt Trời vào ngày 10/12/2019.
Bão Mặt Trời là nguồn gốc của thảm họa thời tiết trong không gian, có thể dẫn đến gián đoạn liên lạc, mất điện quy mô lớn, những sự cố trong an ninh thông tin và gây thiệt hại cho các tàu vũ trụ.
Bức xạ điện từ và các sự kiện proton Mặt Trời hình thành do bão Mặt Trời có thể di chuyển về phía Trái Đất với tốc độ ánh sáng hoặc hoặc gần tốc độ ánh sáng. Do đó, cảnh báo bão Mặt Trời được xem là tối quan trọng để giảm thiểu thiệt hại do hiện tượng này gây ra.
Cuối tháng 4/2020, một nhóm nghiên cứu ở Thành Đô, phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, đã sử dụng kính viễn vọng để quan sát các vùng hoạt động của Mặt Trời và thu được dữ liệu độ phân giải cao của khí quyển Mặt Trời trong hơn một giờ.
Theo các nhà khoa học, “kính viễn vọng Mặt Trời khẩu độ 1,8m này có thể phát hiện các dấu hiệu cảnh báo của bão Mặt Trời càng sớm càng tốt, cung cấp hỗ trợ dữ liệu mạnh mẽ cho các cảnh báo bão Mặt Trời và nghiên cứu vật lý Mặt Trời.”
Các nhà khoa học cho biết khi các hoạt động năng lượng Mặt Trời ngày càng thường xuyên, các diễn biến thời tiết trong không gian sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong tương lai, kính viễn vọng Mặt Trời, được trang bị các hệ thống phát hiện từ trường và phát hiện trường vận tốc, sẽ đóng góp nhiều hơn cho việc phát hiện độ phân giải cao của khí quyển Mặt Trời. Nhiều quốc gia đã tăng cường nỗ lực xây dựng kính viễn vọng Mặt Trời 2m và lớn hơn nữa trong những năm gần đây.
Những kính viễn vọng Mặt Trời cỡ lớn trên thế giới hiện bao gồm GST khẩu độ 1,6m ở Mỹ và GREGOR 1,5m ở Đức. Ngoài ra còn có, kính viễn vọng Mặt Trời 4m DKIST của Mỹ hiện vẫn chưa được đưa vào hoạt động, EST 4m đang được châu Âu thiết kế và bắt đầu phát triển.
Trước CLST, kính viễn vọng Mặt Trời lớn nhất ở Trung Quốc là Kính viễn vọng Mặt Trời chân không mới dài 1m, do Đài quan sát Vân Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát triển./.
Màu sắc của các ngoại hành tinh tiết lộ chúng có thể ở được hay không
Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Cornell ở Mỹ đã đề xuất một cách mới để tìm hiểu xem một ngoại hành tinh có khả năng ở được không.
Theo nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu, phương pháp tiếp cận mới lạ sẽ dựa trên màu sắc bề mặt hành tinh và phản xạ ánh sáng.
"Chúng tôi đã xem xét các bề mặt hành tinh khác nhau trong các khu vực có thể ở được trong khoảng cách xa với Hệ Mặt trời được cho ảnh hưởng đến khí hậu trên các ngoại hành tinh.
Ánh sáng phản chiếu trên bề mặt các hành tinh đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với khí hậu nói chung, mà còn đối với quang phổ giống như Trái đất", Jack Madden, nhà thiên văn học và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà thiên văn học đã kiểm tra các loại Mặt trời cũng như bề mặt hành tinh sau đó đưa ra một thuật toán để tính toán khí hậu dựa trên bề mặt hành tinh và ánh sáng từ ngôi sao chủ của nó.
Ví dụ, nếu một hành tinh đá làm bằng đá basalt đen, nó sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng hơn và do đó có nhiệt độ nóng hơn. Ngược lại, một bề mặt được bao quanh bởi các đám mây phản chiếu nhiều ánh sáng hơn, do đó, nhiệt độ chung của hành tinh sẽ mát hơn.
Nhà thiên văn học Jack Madden giải thích: "Hãy nghĩ về việc mặc một chiếc áo tối màu vào một ngày hè nóng nực. Bạn sẽ nóng lên nhiều hơn, bởi vì chiếc áo tối màu không phản chiếu ánh sáng, nó giữ nhiệt. Nếu bạn mặc một màu sáng, chẳng hạn như màu trắng, suất phản chiếu cao của nó phản chiếu ánh sáng và chiếc áo của bạn giữ cho bạn mát mẻ".
"Tùy thuộc vào loại ngôi sao và màu cơ bản của ngoại hành tinh, màu sắc của hành tinh có thể giảm bớt một phần năng lượng do ngôi sao tỏa ra", nhà nghiên cứu Lisa Kaltenegger nói.
Cách tiếp cận mới này được cho có thể đơn giản hóa việc tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể ở được. Các nhà nghiên cứu hiện đang chờ đợi sự hỗ trợ của các thiết bị mạnh mẽ sắp tới như Kính thiên văn không gian James Webb và Kính thiên văn quang học và hồng ngoại lớn nhất thế giới được gọi là Extremely Large Telescope sẽ cho phép các nhà thiên văn kiểm tra dự đoán của họ về khí hậu và giúp tìm kiếm sự sống ở các góc khác của vũ trụ.
Cầu vồng lửa tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời Malaysia Cầu vồng lửa là một hiện tượng quang học được hình thành bởi sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời với tinh thể băng lơ lửng trong khí quyển. Thế Anh